2.1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Quảng Bình nằm trải dài từ 16o55' đến 18o05' vĩ Bắc và từ 105o37'
đến 107o00' kinh Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh; phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị; phía Tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào với
201,87km đường biên giới, phía Đông giáp biển với bờ biển dài 116,0km và có diện tích 20.000km2 thềm lục địa.
Quảng Bình cách thủ đô Hà Nội 470 km về phía Bắc và cách thành phố Hồ Chí Minh 1.200 km về phía Nam theo đường quốc lộ 1A, là một tỉnh có điều kiện giao thông hết sức thuận lợi, là nơi giao thoa kinh tế của 2 miền đất nước, có đường mòn Hồ Chí Minh 2 tuyến là Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây, có quốc lộ 12A nối quốc lộ 1A chạy qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo và đi các nước Lào, Thái Lan và Myanma, có cảng hàng không cách thành phố Đồng Hới 4km.
Yếu tố vị trí như trên với các điều kiện để tạo giao thương và thuận tiện cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp đến với Quảng Bình, tạo cho Quảng Bình có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển, nhất là phát triển khu công nghiệp và
khu kinh tế. Đây là một lợi thế của Quảng Bình trong thế so sánh với các tỉnh Bắc Trung Bộ trong phát triển kinh tế đa dạng từ kinh tế biển với trọng điểm là khu kinh tế Hòn La, kinh tế cửa khẩu, kinh tế vùng đồi và kinh tế đồng bằng.
2.1.2.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông, 85% tổng diện tích tự nhiên là đồi núi. Toàn bộ diện tích được chia thành 4 vùng sinh thái cơ bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển. Mỗi vùng có đặc điểm và thế mạnh riêng và khác nhau, tác động đến phát triển mạng lưới các khu cụm công nghiệp.
2.1.2.3. Đặc điểm khí hậu - thủy văn
Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, có sự phân hóa do địa hình và ảnh hưởng mạnh mẽ của dải hội tụ nhiệt đới vào mùa hè. Khí hậu tỉnh được chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000 - 2.300mm/năm. Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11. Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ
trung bình 24oC - 25oC. Ba tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8. Lũ lụt và bão thường xuất hiện vào tháng 9, 10, 11, gây ra những ảnh hưởng không tốt cho xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội nên cần có các biện pháp và giải pháp né tránh trong việc lựa chọn địa điểm, tính toán thời gian xây dựng hạ tầng và phát triển các ngành trong các khu công nghiệp.
2.1.2.4. Tài nguyên đất đai, tiềm năng phát triển khu công nghiệp
Tổng diện tích tự nhiên của Quảng Bình là 806.527 ha. Quảng Bình còn nhiều vùng đất bằng, nền cứng, điều kiện để xây dựng các công trình xây dựng song nếu để sản xuất lúa thì năng suất thấp, điều kiện thoát nước tốt lại gần các đường giao thông, nhất là khi đường Hồ Chí Minh (nhánh Tây và Đông) qua tỉnh được xây dựng đã mở ra cho tỉnh nhiều tiềm năng để bố trí
các khu công nghiệp, khu dân cư và các khu sản xuất khác.
Theo Nghị quyết số 30/2011/NQ-HĐND ngày 1/12/2011 của HĐND tỉnh Quảng Bình về việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 kế
hoạch sữ dụng đất đầu kỳ (2011-2015) của tỉnh Quảng Bình, đến năm 2020: đất sử dụng nông nghiệp 717.470,14 ha, chiếm gần 88,96% %, đất phi nông nghiệp 82.589,68 ha, chiếm 10,42%; trong đất phi nông nghiệp, đất khu công nghiệp 3.981,19 ha; Đất chưa sử dụng còn 6.466,85 ha, chiếm 0,8 % diện tích toàn tỉnh. Nhìn chung tiềm năng đất đai của tỉnh còn lớn, thuận lợi cho việc xây dựng mới và mở rộng các KCN mà không ảnh hưởng đến diện tích đất nông nghiệp.
Bảng 2.1. Hiện trạng và dự kiến sử dụng đất đến năm 2020 tỉnh Quảng Bình
Loại đất Hiện trạng sử dụng năm 2016 Quy hoạch đến năm 2020 Diện tích Cơ cấu (%) Diện tích Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 800.023,08 100 806.526,67 100 1. Đất nông nghiệp 721.849,00 90 717.470,14 88,96 2. Đất phi nông nghiệp 54.224,29 6,7 82.589,68 10,24 Trong đó:
Đất khu công nghiệp 278,73 0,05 3.981,19 0,49
………. ……….. ……….. ………. ……… 3. Đất chưa sử dụng 23.929,79 4,61 6.466,85 0,80
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình, năm 2015