- Đọc DTC (Mã chuẩn đoán hư hỏng)
d) Chọn các mục sau: Powertrain/Engine and ECT/ Data Lis t/ Intake Air.
6.2.7 Cảm biến tiếng gõ động cơ.
6.2.7.1 Nhiệm vụ, cấu tạo, vị trí lắp đặt và nguyên lý làm việc.
Cảm biến tiếng gõ có nhiệm vụ truyền tín hiệu KNK tới ECU động cơ
khi phát hiện tiếng gõ động cơ. ECU động cơ nhận tín hiệu KNK và làm trễ
thời điểm đánh lửa để giảm tiếng gõ. Cảm biến này có một phần tử áp điện, tạo ra một điện áp AC khi tiếng gõ gây ra rung động trong thân máy và làm biến dạng phần tử này. Tần số tiếng gõ của động cơ nằm trong giới hạn từ 6 đến 13 kHz tuỳ theo kiểu động cơ. Mỗi động cơ dùng một cảm biến tiếng gõ thích hợp theo tiếng gõ sinh ra bởi động cơ. Có hai loại cảm biến tiếng gõ.
Hình 6.30. Vị trí cảm biến tiếng gõ trên động cơ DAEWOO LACETTI.
Cảm biến tiếng gõ được lắp trên thân của động cơ, tùy từng động cơ mà cảm biến được lắp ở vi trí khác nhau. Thông thường cảm biến được lắp ở phía lắp đường hút của động cơ.
Hoạt động
Cảm biến tiếng gõ dùng để nhận biết các tiếng nổ lạ trong động cơ. Khi ECM nhận ra tiếng gõ lạ, nó sẽđiều chỉnh thời điểm đánh lửa.
Cảm biến tiếng gõ là một loại cảm biến trọng lượng và cung cấp các tín hiệu điện xoay chiều khi có các rung động.
Trong ECM có bộ phận lọc các tiếng gõ không thể thay thế được và bộ
phận này được gọi là “ Tín hiệu gõ”. Bộ phận này sẽ phân biệt nơi xảy ra tiếng gõ và so sánh với các tiếng gõ tiêu chuẩn đã được cài đặt sẵn.
Khi nhận được các tín hiệu gõ trong tiêu chuẩn, ECM sẽ bỏ qua các tín hiệu này. Khi nhận ra các tín hiệu bất thường thấp hơn tín hiệu điện áp tiêu chuẩn đã được cài đặt sẵn thì ECM sẽ báo lỗi chẩn đoán DTC(s).
6.2.7.2 Hiện tượng nguyên nhân hư hỏng, quy trình kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa. chữa.
THAM KHẢO QUY TRÌNH KIỂM TRA CẢM BIẾN TIẾNG GÕ TRÊN XE CAMRY 2009
1) Đọc giá trị dùng máy chẩn đoán (Giá trị phản hồi tiếng gõ)
a) Nối máy chẩn đoán với giắc DLC3.
b) Khởi động động cơ và bật máy chẩn đoán ON.
c) Hâm nóng động cơ.
d) Chọn các mục sau: Powertrain / Engine and ECT / Data List / Knock Feedback Value.
e) Đọc các giá trị hiển thị trên máy chẩn đoán khi xe đang chuyển động.
Tiêu chuẩn: Các giá trị thay đổi. GỢI Ý:
Hư hỏng không xảy ra Thay đổi giá trị phản hồi tiếng gõ
Hư hỏng xảy ra Giá trị phản hồi tiếng gõ không thay đổi
Sự thay đổi giá trị phản hồi tiếng gõ có thể xác nhân được bằng cách cho động cơ chạy ở tải cao, ví dụ, bằng cách kích hoạt hệ thống điều hoà và tăng tốc độđộng cơ.
Đi đến bước 2 Kiểm tra hư hỏng chập chờn
2) Kiểm tra dây điện và giắc nối (ECM- Cảm biến tiếng gõ)
a) Ngắt giắc nối C24 của ECM. b) Đo điện trở theo các giá trị
trong bảng dưới đây.
Điện trở tiêu chuẩn: Nối dụng cụđo Điều kiện tiêu chuẩn KNK1 (C24-110) - EKNK (C24-111) 120 đến 280 kΩ ở 20°C (68°F) c) Nối lại giắc nối ECM. Đi đến bước 4 3) Kiểm tra ECM (điện áp KNK1) a) Ngắt giắc nối C30 của cảm biến tiếng gõ.
b) Bật khoá điện lên vị trí ON. c) Đo điện áp theo các giá trị
trong bảng dưới đây.
Điện áp tiêu chuẩn:
Nối dụng cụđo Điều kiện tiêu chuẩn
KNK1 (C30-2) -
EKNK (C30-1) 4.5 đến 5.5 V d) Nối lại giắc nối cảm biến tiếng gõ.
Thay thế ECM Kiểm tra hư hỏng chập chờn
4) Kiểm tra cảm biến tiếng gõ
a) Ngắt giắc nối C30 của cảm biến tiếng gõ.
b) Tháo cảm biến tiếng gõ. c) Đo điện trở theo các giá trị
trong bảng dưới đây.
Điện trở tiêu chuẩn: Nối dụng cụđo Điều kiện tiêu chuẩn KNK1 (2) - EKNK (1) 120 đến 280 kΩ ở 20°C (68°F) d) Lắp lại cảm biến tiếng gõ. e) Nối lại giắc nối cảm biến tiếng gõ. Thay thế cảm biến tiếng gõ Sửa hay thay thế dây điện hoặc giắc nối.
THAM KHẢO QUY TRÌNH KIỂM TRA CẢM BIẾN TIẾNG GÕ TRÊN XE Gentra 2009
Điện trở Đầu 1 - 2 ∞ Đầu 1 - 3 ∞ Đầu 2 - 3 ∞ Điện áp ra 26 ± 8 mV/g (5 KHz) Điện áp ra Cân lực 20 ± 5 N.m Cân lực