Nhóm giải pháp chung

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp bằng vốn ngân sách ở tỉnh quảng bình (Trang 95 - 102)

3.2.1.1. Tăng cường huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp

- Cần tiếp tục xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng, bên trong KCN bao gồm: hạ tầng giao thông, năng lượng, nước sạch, thông tin liên lạc, và duy trì

cho KCN, các khu vui chơi giải trí cho người nước ngoài, bưu diện, nhà ăn, nhà y tế, ngân hàng….

+ Các KCN chưa xây dựng thì cần hoàn thiện các chính sách đầu tư xây

dựng hạ tầng bên trong cũng như bên ngoài. Việc thu hút vốn đầu tư cơ sở hạ tầng KCN chủ yếu huy động từ các doanh nghiệp có năng lực tài chính và kinh nghiệm thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng KCN được ưu tiên xem xét. Trường hợp KCN có nhiều doanh nghiệp đăng ký đầu tư hạ tầng thì việc lựa chọn chủ đầu tư thực hiện thông qua hình thức đấu giá. Việc đầu tư hạ tầng ngoài KCN phải đồng nhất với việc xây dựng hạ tầng trong KCN. Nếu KCN không triển khai được do quy hoạch không hợp lý thì phải kịp thời điều chỉnh hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng, nếu chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiếu năng lực thì xem xét thay đổi chủ đầu tư. Xây dựng KCN gắn liền với quy hoạch khu đô thị lân cận.

+ Ðối với các KCN đã xây dựng thì cần ngày càng hoàn thiện về chất

lượng cơ sở hạ tầng cũng như các dịch vụ trong và ngoài hàng rào KCN. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm cả các nhà đầu tư nước ngoài. Tạo diều kiện giảm chi phí kinh doanh cho

các nhà đầu tư vào KCN, trong đó bao gồm việc giảm chi phí thu hồi đất, đền bù giải toả.

+ Vấn đề giao thông của KCN cũng làm ảnh huởng không nhỏ đến sự phát triển bền vững của KCN. Giao thông thuận lợi là yếu tố quan trọng giúp giảm chi phí và thời gian vận chuyển. Ðường xá không đủ, chất lượng đường thấp đẩy chi phí vận tải lên cao là những mối quan ngại chính đối với các doanh nghiệp.

- Ngoài ra, công tác xúc tiến đầu tư cũng sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư vào KCN. Hoạt động xúc tiến đầu tư vào KCN của chúng ta hiện nay còn mang tính chất tự phát và manh

mún. Cần tập trung hoạt động xúc tiến đầu tư với sự hợp tác của các cơ quan

xúc tiến đầu tư của nước ngoài. Ðồng thời, việc tham gia hiệp hội các KCN và khu chế xuất khu vực và thế giới cũng sẽ góp thêm cơ hội quảng bá cho các KCN của tỉnhQuảng Bình.

3.2.1.2. Nâng cao chất lượng quy hoạch phát triển khu công nghiệp và quy hoạch chi tiết xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp

Để nâng cao chất lượng quy hoạch phát triển KCN và quy hoạch chi tiết xây dựng CSHT KCN cần chú ý các biện pháp sau:

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch và thẩm định đánh giá các bản quy hoạch;

- Việc triển khai thực hiện quy hoạch phát triển KCN phải căn cứ vào tình hình phát triển KT-XH của từng địa phương theo hướng kết hợp hài hòa giữa phát triển KCN với quy hoạch vùng, quy hoạch các công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Quy hoạch phát triển KCN sẽ là căn cứ để các cơ quan quản lý của địa phương sử dụng quá trình rà soát, điều chỉnh quy hoạch. Các vấn đề nhưquy hoạch phân khu chức năng, quy hoạch ngành nghề đầu tư vào khu xử lý chất thải, hạ tầng xã hội.. là những vấn đề hết sức quan trọng, nếu không giải quyết tốt sẽ hạn chế tác dụng của KCN thậm chí còn gây thiệt hại nghiêm trọng về lâu dài. Ngược lại, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng, lãnh thổ, địa phương cũng phải căn cứ vào quy hoạch phát triển KCN trên phạm vi cả nước để xây dựng các phương án phát triển công nghiệp, kết cấu hạ tầng và phát triển kinh tế xã hội nói chung trên địa bàn cho phù hợp, hiệu quả và tránh chồng chéo, trùng lặp.. không hiệu quả. Quy hoạch phát triển KCN sau khi được duyệt sẽ là căn cứ để các cơ quan, tổ chức và các địa phương sử dụng trong quá trình rà soát, điều chỉnh quy hoạch các vùng và các địa phương.

Công tác quy hoạch và xây đường giao thông phục vụ phát triển công nghiệp phải được quan tâm đầy đủ, thực hiện quy hoạch đi trước một bước.

- Trong quá trình triển khai quy hoạch, chú trọng đến việc khuyến khích các nhà đầu tư, bao gồm cả đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia

xây dựng cơ sở hạ tầng KT-XH trong và ngoài KCN. Xây dựng các tiêu chí thành lập KCN trên cơ sở xem xét toàn diện nền kinh tế của các địa phương, cân nhắc toàn bộ các yếu tố môi trường, dân cư, lao động, giao thông, tình hình phát triển kinh tế và thu hút đầu tư…

- Khi xây dựng quy hoạch phát triển KCN xác định chỉ tiêu phát triển công nghiệp, khai thác thế mạnh về nguồn lực tại chỗ của từng địa phương như nguồn nguyên liệu nông lâm nghiệp, khai thác vật liệu xây dựng, điện năng…từ đó có phương hướng tận dụng lợi thế của từng vùng, địa phương. Phân chia một cách hợp lý thu hút đầu tư giữa các địa phương để hạn chế tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh.

- Quy hoạch phát triển KCN gắn với vấn đề đảm bảo điều kiện đất đai, sử dụng tiết kiệm quỹ đất và các giải pháp thực hiện quy hoạch phát

triển KCN. Cần quy định về quy mô tối thiểu cho từng loại KCN, việc xây dựng các KCN có quy mô quá nhỏ sẽ khó đảm bảo tính chất bền vững của

chính KCN.

- Quy hoạch phát triển các KCN cần kết hợp chặt chẽ với quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, quy hoạch các khu đô thị - dịch vụ KCN, khu dân cư và khu nhà ở cho công nhân liền kề KCN mang tầm nhìn dài hạn; đáp ứng được chất lượng quy hoạch và tính khả thi cao trong tổ chức thực hiện các quy hoạch này và gắn với mục tiêu phát triển công nghiệp - đô thị bềnvững.

- Cần thường xuyên theo dõi, đánh giá các KCN đã được thành lập. Trường hợp KCN triển khai thuận lợi (thu hút đầu tư tốt, triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo đúng tiến độ) và khu vực còn quỹ đất để phát triển, ngoài việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động có thể xem xét việc mở rộng KCN. Đối với

KCN gặp khó khăn trong quá trình triển khai, cần tập trung giải quyết các vướng mắc để tiếp tục triển khai. Nếu KCN không có triển vọng, cần kiên quyết xem xét việc rút Giấy phép đầu tư, quyết định phê duyệt dự án hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng tránh tình trạng dự án được phê duyệt nhưng không triển khai được.

- Coi trọng công tác dự báo và coi trọng xác lập các căn cứ làm quy hoạch. Quy hoạch phải dự báo được sự tiến bộ khoa học – công nghệ và tác động của nó đến phát triển KCN; dự báo được nhu cầu phát triển KCN và các yếu tố tác động đến sự phát triển KCN như: đất đai, vốn, nhân lực…

- Việc quy hoạch thành lập các KCN đòi hỏi phải bảo đảm những điều kiện nhất định, như địa điểm, hạ tầng cơ sở, xu hướng phát triển kinh tế trong vùng, khả năng cung lao động; Vị trí của các KCN phải gắn với thị trường tiêu thụ, thị trường cung ứng nguyên vật liệu, đáp ứng các dịch vụ phục vụ sản xuất và dịch vụ đời sống.

3.2.1.3. Nâng cao chất lượng công trình xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp

Nâng cao chất lượng các công trình xây dựng của CSHT KCN cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng đã công bố,

ban hành và xây dựng một số tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật KCN.

- Tăng cường quản lý chất lượng công tác khảo sát, thiết kế xây dựng CSHT KCN. Đối với cơ quan QLNN cần xây dựng kế hoạch mở các lớp tập huấn về tiêu chuẩn liên quan đến khảo sát, thiết kế xây dựng công trình; Kiểm định định kỳ đối với các chủ hoạt động khảo sát thiết kế công trình CSHT

- Nâng cao năng lực thi công và tăng cường quản lý thi công công trình bao gồm: quản lý tiến độ xây dựng, quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình, quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng, quản lý môi trường xây dựng.

3.2.1.4. Chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng gắn với bảo vệ môi trường các khu công nghiệp

Việc phát triển các khu công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường không

chỉ bảo vệ môi trường mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe cho người lao động. Ngoài ra, bảo vệ và giảm thiểu ô nhiễm môi trường còn tăng năng suất lao động cho các doanh nghiệp trong KCN.

- Kiên quyết trong việc không phê duyệt, cấp chủ trương đầu tư, giấy

phép xây dựng cho các dự án đầu tư trong KCN có mức độ độc hại vượt quá quy định cho phép, các dự án chưa có đánh giá tác động môi trường. Khuyến khích các dự án áp dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường.

- Coi trọng công tác quy hoạch, xây dựng KCN gắn với việc bảo vệ môi trường. Trong quy hoạch, ngoài việc bố trí các nhà máy, cần phải dành một phần diện tích đất để xây dựng hệ thống xử lý nước thải và trồng cây xanh. Khi bố trí các nhà máy SXKD cần chú ý phân chia thành các nhóm ngành có mức độ độc hại trung bình và nhẹ để bố trí thành các cụm gần nhau. Các nhà máy SXKD gây ô nhiệm nặng hơn, phải bố trí sau hướng gió so với các cơ sở có mức độ ô nhiễm nhẹ.

- Cần xây dựng khu xử lý nước thải tập trung ở các KCN. Kiên quyết không phê duyệt các KCN mới hoặc mở rộng KCN mà không xây dựng khu xử lý nước thải tập trung. Có những chế tài bắt buộc đối với các chủ đầu tư trong việc xây dựng các công trình xử lý chất thải tập trung trong KCN.

- Các BQL Khu công nghiệp, Khu kinh tế cần tổ chức nhiều hội nghị tập huấn về công tác bảo vệ môi trường trong KCN, Khu kinh tế cho các

doanh nghiệp, ban hành các văn bản hướng dẫn về thực hiện các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường, trong đó có quy định về việc thu gom, tái chế, xử lý phế liệu, chất thải nguy hại.

- Tăng cường các đợt trồng cây xanh hàng năm tại KCN. Trồng cây xanh trong các KCN cần phải nghiên cứu, lựa chọn các loại cây thích hợp, có giá trị kinh tế và sinh thái. Đó là những loại cây hút được khí độc, hấp thụ kim loại nặng, chống suy thoái hoặc xói mòn đất, hấp thụ chất ô nhiễm hữu cơ, cải thiện chất lượng đất trồng, gia tăng đa dạng sinh học…Đặc biệt, phải chọn được các loại cây phù hợp với thổ nhưỡng các KCN trên địa bàn tỉnh.

3.2.1.5. Tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm hạn chế và đẩy lùi các tiêu cực trong việc thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp

- ViệcQLNN đối với đầu tư xây dựng CSHT nói chung và CSHT KCN nói riêng phải theo hướng phát hiện những bất cập trong chế độ, chính sách và cơ chế liên quan đến vốn đầu tư XDCB. Từ đó sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung kịp thời phù hợp với xu hướng phát triển của khoa học - công nghệ và sự biến đổi của cơ chế thị trường, đủ sức làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý của Nhà nước ngày càng có hiệu quả và hiệu lực hơn trong lĩnh vực đầu tư XDCB từ NSNN trong thời gian tới.

- Cần nâng cao chất lượng quản lý đối với công tác thanh toán, quyết toán với vốn đầu tư từ NSNN của tỉnh Quảng Bình theo hướng: Chính xác, đúng chế độ, giảm thiểu các thủ tục gây phiền hà, giảm nợ đọng, loại trừ các sai phạm gây thất thoát, lãng phí hay tham ô, tham nhũng. Quản lý đầu tư XDCB từ NSNN theo hướng nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán và thanh tra các khâu có liên quan đến việc đầu tư XDCB từ NSNN.

- Giám sát chặt chẽ đối với các nhà thầu các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Ban hành quy định trách nhiệm và chế tài xử lý vi phạm cụ thể cho các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án, các nhà thầu về công

tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án, dự toán, thiết kế bản vẽ thi công, tổ chức đấu thầu và thi công.

- Tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định của

Nhà nước; tổ chức đánh giá những thuận lợi, khó khăn và vướng mắc khi thực hiện các quyết định về phân cấp đầu tư trên địa bàn tỉnh để có những điều chỉnh cho phù hợp; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện các chương trình, nghị quyết của HĐND tỉnh theo các nguồn vốn phân cấp về cấp huyện. Đặc biệt thời gian tới cần chú trọng tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát cộng đồng trong hoạt động quản lý đầu tư XDCB trên địa bàn.

- Sở Xây dựng và các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên

nghành, BQL Khu kinh tế tỉnh cần quan tâm hơn nữa việc nâng cao năng lực của các phòng, ban chuyên môn có chức năng quản lý hoạt động xây dựng và quản lý chất lượng công trình xây dựng. Hàng năm xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra chất lượng công trình trong lĩnh vực mình quản lý. Tăng cường xử phạt hành chính đối với các chủ thể trong việc vi phạm chất lượng công trình xây dựng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp bằng vốn ngân sách ở tỉnh quảng bình (Trang 95 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)