Qua các bài học thực tế từ nước ngoài và các địa phương trên đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau:
Thứ nhất, xây dựng phát triển các khu công nghiệp là con đường thích hợp để công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế địa phương. Các khu công
nghiệp là nhân tố chủ yếu duy trì tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp; là giải pháp quan trọng để thu hút đầu tư trong và ngoài nước nhằm phát triển sản xuất công
nghiệp. Các khu công nghiệp chuyển dần từ độc lập về hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào, đến chỗ đòi hỏi phải có quy hoạch chặt chẽ trong mối liên hệ với
các khu dân cư đô thị, hạ tầng xã hội khác ngoài hàng rào khu công nghiệp.
Cần chuyển dần từ phát triển chỉ về lượng sang chú trọng về chất lượng đầu tư trong khu công nghiệp: Công nghệ cao, vốn lớn, tạo giá trị gia tăng cao; cơ cấu về thành phần, ngành nghề… cũng đòi hỏi phải có sự phát triển cân đối và một yếu tố không thể thiếu là khả năng cạnh tranh cao. Chú trọng hơn các tiêu chuẩn môi trường, lao động và sinh thái trong các khu công nghiệp.
Thứ hai, thực hiện xây dựng đơn giá bồi thường và tổ chức giải phóng mặt bằng ở địa phương phải giải quyết nhiều mối quan hệ kinh tế- chính trị- hành chính-xã hội, trong đó quan hệ lợi ích giữa nhà nước và nhân dân phải theo quan điểm hài hòa lợi ích.
Thứ ba, nghiên cứu quy hoạch kết cấu cơ sở hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại, tiết kiệm diện tích đất công nghiệp. Đảm bảo phát triển các khu công nghiệp theo hướng đổi mới, tân tiến thu hút các ngành nghề mới, công nghệ mới.
Thứ tư, nâng cao vai trò tiên phong của cán bộ chủ chốt với tinh thần
dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong khuôn khổ pháp luật và đề cao tính sang tạo vì công việc.
Thứ năm, nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn bằng nhiều biện pháp (tập trung, trọng điểm, phân cấp…) chống thất thoát, lãng phí trong quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ NSNN.
Thứ sáu, chính quyền địa phương có vai trò to lớn trong thúc đẩy khu công nghiệp phát triển, nhất là trong hoạch định chiến lược công nghiệp hóa hiệu quả, chính sách đất đai, chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, chính
sách tài chính tín dụng, hỗ trợ thủ tục hành chính. Địa phương nào có chính quyền năng động thì khu công nghiệp ở đó không những phát triển nhanh mà còn hoạt động hiệu quả. Để tạo điều kiện phát triển các khu công nghiệp,
và xúc tiến đầu tư. Kinh nghiệm của nhiều tỉnh cho thấy, sự thân thiện của các nhà quản lý nhà nước, chính sách công khai, rõ ràng, ổn định, sự hợp tác của người lao động và cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội đảm bảo là yếu tố quyết định sự phát triển thành công của các khu công nghiệpở địa phương.
Tóm tắt chương 1
Chương 1 của luận văn đã hệ thống hóa một cách khái quát những nội dung về xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp; tác giả đã đi sâu nghiên cứu những nội dung về quản lý nhà nước trong xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, tác giả cũng tìm hiểu kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở một số nước và một số tỉnh nhằm rút ra các bài học cho công tác quản lý đó tại tỉnh Quảng Bình.
Đây có thể nói là những nội dung cơ bản và cần thiết để làm cơ sở khoa học cho những phần tiếp theo của đề tài nghiên cứu. Dựa trên những cơ sở khoa học này tác giả đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá thực trạng để nhằm hướng tới hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp bằng vốn ngân sách ở tỉnh Quảng Bình trong các chương tiếp theo góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra hiện nay.
Chương 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ
SỞ HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở TỈNH QUẢNG BÌNH