NHIỆM VỤ, CẤU TẠO VÀ PHÂN LOẠI, VỊ TRÍ LẮP ĐẶT VÒI PHUN XĂNG ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN TỬ.

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phun xăng điện tử (nghề công nghệ ô tô) 2 (Trang 85 - 86)

27. Van thông hơi bình nhiên liệu (EVAP) 28 R ơ le chính

5.1 NHIỆM VỤ, CẤU TẠO VÀ PHÂN LOẠI, VỊ TRÍ LẮP ĐẶT VÒI PHUN XĂNG ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN TỬ.

- Trình bày được hiện tượng và nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng vòi phun xăng điều khiển điện tử.

- Kiểm tra và bảo dưỡng, sửa chữa được vòi phun xăng điều khiển điện tử đúng quy trình, quy phạm, đúng phương pháp và tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định.

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô. - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung

5.1 NHIỆM VỤ, CẤU TẠO VÀ PHÂN LOẠI, VỊ TRÍ LẮP ĐẶT VÒI PHUN XĂNG ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN TỬ. XĂNG ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN TỬ.

5.1.1 Nhiệm vụ

Phun nhiên liệu có áp suất vào đường nạp ở khu vực gần xu páp nạp của

động cơ một lượng xăng nhất định, theo tín hiệu điều khiển từ ECU động cơ.

5.1.2 Cấu tạo

1-Lọc xăng; 2- Đầu nối điện; 3-Cuộn dây kích từ; 4-Lõi từ tính; 5-Kim phun;6-Đầu kim phun; 7-Giàn phân phối xăng; 8-Chụp bảo vệ; 9-Gioăng trên; 10-Gioăng dưới.

Hình 5.1 b. Vòi phun nhiên liệu.

Vòi phun xăng có cấu tạo như hình 5.1a hai đầu để làm kín với giàn phận phối và cách nhiện với đường nạp của động cơ trên vòi phun có lắp hai gioăng cao su. Bên trong vòi phun có các bộ phận như: Lọc nhiên liệu có nhiệm vụ loại bỏ

cặn bẩn có trong nhiên liệu, cuộn dây điện để tạo ra từ tính giúp kim phun mở

ra khi có dòng điện điều khiển từ ECU gửi đến, lò xo van luôn đẩy cho kim phun đóng kín, chốt đẩy, lỗ phun. Bên ngoài có giắc nối dây điện để nhận tín hiệu điều khiển từ ECU động cơ gửi đến.

5.1.3 Phân loại

Dựa trên kết cấu ta có các loại vòi phun: * Hình dạng của cổng phun

- Loại kim (xé nhỏđược nhiên liệu khi phun) - Loại lỗ (khó bị tắc khi làm việc)

* Giá trịđiện trở

- Điện trở thấp (xấp xỉ 2 đến 3Ω)

- Điện trở cao (trong khoảng từ 11,6 đến 15,2 Ω) tùy vào từng loại xe. Ngày nay loại này đang được sử dụng nhiều trên các động cơ vì có độ bền cao hơn.

* Dạng giắc nối

Có 4 dạng giắc nối, chúng khác nhau tùy theo hình dạng của cổng phun và giá trịđiện trở. Màu của giắc nối cũng khác nhau tùy theo lượng phun.

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phun xăng điện tử (nghề công nghệ ô tô) 2 (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)