Thực trạng hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp bằng vốn ngân sách ở tỉnh quảng bình (Trang 51)

2.2.1. Tình hình đầu tư xây dựng cơ sở h tng khu công nghip bng ngun vn ngân sách nhà nước tnh Qung Bình

Năm 2006, Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Bình tham mưu UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển các khu công

nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày

21/8/2006 Về việc phê duyệt quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 với 04 khu công nghiệp đó

là Khu công nghiệp cảng biển Hòn La với diện tích 109,26 ha; Khu công

nghiệp Tây Bắc Đồng Hới với diện tích 80,98ha; Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới có diện tích 150ha; Khu công nghiệp Hòn La II có diện tích 203ha. Tính đến tháng 6/ 2015 đã phê duyệt quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp bao

gồm 8 khu công nghiệp: Cảng biển Hòn La, Hòn La II, Tây Bắc Đồng Hới, Bắc Đồng Hới, Tây Bắc Quán Hàu, Cam Liên, Bang; trong đó 04 Khu công nghiệp của tỉnh Quảng Bình được Thủ tướng Chính phủ bổ sung và ưu tiên thành lập đến năm 2020 tại Văn bản số 1225/TTg - KTN ngày 22/7/2009 gồm

Khu công nghiệp Cam Liên với diện tích 450ha, Khu công nghiệp Bang với diện tích 450ha, KCN Tây Bắc Quán Hàu với diện tích 300ha, Khu công

Bảng 2.4. Danh sách các KCN tỉnh Quảng Bình được phê duyệt Quy hoạch đến năm 2015, định hướng đến năm 2020

TT Khu công nghiệp

Tổng diện tích quy hoạch KCN, đô thị (ha) Trong đó Ghi chú Đất KCN (ha) Đất xây dựng hạ tầng (ha) 1 KCN Cảng

biển Hòn La 109,26 85,15 Đã đi vào hoạt động

2 KCN Hòn La II 177,1 116,64 Đã phê duyệt quy hoạch chi tiết

3 KCN Tây Bắc

Đồng Hới 80,98 41,16 14,27 Đã đi vào hoạt động

4 KCN Bắc

Đồng Hới 150 104,77 11,55 Đã đi vào hoạt động

5 KCN Tây Bắc

Quán Hàu 300 198,6 31,7

Đã phê duyệt quy hoạch chi tiết Giai đoạn 1 là

198 ha

6 KCN Cam

Liên 450 252,26 57,7

Đã phê duyệt quy hoạch chi tiết Giai đoạn 1 là

250 ha

7 KCN Bang 450 98,7 13

Đã phê duyệt quy hoạch chi tiết Giai đoạn 1 là

135 ha

8 KCN Lý Trạch 250 - - Đãlập quy hoạch chi tiết

Tổng cộng 1.967,34 897,28 128,22

(Nguồn: Ban quản lý Khu kinh tế Quảng Bình)

Việc hoàn thiện quy hoạch phát triển các khu công nghiệp đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 đã tham gia vào việc phân bố, điều chỉnh lại không gian kinh tế - xã hội của tỉnh, thể hiện rõ nhất là thúc đẩy phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng liên kết như: Giao thông vận tải, điện, viễn thông… và

tạo sự phát triển đồng đều, hỗ trợ lẫn nhau giữa khu vực phía Bắc và Nam Quảng Bình, đồng thời, việc triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu

công nghiệp theo đúng trình tự, tạo mặt bằng có hạ tầng tốt, đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư, thu hút nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn.

Quảng Bình hiện được đánh giá cao bởi chính sách phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ công nghiệp, nông nghiệp theo mô hình liên kết và tương tác chặt chẽ. Các hệ thống cơ sở hạ tầng được triển khai theo quy hoạch tổng thể, đảm bảo cho sự phát triển của nền kinh tế xã hội trong tương lai.

Cơ sở hạ tầng tỉnh Quảng Bình nói chung, các khu công nghiệp nói

riêng phát triển đã làm thay đổi bộ mặt tỉnh, điều đó đã chứng minh sinh động sự quan tâm giúp đỡ có hiệu quả của Trung ương, của Tỉnh và sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ và cán bộ Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, điều đó cũng đã khẳng định hướng đi đúng, định hướng đúng và biện pháp tổ chức chỉ đạo điều hành đúng đắn, hiệu quả.

Trong tổng số 08 Khu công nghiệp trên, tác giả tập trung phân tích 03 Khu công nghiệp đã đi vào hoạt động. Có thể xem xét cụ thể về cơ sở hạ tầng của các Khu công nghiệptỉnh Quảng Bình như sau:

* KCN Cảng biển Hòn La (nằm trong Khu kinh tế Hòn La): thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Khu công nghiệp Cảng biển Hòn La có vị trí địa lý khá thuận lợi, nằm kề quốc lộ 1A, nằm kề cảng biển nước sâu Hòn La có thể đón tàu 3 vạn tấn vào ra, tương lai cảng sẽ nâng cấp mở rộng cho tàu 7 đến 10 vạn tấn.

Là một trong các khu công nghiệp được hình thành đầu tiên, hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp đã hoàn thiện và đi vào hoạt động từ năm 2008 với thời hạn hoạt động là 50 năm.

Khu công nghiệp Cảng biển Hòn La được xây dựng với mô hình đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật. Khu công nghiệp Cảng biển Hòn La hiện tại là khu

công nghiệpcó cơ sở hạ tầng phát triển và đồng bộ nhất trong tất cả các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Tổng vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật đăng ký là 152,68 tỷ đồng.

(1) Hạ tầng giao thông, đường sá: hệ thống giao thông nội bộ chiếm 15% tổng diện tích Khu công nghiệp đã được thi công hoàn chỉnh rải nhựa, bao gồm các đường chính 4 làn xe rộng 40m là 3km, và các đường nhánh phân khu chức năng rộng 24m là 30km.

Dọc theo các đường có vỉa hè rộng 2 m, là nơi bố trí các hành lang kỹ thuật ngầm như điện, cấp thoát nước, thông tin.

Khu công nghiệp Cảng biển Hòn La đã đầu tư xây dựng Cảng Hòn La Giai đoạn 1, cảng được đầu tư 162 tỷ đồng, có quy mô đón được tàu 1 vạn tấn, với chiềudài bến cảng 100m, cao độ đáy bến là -9,2m, luồng tàu có chiều rộng 110m...

Năm 2017, Cảng Hòn La sẽ được khởi công giai đoạn 2, đưa Hòn La trở thành một cảng biển có quy mô lớn so với các cảng trong cả nước, đón được tàu trên 10 vạn tấn vào cập bến. Cảng Hòn La giai đoạn 2 là dự án có tính lan tỏa, đi vào hoạt động sẽ thu hút các dự án đến đầu tư các ngành nghề hậu cảng, là con đường thuận lợi cho thông thương hàng hóa bằng đường thủy.

(2) Khả năng cung cấp năng lượng:

Trạm điện 110/22KV với công suất 2x40 MVA và hệ thống truyền tải điện dọc theo các lô đất để cung cấp điện cho doanh nghiệp trong khu

công nghiệp.

Hệ thống cấp thoát nước: Nước sinh hoạt tại đây được lấy từ 02 nguồn chính, 01 nguồn lấy từ đập sông Thai cách đó 15km và nguồn thứ 02 là lấy từ nguồn nước ngầm trong khu công nghiệp. Theo số liệu của nhà máy cấp nước tại Cảng biển hòn La công suất nhà máy cung cấp 30.000m3/ngày.

(3) Xử lý và bảo vệ môi trường: Nhà máy cấp nước đã xây dựng trạm xử lý nước ngầm 6.500m3/ngày cùng hệ thông bể nước điều hoà và mạng lưới cấp nước nhằm đáp ứng nhu cầu về nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.

Hệ thống thoát nước mưa được thu vào các mương thoát nước để thoát ra biển đông. Nước thải công nghiệp được thu gom theo hệ thống đường ống

thu gom nước thải và xử lý tại trạm xử lý nước thảitập trung.

(4) Cơ cấu sử dụng đất: Diện tích quy hoạch tổng thể Khu công nghiệp Cảng biển Hòn La là 109,26 ha; trong đó biển Hòn La được xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ như: đất công nghiệp chiếm 85,15 ha chiếm 80% diện tích khu công nghiệp;

Đất xây dựng nhà máy có cấp độ độc hại cấp 3 là 27.76 ha; cấp 4 và cấp 5 là 22.04 ha; cấp 2 là 33.69 ha

Đất hành chính quản lý 2.44 ha;

Đất xử lý 2.58 ha; Đất cây xanh cách ly là 4.86 ha;

Đất kho bãi và công trình công cộng 4ha;

Đất dịch vụ hậu cần và neo đậu trú bão cho thàu thuyền nghề cá 2.29 ha; trạm biến áp 0.82 ha.

Các công trình khác đã và đang triển khai xây dựng:

- Để bảo đảm cho tàu neo đậu an toàn kể cả khi có gió bão cấp 12, khu vực cảng Hòn La được thiết kế đê chắn sóng nối liền Hòn Cỏ và Hòn La chiều dài 330m (công trình này đã và đang được xây dựng).

- Trục đường dọc nối khu công nghiệp cảng biển Hòn la vơi các khu chức năng trong Khu kinh tế Hòn La (khu dân cư đô thị, khu phi thuế quan),

- Trục đường ngang nối khu công nghiệp cảng biển Hòn la với các khu chức năng trong Khu kinh tế Hòn La (khu dân cư đô thị, khu phi thuế quan), Tổng chiều dài 7km.

- Đường nối khu công nghiệp cảng biển Hòn La vơi khu xi măng tập trung Tiến -Châu - Văn Hóa, Tổng chiều dài 31km.

- Đường Khu tái định cư khu công nghiệp cảng biển Hòn la, Tổng chiều dài 4,5km.

- Đường dân sinh thôn Vĩnh sơn tránh nhà máy nhiện điện Quảng Trạch I, tổng chiều dài 4,2km.

* KCN Tây Bắc Đồng Hới: thuộc phường Bắc Lý và xã Lộc Ninh -

thành phố Đồng Hới, cách trung tâm thành phố Đồng Hới 4 km, cách sân bay Đồng Hới 2,5 km, cách quốc lộ 1A 2 km về phía Đông, cách đường Hồ Chí Minh 1,5 km về phía Tây. Địa điểm lựa chọn khu công nghiệp là vùng đất đồi, cao, không phải xử lý nền móng. Các công trình hạ tầng kỹ thuật như: Cấp nước, cấp điện, giao thông đã được đầu tư gần đến vùng lập qui hoạch thuận tiện trong đấu nối. Nguồn nguyên liệu có thể khai thác tại chổ và gần khu công nghiệp như: cao lanh, đất sét, gổ, cao su, tre nứa vv... Nguồn lao động dồi dào ở địa phương thành phố Đồng Hới và vùng phụ cận.

Tổng vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật đăng ký là 79,44 tỷ đồng.

(1) Hạ tầng giao thông, đường sá: Trục đường Phan Đình Phùng nằm

phía Tây Nam khu công nghiệp, nối khu công nghiệp với quốc lộ 1A và tuyến đường Hồ Chí Minh theo quy hoạch chung phạm vi đường đỏ xây dựng, mặt đường láng nhựa rộng 10,5m, vỉa hè rộng 6m.

Chiều dài tuyến giao thông đối ngoại qua vùng quy hoạch: 750m. Phía Đông và Tây có 2 tuyến đường đi Lộc Ninh, nối đường Phan Đình Phùng với quốc lộ 1A.

Nước phục vụ khu công nghiệp dùng nguồn nước máy lấy từ nhà máy nước Phú Vinh, có tuyến ống chính đi dọc đường Phan Đình Phùng.

Nguồn điện lấy từ trạm điện ở đồi Mỹ Cương về, cách khu công nghiệp khoảng 3km, đường điện 220KV và điện 35KV chạy qua giữa khuôn viên. Chiều dài đường 220KV: 700m, chiều dài đường dây 35KV: 900m.

Đường điện hạ thế trên đường vào khu Xí nghiệp hoá chất và Xí nghiệp sứ tổng chiều dài 1km nối với đường điện 22KV dọc đường Phan Đình

Phùng.

(3) Xử lý và bảo vệ môi trường: Hiện tại, Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới vẫn chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung. Đa phần các nhà máy thiết kế khâu xử lý chất thải đồng bộ trong quá trình sản xuất.

(4) Cơ cấu sử dụng đất của khu công nghiệp: khu công nghiệp được quy hoạch với diện tích là 80,98ha trong đó: Đất xây dựng nhà máy là 41.16

ha; đất hành chính quản lý 0.75ha; đất cây xanh, mặt nước 12.66ha.

* KCN Bắc Đồng Hới: Thuộc xã Thuận Đức - TP Đồng Hới, ở phía tây quốc lộ 1A, cách TP. Đồng Hới 4 km. Khu vực này là khu đất có địa hình cao, nền đất cứng thuận tiện cho xây dựng các công trình, có quy mô 150 ha.

Khu vực này là khu đất có địa hình cao, nền đất cứng thuận tiện cho xây dựng các công trình. Nguồn nguyên liệu có thể khai thác tại chỗ và gần khu công nghiệp như: cao lanh, đất sét, gổ, cao su, tre nứa vv... Nguồn lao động dồi dào ở địa phương TP. Đồng Hới và vùng phụ cận.

Tổng vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật đăng ký là 164,7 tỷ đồng.

(1) Hạ tầng giao thông, đường sá: Hệ thống giao thông nội bộ chiếm 19,38% tổng diện tích khu công nghiệp, bao gồm các đường chính và đường phụ riêng biệt được quy hoạch đạt tiêu chuẩn quốc tế, nối liền với Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, cách Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới 1Km.

(2) Khả năng cung cấp năng lượng: Hệ thống điện được cung cấp bởi nguồn 110KV với trạm biến áp đầu mối 110KV/22KV, công suất là 80MVA được đấu nối từ lưới điện quốc gia.

Hệ thống cấp nước được lấy từ nguồn nước sinh hoạt của Thành phố Đồng Hới công suất 28.000 m3/ngày.

(3) Xử lý và bảo vệ môi trường: Hiện tại, Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới vẫn chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung. Đa phần các nhà máy thiết kế khâu xử lý chất thải đồng bộ trong quá trình sản xuất.

(4) Cơ cấu sử dụng đất của khu công nghiệp: Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới được quy hoạch với diện tích là 150ha, trong đó đất hành chính quản lý 6.47ha; đất xây dựng nhà máy 72.90ha; đất cây xanh cách ly 11ha; đất giao thông 11.55ha.

* KCN Hòn La II, KCN Tây Bắc Quán Hàu, KCN Cam Liên đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết; Khu công nghiệp Lý Trạch đang lập quy hoạch chi tiết. Các khu công nghiệp này trong tương lai sẽ được đầu tư cơ sở hạ tầng theo đúng quy hoạch đã lập.

Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp theo hướng đồng bộ, hiện đại đạt cấp, bậc kỹ thuật làm nền tảng vững chắc cho sự

phát triển kinh tế-xã hội. Tỉnh Quảng Bình có lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên, khí hậu, môi trường cảnh quan rất thuận lợi để phát triển du lịch, thương mại, vận tải biển, công nghiệp chế biến và công nghiệp dịch vụ vận tải biển, đánh cá.

Song cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém thiếu đồng bộ đã hạn chế khả năng khai thác những lợi thế của mình. Để biến những lợi thế tự nhiên thành thế mạnh kinh tế và khai thác có hiệu quả những lợi thế so sánh đó. Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại đạt cấp, bậc kỹ thuật tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội và

chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phấn đấu đưa Quảng Bình phát triển nhanh và bền vững. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ sẽ tạo điều kiện thu hút đầu tư và triển khai các dự án của nhà đầu tư thứ cấp. Bảng dưới đây thể hiện tổng số dự án đã đăng ký đầu tư vào các khu công nghiệp tính đến năm 2016.

Bảng 2.5. Tình hình hoạt động các dự án trong KCN tính đến năm 2016

TT Tên KCN Các dự án đầu tư Tỷ lệ lấp đầy Lao động (người) Tổng số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký (tỷ đồng) Số dự án đang SXKD Số dự án đang XDCB Tổng số Giới tính Nam Nữ I KCN đã cấp Quyết định chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu

tư và đang vận hành 1 KCN Cảng biển Hòn La 25 39.819,2 18 7 99% 992 693 299 2 KCN Tây Bắc Đồng Hới 20 589,3 19 1 90% 2.916 1.506 1.410 3 KCN Bắc Đồng Hới 13 2.769,8 12 1 66% 110 78 32 Tổng 58 43.178,3 49 9 4.018 2.277 1.741 II KCN đã cấp Quyết định chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu

tư và đang XDCB 1 KCN Tây Bắc Quán Hàu 6 202 3 3 17% 32 20 12 2 KCN Hòn La II 4 172 3 1 12% 198 155 195 Tổng 10 374 6 4 230 175 207 Tổng cộng 68 43.552,3 55 13 4.248 2.452 1.948

Tính đến năm 2016, trong các khu công nghiệp tỉnh đã thu hút được 68

dự án đầu tư với tổng mức đầu tư 43.552,6 tỷ đồng; trong đó 10 dự án tại Khu

công nghiệp Tây Bắc Quán Hàu và Khu công nghiệp Hòn La II là những dự án hoạt động trước khi khu công nghiệp được thành lập. Biểu đồ sau thể hiện tỷ lệ lấp đầy các dự án trong các khu công nghiệp tỉnh tính đến năm 2016:

Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ lấp đầy các KCN tỉnh tính đến năm 2016

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp bằng vốn ngân sách ở tỉnh quảng bình (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)