ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về doanh nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 71 - 76)

DOANH NGHIỆP VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.4.1. Những mặt tích cực

Trong những năm vừa qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn song công tác quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp văn hoá trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có chuyển biến rất tích cực, góp phần quan trọng thúc đấy phát triển l nh vực văn hóa của Thủ đô Hà Nội, cụ thể là:

Công tác đăng ký doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội bước đầu đã đạt được những kết quả đáng kể, cộng đồng doanh nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày càng phát triển cả

64 số lượng và chất lượng.

Phần lớn các doanh nghiệp văn hóa sau khi đăng ký thành lập đã thực hiện đầy đủ các quy định và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh phát huy hiệu quả, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế xã hội và nguồn thu ngân sách của thành phố.

Thông tin về doanh nghiệp văn hóa sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập đã được Cơ quan ĐKKD gửi đến cơ quan Công an, Thuế, Thống kê, Sở quản lý chuyên ngành, UBND các cấp. Các doanh nghiệp có vi phạm, nhất là doanh nghiệp bị xử lý thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và đăng tải trên Website của Sở Kế hoạch và Đầu tư... Trên cơ sở đó, giúp Sở VH&TT Hà Nội và UBND các cấp tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ.

Các doanh nghiệp văn hóa đã phần nào nâng cao ý thức tự kiểm tra, giám sát trong nội bộ doanh nghiệp. Cộng đồng xã hội đã tham gia giám sát hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đúng pháp luật hơn.

2.4.2 Hạn chế

- Hoạt động kinh doanh l nh vực văn hoá là một hoạt động có tính nhạy cảm, phát triển rất nhanh, đa dạng và phức tạp. Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật, các quy định về l nh vực văn hoá cho người dân, doanh nghiệp mặc dù đã được các cấp, các ngành thực hiện khá tích cực, song hiệu quả còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu. Sự phối kết hợp của các cấp, các ngành liên quan chưa chặt chẽ. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về l nh vực văn hoá chưa đồng bộ, chưa kịp thời.

- Công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp văn hóa trong thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế, mới tập trung vào việc cấp các loại Giấy

65

phép (Chứng chỉ hành nghề, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh,...), xử lý các doanh nghiệp có hành vi vi pháp pháp luật chuyên ngành .v.v. Nhiệm vụ hết sức quan trọng là hỗ trợ doanh nghiệp, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc doanh nghiệp chấp hành các điều kiện kinh doanh... chưa được thực hiện một cách thường xuyên.

- Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp văn hóa là một vấn đề mới đối với các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền các cấp, do vậy khó tránh khỏi những vướng mắc, khó khăn khi triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Sự hỗ trợ phát triển doanh nghiệp còn mang nặng tính hành chính, chưa thực sự đi vào thực tiễn.

- Công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm tra, thanh tra hoạt động doanh nghiệp văn hóa có lúc chưa đồng bộ, thiếu thông tin đầy đủ, chính xác, toàn diện về doanh nghiệp văn hóatrên địa bàn thành phố.

- Nguồn nhân lực đối với công tác đăng ký kinh doanh, thanh tra, kiểm tra doanh nghiệpvăn hóa còn hạn chế.

2.4.3 Nguyên nh n của những hạn chế

2.4.3.1 Nguyên nhân khách quan

Trong những năm qua, cơ chế chính sách pháp luật về l nh vực văn hoá nói riêng còn chậm được sửa đổi, chưa đồng bộ, thiếu nhất quán và thiếu thông thoáng; việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện còn chậm, chưa kịp thời gây khó khăn cho hoạt động ở các địa phương. Nội dung, phương thức và phương pháp tuyên truyền phổ biến giáo dục chính sách pháp luật hình thức còn nghèo nàn, đơn điệu.

2.4.3.2 Nguyên nhân chủ quan

- Một số cấp uỷ, chính quyền địa phương chưa thực sự nhận thức đầy đủ về vai trò quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp văn hoá. Một số đơn vị

66

còn lúng túng trong thực hiện chức năng định hướng và quản lý các doanh nghiệp văn hoá. Chưa quan tâm trong việc xây dựng đề án, mô hình tổ chức và quản lý các hoạt động kinh doanh l nh vực văn hoá trên địa bàn.

- Công tác quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp văn hoá tuy được tăng cường song vẫn còn tình trạng thiếu kiên quyết trong xử lý đối với một số điểm kinh doanh vi phạm. Ý thức tuân thủ pháp luật của một số cơ sở kinh doanh không nghiêm, tình hình vi phạm các quy định trong kinh doanh l nh vựcvăn hoá còn khá phổ biến.

- Trách nhiệm phối hợp giám sát của quần chúng nhân dân, nhất là vai trò nòng cốt của đoàn viên, hội viên, các đoàn thể chưa thể hiện sự tích cực, có lúc thiếu sâu sát. Năng lực phối hợp, liên kết các lực lượng, các tổ chức, đoàn thể do cơ quan chủ quản về văn hoá làm nòng cốt còn bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu cơ chế cần thiết, không đảm bảo sự liên kết lâu dài, vững chắc, phần lớn chỉ thực hiện sự phối hợp theo từng phong trào, từng sự việc.

- Phạm vi thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở hoạt động chưa được xác định rõ ràng. Phương thức, trình tự thanh tra, kiểm tra bộc lộ nhiều hạn chế, chưa tạo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan gây ra sự chồng chéo và phiền hà cho các cơ sở.

67

Tiểu kết Chƣơng 2

Trong Chương 2, luận văn đã trình bày thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp văn hóa và thực trạng công tác QLNN đối với doanh nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong chương này, tác giả đi sâu phân tích các ưu điểm và tồn tại trong thực hiện các nội dung QLNN đối với doanh nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội bao gồm: công tác phát triển quy hoạch phát triển doanh nghiệp văn hóa; công tác ban hành và tổ chức thực hiện hệ thống văn bản QPPL liên quan đến doanh nghiệp văn hóa của thành phố Hà Nội; công tác thanh tra, giám sát đối với doanh nghiệp văn hóa và tổ chức bộ máy QLNN cấp thành phố đối với doanh nghiệp văn hóa. Ngoài ra tác giả còn chỉ rõ các hạn chế và nguyên nhân trong QLNN đối với doanh nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đây là căn cứ khoa học để đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN đối với doanh nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội tại Chương 3.

68

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DOANH NGHIỆP VĂN HÓATRÊN ĐỊA

BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về doanh nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 71 - 76)