1.3.1.1. Kinh nghiệm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại
- Kinh nghiệm của Đài Loan-Trung Quốc:
Đài Loan là quần đảo nhỏ nằm trên biển Đông, với đặc thù địa lý và tài nguyên hạn hẹp, để tồn tại và phát triển, từ cuối những thập kỷ 50 chính
quyền Đài Loan xác định phải xây dựng mô hình kinh tế theo “cơ chế hướng ngoại” trong đó chú trọng phát triển công nghiệp. Xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp được coi là chiến lược bản lề tạo đà cho sự phát triển khu
công nghiệp.
Về xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, trên cơ sở quy hoạch tổng thể định hướng phát triển của từng vùng, khu vực và chung của cả nước, các nhà đầu tư xác định khả năng xây dựng các khu công nghiệp với quy mô thích hợp và lập quy hoạch chi tiết trình cơ quan có thẩm quyền xin phép đầu tư xây dựng khu công nghiệp. Do vậy, việc xây dựng và phát triển các khu
công nghiệp vừa đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể chung, vừa phù hợp với thực tế của địa phương và khả năng của nhà đầu tư.
Đài Loan hạn chế sử dụng đất nông nghiệp vào việc xây dựng các khu
công nghiệp mà thường lựa chọn các vùng đất cằn cỗi hoặc đất lấn biển để đặt khu công nghiệp. Việc lựa chọn các vị trí này để xây dựng các khu công
nghiệp vừa giảm thiểu được chi phí về đền bù, giải phóng mặt bằng và vừa tiết kiệm được quỹ đất nông nghiệp khan hiếm.
Các khu công nghiệp của Đài Loan được quy hoạch đảm bảo tỷ lệ kết cấu hợp lý giữa diện tích đất dành cho sản xuất khoảng 60%, đất dành cho xây dựng khu nhà ở từ 2,2 - 2,3%, đất dành cho công trình bảo vệ môi trường 33% và đất dành cho phát triển các công trình vui chơi giải trí khoảng 4,7 - 4,8%.
Các khu công nghiệp ở Đài Loanđảm bảo tính đồng bộ trong xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, Chính phủ Đài Loan cho xây dựng một cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, bao gồm cả cơ sở hạ tầng bên ngoài như đường sá, ga xe lửa, cảng biển, cảng hàng không, dịch vụ bưu điện, ngân hàng, khu đô thị xung quanh để đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực… và cơ sở hạ tầng bên
trong như cung cấp điện nước, hệ thống xử lý chất thải tập trung... Các khu
kiện cho các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí sản xuất, vừa giúp doanh nghiệp có thể sớm triển khai các dự án đầu tư. Trên khu đất đã được quy hoạch, các nhà đầu tư hạ tầng xây dựng sẵn một số nhà xưởng, kết cấu hạ tầng cơ bản là đồng bộ để các doanh nghiệpcó thể thuê ngay.
- Kinh nghiệm của Singapo:
Là một trong năm con rồng Châu Á, Singapore rất coi trọng xây dựng công nghiệp, phát triển đô thị và công nghiệp đồng bộ đảm bảo yêu cầu bảo vệ môitrường. Hai mục tiêu được phát triển cùng một lúc, được quan tâm như nhau, đó là phát triển kinh tế và môi trường trong sạch.
Vì điều kiện đất đai chật chội nên xu hướng xây dựng khu công nghiệp nhẹ của Singapore chủ yếu là nhà xưởng cao tầng. Các khu công nghiệp được thiết kế đồng bộ từ việc xây dựng kỹ thuật hạ tầng đến các xí nghiệp công nghiệp là những khu nhà điển hình cao tầng. Các nhà máy xí nghiệp công nghiệp đều có thể thuê mặt bằng có sẵn để sản xuất. Các điều kiện giao thông (nhất là thang máy) được chú ý, đảm bảo phù hợp cho các loại ngành công nghiệp có thể vào sản xuất tại các lô nhà điển hình trong khu công nghiệp.
Các khu nhà ở cũng được bố trí liền kề với khu công nghiệp nên thuận lợi cho việc đi lại cho công nhân, đảm bảo tiết kiệm thời gian tăng năng suất lao động.
Nét nổi bật trong quy hoạch khu công nghiệp là giải quyết vấn đề về hạ tầng kỹ thuật hiện đại đồng bộ, tổ chức không gian, kiến trúc quy hoạch môi trường sinh thái thành công. Đảm bảo một thành phố bao gồm nhiều chương
trình phát triển công nghiệp-đô thị-môi trường-du lịch đồng bộ và hỗ trợ cho
nhau.
1.3.1.2. Kinh nghiệm về quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Thực hiện chính sách phát triển theo quy hoạch, Chính phủ Malaysia cũng phát triển mô hình khu công nghiệp từ năm 1970. Tính đến năm 1997,
đã có 206 khu công nghiệp và 14 khu tự do được thành lập với tổng diện tích hơn 30.000 ha. Việc quy hoạch phát triển khu công nghiệp do các cơ quan Trung ương đảm nhận.
Mỗi bang của Malaysia thành lập Tổng công ty phát triển (SEDC) có nhiệm vụ không chỉ mua đất xây dựng hạ tầng trong các khu công nghiệp để bán hoặc cho thuê lại mà còn có nhiệm vụ xây dựng các CSHT khu vực và kinh doanh các công trình khác như nhà ở, khu vui chơi giải trí, bến cảng, hệ thống cấp điện, cấp nước. Với phương thức này, việc phát triển hạ tầng tuân thủ theo quy hoạch được thực hiện tốt và đồng bộ.
Kinh nghiệm về sự thành công của các khu công nghiệp tại Malaysia. Có đầu tư tốt về hạ tầng kỹ thuật, có sự chuẩn bị đất phát triển công nghiệp và các tiện nghi hạ tầng đầy đủ, vì vậy chi phí cho đầu tư xây dựng nhà máy xí nghiệp thấp so với nhiều nơi khác.