* Nhiệm vụ
Hệ thống điều khiển thủy lực có nhiệm vụ:
Nhận và biến đổi các tín hiệu từ tải của động cơ (góc mở bướm ga), vị trí cần chọn số, tốc độ của xe và nhiệt độ động cơ thành các áp suất thuỷ lực khác nhau để điều khiển sự hoạt động của các bộ bánh răng hành tinh phù hợp với tình trạng mặt đường.
* Yêu cầu
- Nhận và biến đổi các tín hiệu nhanh và chính xác.
- Làm việc êm và có độ bền cao.
- Kết cấu đơn giản, dễ kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa. * Cấu tạo và hoạt động của hệ thống điều khiển thuỷ lực a). Các cảm biến (hình 5-2 )
+ Cảm biến vị trí
- Cảm biến vị trí bướm ga dùng để xác định vị trí mở của bướm ga và chế độ tải của động cơ. Cảm biến có cấu tạo như một biến trở con trượt cùng quay với bướm ga và thường xuyên quét trên điện trở đặt sẵn điện áp 5 vôn.
Tín hiệu do sự thay đổi vị trí bướm ga được chuyển về bộ điều khiển trung tâm và được đưa đến điều khiển van thuỷ lực bướm ga để đóng mở đường dầu đến cụm bánh răng hành tinh.
- Cảm biến vị trí cần chọn số, vị trí đóng mở khoá điện hoặc vị trí khoá OD, dùng xác định vị trí đóng và mở thông đường dầu có áp súât đến bộ bánh răng hành tinh có mô men phù hợp với tình trạng mặt đường.
- Cảm biến vị trí bàn đạp phanh dùng để đóng mạch điện khi phanh nối tín tín hiệu đến bộ điều khiển làm cho điện áp của mạch tín hiệu phanh giảm nhỏ (khoảng 0,5 vôn).
+ Cảm biến nhiệt độ
- Cảm biến nhiệt độ dùng để xác định nhiệt độ động cơ và nhiệt độ dầu hộp số. Khi nhiệt độ cao, điện trở dây điện trở cao và tín hiệu điện áp vào bộ điều khiển sẽ lớn.
Cảm biến nhiệt độ hoạt động, khi nhiệt độ tăng hoặc giảm làm cho tín hiệu ra thay đổi điều khiển van điện từ để đóng mở đường dầu đến cụm bánh răng hành tinh.
a) b)
c)
Hình 5 -2. Cảm biến bướm ga và vị trí cần chọn số