2.4.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được từ sự phát triển của các khu công
nghiệp đối với nền kinh tế, tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận một cách khách quan những hạn chế, đặc biệt, là những tác động tiêu cực của quá trình này đến sinh kế người dân để tìm biện pháp khắc phục, bảo đảm sự phát triển bền vững nền kinh tế tỉnh.
Một là, hạn chế trong tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Vấn đề lớn nhất trong khâu này chính là sự phối hợp giữa các ngành, cơ quan. Sự phối hợp chồng chéo, lỏng lẻo giữa các ngành trong quản lý nhà nước dẫn đến tình trạng không hiệu quả, gây mâu thuẫn trong chính sách khi cùng giải quyết một vấn đề. BQL Khu kinh tế có chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trong các khu công nghiệp, Khu kinh tế tuy nhiên, đến nay một số công việc vẫn còn chồng chéo với các Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND huyện nơi có khu công nghiệp.
Hai là, hạn chế trong xây dựng và thực thi chính sách, văn bản pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Đến nay, Luật Quy hoạch mới chỉ đang trong quá trình dự thảo. Tuy nhiên, khi luật Quy hoạch ra đời có thể gây nguy cơ “chồng lấn” các quy định của các Bộ, ngành.
Khâu kiểm tra công tác nghiệm thu và đưa công trình vào sử dụng còn một số khó khăn, cụ thể tại Khoản 6 Điều 32 Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày
12/05/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng quy định “Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình”. Đến nay, Bộ Xây dựng vẫn chưa ban hành hướng dẫn chi tiết dẫn đến phải áp dụng cách làm cũ ảnh hướng đến hiệu quả công việc.
Đối với công tác đền bù, GPMB khó khăn lớn nhất chính là do cơ chế chính sách của Nhà nước thường xuyên thay đổi nên người dân không nắm được dẫn đến tình trạng chủ đầu tư mặc dù làm đúng nhưng vẫn bị kiện cáo và gây khó dễ. Thực tế ngay tại Khu công nghiệp Cảng biển Hòn La, BQL Khu kinh tế đã đền bù GPMB và đã chi trả tiền cho người dân vào năm 2008 nhưng đến năm 2011 mới bắt đầu triển khai đầu tư xây dựng, mặc dù người dân đã nhận tiền đền bù từ năm 2008 nhưng không chịu giao đất cho nhà thầu mà đòi hỏi hỗ trợ thêm một phần kinh phí nữa mới chịu giao đất, người dân lấy lý do là khi nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 có hiệu lực, người dân được đền bù trước đó giá đền bù thấp nên bị thiệt thòi so với giá đền bù
sau này.
Ba là, hạn chế trong xây dựng và thực thi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Quy hoạch phát triển khu công nghiệp mang tính định hướng về bố trí không gian công nghiệp trên cơ sở các định hướng lớn về phát triển các ngành, lĩnh vực trên phạm toàn quốc, địa phương. Tuy nhiên, sự phát triển các
khu công nghiệp của địa phương (từ quy hoạch đến triển khai thực tiễn) thời gian qua chủ yếu xuất phát từ thực tế nhu cầu thu hút đầu tư của địa phương và của doanh nghiệp, chưa thực sự dựa trên nhu cầu và khả năng phát triển (với những điều kiện nhất định) theo quy hoạch định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực có liên quan. Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp chưa gắn với quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội (chưa chú trọng gắn việc xây dựng quy hoạch chi tiết từng khu công
nghiệp với quy hoạchnhà ở, công trình công cộng phục vụ đời sống người lao động làm việc trong khu công nghiệp),… là một ví dụ. Điều này ảnh hưởng đến tính bền vững trong phát triển khu công nghiệp. Việc triển khai đầu tư phát triển các khu công nghiệp nhiều khi cũng không đồng bộ với đầu tư phát triển các dự án/công trình thuộc những ngành nghề khác có liên quan, làm giảm hiệu quả của các khu công nghiệp.
Tiến độ triển khai đầu tư xây dựng kéo dài, chậm so với quy định. Đặc biệt, một số quy hoạch chi tiết KCN Cam Liên đã được phê duyệt từ năm 2006 nhưng chưa được thu hồi đất và triển khai xây dựng do vướng phải công tác giải phóng mặt bằng.
Mặt khác, chất lượng các công trình xây dựng không cao, một số công trình xuống cấp nhanh do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật còn chưa đồng bộ, thiếu cơ chế vận hành hợp lý làm giảm khả năng cũng như hiệu quả phát triển khu công nghiệp. Do các
công trình hạ tầng đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn, lợi ích kinh tế trực tiếp không lớn, thời gian xây dựng kéo dài,… làm giảm tính đồng bộ (về không gian và thời gian) dẫn đến làm giảm hiệu quả của hệ thống hạ tầng, trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của các khu công nghiệp.
Bốn là, hạn chế trong phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Hiện tại Ban Quản lý Khu kinh tế đang gặp khó khăn trong phân cấp, phân quyền với Sở Xây dựng đối với các dự án thực hiện trong khu công
nghiệp, Khu kinh tế tỉnh. Thẩm định thiết kế bản vẽ thi công thực hiện tại Sở Xây dựng trong khi thẩm định thiết kế cơ sở thực hiện tại Ban Quản lý Khu
kinh tế. Điều này gây khó khăn trong công tác quản lý tập trung, thống nhất cũng như lưu trữ hồ sơ. Ban Quản lý Khu kinh tế đã có văn bản trình UBND tỉnh Quảng Bình đề nghị ủy quyền cho Ban Quản lý Khu kinh tế được thẩm định thiết kế bản vẽ thi công đối với các dự án trong Khu công nghiệp, Khu kinh tế.
Năm là, hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đầu tư, giám sát chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các cơ quan QLNN coi trọng đúng mức, hầu như chưa phát huy được hiệu quả. Công tác thanh tra, kiểm tra quá trình quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN chưa đi vào chiều sâu. Các cuộc tiến hành thanh, kiểm tra, giám sát trên số lượng đầu công trình dự án thấp, nhiều sai phạm chưa được phát hiện kịp thời.
Bên cạnh đó, hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, xử lý sau thanh tra chưa hiệu quả. Tính minh bạch và công khai trong hoạt động kiểm tra, giám sát còn thấp.
2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, ảnh hưởng của thiên tai. Tỉnh Quảng Bình có vị trí địa lý ở phía Bắc Trung Bộ, là nơi thường xuyên phải đối mặt với sự tàn phá của thiên tai. Hàng năm đều có bão lụt, hoặc hạn hán... gây thiệt hại rất lớn về tài sản, tính mạng của nhân dân và Nhà nước. Điển hình như lũ lụt lịch sử năm 2016
đã làm hư hại nặng nề hàng ngàn nhà cửa, hàng trăm công trình kết cấu hạ tầng, nhất là các công trình giao thông, cấp điện, thuỷ lợi...với tổng giá trị thiệt hại lên đến khoảng 8.000 tỷ đồng, tính riêng các công trình khu công nghiệp thiệt hại khoảng 30 tỷ đồng, với sự tàn phá của thiên tai đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhân dân và doanh nghiệp. Hàng năm ngân sách nhà nước chi cho việc khắc phục hậu quả thiên tai không đáp ứng được yêu cầu, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ động xây dựng cơ bản lớn tại tỉnh Quảng Bình.
Thứ hai, nguồn lực của NSNN. Do tỉnh Quảng Bình có xuất phát điểm thấp, một mặt làm hạn chế nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh cho cơ sở hạ tầng nói chung và khu công nghiệp nói riêng, cơ sở hạ tầng khu công nghiệp tỉnh chủ yếu dựa vào nguồn vốn từ ngân sách Trung ương cấp nhưng rất hạn hẹp, do đó cơ sở hạ tầngkhu công nghiệp tỉnh chưa thật sự đồng bộ, mặt khác nó cũng làm hạn chế đáng kể đến hiệu quả khai thác, sử dụng kết cấu cơ sở hạ tầngđã được xây dựng.
Trong điều kiện nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn này rất hạn hẹp, chỉ giới hạn ở mức 80tỷ đồng/ khu công nghiệp, nên hệ thống hạ tầng chưa thể hình thành đồng bộ và hoàn chỉnh. Thêm vào đó, cũng chính do nguồn ngân sách hạn hẹp nên chưa thể phát triển các hạ tầng phụ trợ cần thiết khác để thu hút đầu tư. Thực tế đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp và kéo theo những bất cập trong hoạt động đầu tư ở Quảng Bình hiện nay (Ví dụ như cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Cam Liên,
Khu công nghiệp Hòn La II, Khu côngnghiệp cảng biển Hòn La do thiếu kinh phí phải cắt giảm quy mô đầu tư hoặc là đầu tư phân kỳ).
Thứ ba,khung pháp lý còn nhiều bất cập. Quy định, chính sách của mỗi ngành khác nhau, nhiều trường hợp không thống nhất, chồng chéo lẫn nhau
dẫn đến khó khăn trong quản lý nhà nước. Bộ, ngành chậm, chưa kịp thời ban hành các quy định hướng dẫn Luật.
Thứ tư, công tác bồi thường, GPMB gặp nhiều khó khăn, ý thức của người dân sống trên đất quy hoạch khu công nghiệp.
Nguyên nhân chủ quan
Một là, trình độ của cán bộ làm công tác QLNN về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp chưa cao. Cán bộ làm quy hoạch còn hạn chế về năng lực, thiếu “tầm nhìn xa” dẫn đến khi các khu công nghiệp được triển khai thì có hiện tượng quy hoạch chưa phù hợp với thực tế. Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, nhất là các lĩnh vực thuộc kết cấu cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ quản lý phát triển kết cấu cơ sở hạ tầngkhu công nghiệptrong tình hình mới.
Hai là,chưa có cơ chế cá nhân tự chịu trách nhiệm và giải trình rõ ràng.
Ba là,tình trạng thất thoát, tham nhũng ngày càng nghiêm trọng. Trong những năm vừa qua, các báo cáo của Quốc hội, Chính phủ về đầu tư xây dựng đều nhấn mạnh đến thất thoát, đặc biệt là trong đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước. Thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản, cụ thể là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp bằng nguồn vốn NSNN đã làm cho công trình không có đúng giá trị thực theo quyết toán. Thất thoát do quản lý không tốt nên dẫn đến việc rút ruột công trình; thất thoát do thiết kế không đúng, quá dư so với thực tế thi công; thất thoát do kéo dài thời gian thi công; thất thoát trong bàn giao đưa công trình vào sử dụng, thanh quyết toán.
Ngoài việc thất thoát thì việc tiêu cực tham nhũng cũng đang là vấn đề nhức nhối không chỉ trong đầu tư xây dựng cơ bản mà còn ở nhiều lĩnh vực khác. Tiêu cực tham nhũng làm cho chất lượng công trình giảm sút, làm hư hỏng cán bộ, làm nản lòng các nhà đầu tư và mất niềm tin của nhân dân.
Tóm tắt chương 2
Nội dung Chương 2 tác giả luận văn đã nêu tình hình hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN bằng nguồn vốn NSNN và tình hình vốn ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN ở tỉnh Quảng Bình. Sau đó là thực trạng QLNN về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN bằng nguồn vốn NSNN ở tỉnh Quảng Bình. Từ thực trạng đã được trình bày, tác giả đánh giá tình hình vốn ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN tại tỉnh Quảng Bình; những hạn chế trong QLNN về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN bằng nguồn vốn NSNN; nguyên nhân dẫn đến những tồn tại hạn chế là cơ sở đưa ra định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN trong
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN bằng nguồn vốn NSNN trong thời gian tới ở Chương 3.
Chương 3:
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TÂNG KHU CÔNG NGHIỆP BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Ở TỈNH QUẢNG BÌNH