NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DOANH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về doanh nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 26)

NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA

1.2.1 Khái niệm về quản lý nhà nƣớc vềdoanh nghiệp văn hóa

Doanh nghiệp văn hóa là một bộ phận có tính đặc thù nằm trong cộng đồng doanh nghiệp, do đó QLNN về doanh nghiệp văn hóa cũng phải đặt trong khuôn khổ QLNN đối với hệ thống doanh nghiệp nói chung và nói rộng hơn là QLNN về kinh tế. Trong luận văn này, tác giả dựa vào khái niệm QLNN về kinh tế, QLNN đối với doanh nghiệpnói chung và những đặc trưng của doanh nghiệp văn hóa, từ đó đưa ra khái niệm QLNN về doanh nghiệp văn hóa theo một cách tiếp cận phù hợp với nền kinh tế thị trường toàn cầu hoá.

1.2.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước vềdoanh nghiệp nói chung

Hiện nay còn có nhiều khái niệm được đưa ra về QLNN về doanh nghiệp:

- Giáo trình Quản lý học Kinh tế Quốc dân của trường Đại học Kinh tế Quốc dâncho rằng QLNN đối với doanh nghiệp là khâu cơ bản trong quản lý kinh tế; đó là sự tác động có chủ đích, có tổ chức và bằng pháp quyền Nhà nước lên các doanh nghiệp và vì mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

- Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế của Học viện Hành chính Quốc gia cho rằng QLNN đối với doanh nghiệp là sự tác động có chủ đích, có tổ chức và bằng pháp quyền Nhà nước lên các doanh nghiệp và vì mục tiêu phát triển kinh tế- xã hộicủa đất nước.

Tổng hợp và kế thừa có chọn lọc một số quan điểm, tác giả luận văn đưa ra khái niệm: QLNN đối với doanh nghiệp là quá trình tác động của Nhà nước lên doanh nghiệp, bảo đảm cho doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả nhất

19

các nguồn lực, tiềm năng và cơ hội để kinh doanh có hiệu quả, nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội.

1.2.1.2 Khái niệm quản lý nhà nước vềdoanh nghiệp văn hóa

Dựa trên khái niệm về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung, luận vănđưa ra khái niệmQLNN đối với các DNVH như sau:

QLNN về các DNVH là sự tác động của Nhà nước lên các DNVH,

thông qua quá trình hoạch định, tổ chức, chỉ đạo và kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp, tạo ra môi trường thuận lợi sao cho doanh nghiệp thực hiện được các sứ mệnh của mình với hiệu lực, hiệu quả cao một cách bền vững, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong điều kiện biến động của môi trường trong nước và quốc tế.

Trong đó:

- Chủ thể QLNN về DNVH, đó là bộ máy QLNN gồm nhiều cơ quan quảnlý các l nh vực, các ngành khác nhau của nền KTQD.

- Đối tượng quản lý là các DNVH.

- Công cụ của QLNN về DNVH là tổng thể những phương tiện hữu hình và vô hình mà Nhà nước sử dụng để tác động lên mọi chủ thể kinh doanh trong hoạt động của DNVH nhằm mục tiêu quản lý. Công cụ QLNN về DNVH bao gồm:

+ Pháp luật, là hệ thống các quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc chung do Nhà nước đặt ra, thực thi và bảo vệ, nhằm mục tiêu bảo toàn và phát triển xã hội theo các đặc trưng đã định.

+ Kế hoạch, là phương án hành động, là quá trình xây dựng, quán triệt, chấp hành và giám sát, kiểm tra việc thực hiện phương án QLNN về DNVH.

+ Chính sách, là một tập hợp các giải pháp nhất định nhằm thực hiện để đạt được các mục tiêu xác định trong QLNN về DNVH.

20

- Mục tiêu của QLNN về DNVH, đó là tăng trưởng và ổn định kinh tế; phát triển bền vững.

- Nội dung QLNN về DNVH xét theo quá trình quản lý, gồm các chức năng hoạch định, tổ chức, điều hành và kiểm soát hệ thống DNVH.

1.2.2 Đặc điểm của quản lý nhà nƣớc về doanh nghiệp văn hoá

Từ các nguyên tắc và nội dung về Nhà nước và doanh nghiệp, trong mối quan hệ quản lý, tiếp cận nghiên cứu là từ phía Nhà nước trong việc quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp, phải được thể hiện đồng thời hai đặc điểm:

- Vừa thực hiện quyền lực Nhà nước trong kiểm tra, giám sát doanh nghiệp.

- Vừa phải phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp.

* Quản lý mang tính quyền lực Nhà nước:

- Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh của các chủ thể mang quyền lực Nhà nước, được thực hiện bằng bộ máy công cụ đồng bộ trong gắn kết phối hợp của Nhà nước.

- Các chủ thể quản lý mang quyền lực Nhà nước, nói gọn là các cơ quan quản lý nhà nước, phải thực hiện hoạt động quản lý nhà nước bằng quyền lực công cụ và bộ máy của Nhà nước, mà cụ thể là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Phải chấp hành theo các cơ quan quyền lực Nhà nước cấp trên đã lập ra chính cơ quan quản lý nhà nước đang thực hiện công vụ.

+ Điều hành, trên cơ sở chấp hành, để tổ chức thực hiện nội dung công việc quản lý nhà nước.

* Quản lý của Nhà nước phải phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp

- Tôn trọng quy luật hoạt động của thị trường: chức năng quản lý của Nhà nước chỉ là tạo môi trường pháp lý, hướng dẫn, điều tiết và xử lý vi

21

phạm, chứ không làm thay chức năng kinh doanh của doanh nghiệp; tôn trọng và tạo điều kiện cho khả năng tự điều chỉnh của thị trường.

- Phát huy cơ chế tự kiểm tra giữa các chủ thể trong khi giao dịch và cơ chế tự kiểm soát của chính bản thân doanh nghiệp.

- Trong quản lý, hỗ trợ doanh nghiệp, tìm cách tháo gỡ khó khăn là nhiệm vụ chính, chế tài chỉ là bất đắc d .

- Công chức Nhà nước phải sâu sát cơ sở sản xuất và thị trường kinh doanh, chịu khó tiếp thu ý kiến, kịp thời nghiên cứu, nhanh chóng đề xuất với Nhà nước để ban hành kịp thời các cơ chế chính sách phù hợp với sự vận động của cơ chế thị trường.

Nhà nước chỉ nên quản lý tối thiểu, ngh a là chỉ quản lý những nội dung chủ yếu liên quan đến tư cách pháp nhân, tình hình tài chính, chất lượng sản phẩm, các ngh a vụ của doanh nghiệp văn hóa phải thực hiện với Nhà nước và trách nhiệm đối với các doanh nghiệp văn hóa khác trong sự tuân thủ pháp luật.

1.2.3 Sự cần thiết hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về doanh nghiệp văn hóa trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN

Trong bối cảnh hội nhập, giao lưu văn hóa giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Công tác quản lý nhà nước về doanh nghiệp văn hóa của nước ta, đặc biệt là các doanh nghiệp văn hóa trên đại bàn thành phố Hà Nội là một vấn đề bức thiết. Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng, quy hoạch và thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp văn hóa. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về doanh nghiệp văn hóa được thể hiện như sau:

Một là, do yêu cầu xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

22

Nền văn hóa phải trong giai đoạn mới phải hội tụ cả hai yếu tố: yêu nước và tiến bộ. Yêu nước là truyền thống của dân tộc, yêu nước ngày nay cũng chính là yêu chủ ngh a xã hội; yếu tố tiến bộ ở đây, ngoài việc phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc, còn phải kế thừa và tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại phù hợp với đặc điểm dân tộc Việt Nam. Đậm đà bản sắc dân tộc chính là những giá trị của dân tộc đã được hun đúc trong suốt nghìn năm dựng nước và giữ nước. Đó chính là truyền thống đoàn kết, lòng nhân ái, khoan dung, độ lượng, vị tha, đức tính nhân ngh a, cần cù trong lao động, sự ham học hỏi và cầu tiến, tinh thần bất khuất, kiên cường…Vấn đề quan trọng là định hướng doanh nghiệp văn hóa trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ ngh a ở nước ta. Nếu không có định hướng tốt, nếu buông lỏng sự hướng dẫn của cơ quan chức năng và vai trò quản lý của nhà nước, thì sẽ dẫn đến doanh nghiệp văn hóa “biến tướng”, vi phạm pháp luật, tác động tiêu cực trong xã hội và ảnh hưởng đến thuần phong m tục của dân tộc. Ngày nay, văn hóa có ý ngh a to lớn trong đời sống con người và sự phát triển của xã hội. Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã ban hành nghị quyết về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Nghị quyết đã khẳng định các mục tiêu cụ thể: “ (1) Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với bối cảnh phát triểnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ ngh a và hội nhập quốc tế. Xây dựng văn hóa trong hệ thống chính trị, trong từng cộng đồng làng, bản, khu phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và mỗi gia đình. Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa, làm cho văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người Việt Nam hoàn thiện nhân cách. (2) Hoàn thiện thể chế, chế định pháp lý và thiết chế văn hóa bảo đảm xây dựng và phát triển văn hóa, con người trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. (3) Xây dựng thị trường

23

văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam. (4) Từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền và các giai tầng xã hội. Ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội.

Hai là, do tác động của quá trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu. Văn hóa bản sắc dân tộc Việt Nam và sự du nhập văn hóa của nước ngoài cũng có tính hai mặt.

Việc định hướng chính là phát huy mặt tích cực, ngăn chặn và đẩy lùi mặt tiêu cực. Những nơi thiếu định hướng, thiếu quản lý chặt chẽ đã làm cho các yếu tố tiêu cực, mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội có cơ hội để phát triển. Vì vậy, khi mà nền kinh tế thị trường với sự hội nhập càng phát triển, giao lưu văn hóa càng rộng, thì việc định hướng và quản lý các hoạt động này càng phải nghiêm ngặt hơn, cụ thể hơn nhằm để các hoạt động này đều hướng tới mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam phát triển bền vững. Phát triển dịch vụ văn hóa trong nền kinh tế thị trường, nhân dân sẽ là người được hưởng những gì mà họ đóng góp và xây dựng đồng thời sẽ khẳng định được vai trò chủ thể của mình, có quyền đánh giá, thẩm định các giá trị nghệ thuật. Do vậy, phải đổi mới k thuật, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao năng suất lao động, đổi mới phương thức quản lý, phát triển nền kinh tế. Nhân tố con người ngày nay lại càng có vai trò quan trọng trong toàn bộ đời sống xã hội. Mặt trái tác động của cơ chế thị trường sẽ bộc lộ nhiều khuyết điểm, không chỉ tác động về mặt kinh tế mà còn tác động đến thị hiếu, nhân cách, thẩm m , hành vi ứng xử của con người; mặt khác, quá trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu và việc Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO, sự giao lưu giữa các nền văn hóa các nước sẽ tác động trực tiếp đến nhận thức, lối sống, thị hiếu, thẩm m trong đời sống người dân. Chính vì thế, đòi hỏi phải tăng

24

cường vai trò quản lý của Nhà nước trong l nh vực văn hóa, doanh nghiệp văn hóa.

Ba là, Vì doanh nghiệp văn hóamang tính kinh doanh, vì lợi nhuận nên dễ cạnh tranh không lành mạnh.

Nhìn nhận hoạt động văn hóa như một hệ thống tổ chức sản xuất tinh thần, đòi hỏi và cho phép vận dụng một cách khoa học các biện pháp quản lý vào trong l nh vực này, nhằm tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước không chỉ trong việc khắc phục tình trạng hành chính hóa các tổ chức văn hóa, mà còn khắc phục hữu hiệu tình trạng thương mại hóa các hoạt động văn hóa. Hoạt động nghệ thuật chẳng hạn, khi mà một số người có tiền đứng ra làm “đầu nậu”, sẽ đưa các sản phẩm sân khấu, điện ảnh, ca nhạc chạy theo thị hiếu tầm thường, hạ thấp giá trị nghệ thuật; những cá nhân kinh doanh dịch vụ văn hóa karaoke, internet, khiêu vũ, băng đ a hình…nếu chạy theo đồng tiền sẽ tác động làm ảnh hưởng đến nhân cách, lối sống của một bộ phận người dân trong xã hội; hoặc một số trường hợp kinh doanh dịch vụ, lợi dụng các di tích lịch sử, di tích văn hóa, thắng cảnh thành nơi buôn bán trục lợi cá nhân, bất chấp lợi ích của cộng đồng, sẽ dẫn đến hạ thấp tầm giá trị của di tích đó. Không thể biến toàn bộ hoạt động văn hóa thành chuyện kinh doanh chạy theo lợi nhuận, lời lỗ. Điều này, không đồng ngh a với việc triệt tiêu hoàn toàn tính chất thương mại trong l nh vực hoạt động văn hóa, nơi tồn tại đa thành phần (nhà nước, tập thể, cá nhân), nơi tồn tại quy luật cung cầu, sự thống nhất định hướng giá trị văn hóa không phải là sự đồng nhất để mọi người cùng ở chung một phòng, ngồi chung một bàn với những sản phẩm vật chất, tinh thần như nhau. Đã nói đến cung cầu là nói đến cạnh tranh thị trường và tác động của quy luật giá trị, nói đến sản xuất là nói đến hoạch định kinh tế. Đây là những vấn đề kinh tế học trong văn hóa, không chỉ có ý ngh a to lớn trong nghiên cứu lý luận, mà còn có giá trị thiết thực cấp bách trong tổ

25

chức hoạt động thực tiễn. Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước về văn hóa bằng các biện pháp chuyên môn và kinh tế là điều kiện cần thiết để phát triển văn hóa lành mạnh phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu phát triển về nhân cách, trí tuệ tình cảm, niềm vui và hạnh phúc của mỗi thành viên trong xã hội, mỗi gia đình và cộng đồng. Nhà nước cần mở rộng các nguồn thu để tăng ngân sách, tăng chi cho các hoạt động văn hóa, vừa phát huy quyền lợi, vừa tăng cường nhận thức về ngh a vụ của các tổ chức, cá nhân tham gia dịch vụ văn hóa. Thực hiện điều này cũng chính là thể hiện chủ trương của Đảng ta trong việc khắc phục xu hướng “thương mại hóa”, không vì chạy theo lợi nhuận mà bất chấp những quy định của pháp luật, làm phát sinh những biểu hiện tiêu cực trong doanh nghiệpvăn hóa. Văn hóa là một hệ thống những giá trị và chuẩn mực xã hội. Nhưng giá trị không tồn tại siêu hình, mà chính là nội dung, là bản chất của văn hóa, bao giờ cũng được khách quan hóa, đối tượng hóa dưới dạng những hình thức, những hiện tượng, những quan hệ và quá trình xã hội. Quản lý văn hóa không đơn giản là công tác tuyên truyền, huấn thị, mà chính là quản lý những quá trình xã hội này. Khoa học quản lý đòi hỏi phải nhìn nhận những đối tượng quản lý trong sự vận động của nó, phải nắm bắt được những quy luật của đối tượng.Nắm vững và vận dụng sáng tạo khoa học quản lý là điều kiện thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng, xây dựng có trọng điểm cơ sở vật chất k thuật cao cho hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin đại chúng, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, từng bước phát triển, sánh bước cùng với trình độ của khu vực và thế giới.

1.2.4 Nội dung quản lý nhà nƣớc về doanh nghiệp văn hóa

1.2.4.1 Quy hoạch phát triển doanh nghiệp văn hóa

Công tác quy hoạch phát triển doanh nghiệp văn hóa trên phạm vi cả nước nói chung và từng dịa phương nói riêng, là yêu cầu cần thiết, thể hiện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về doanh nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 26)