Thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với doanh nghiệpvăn hóa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về doanh nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 60)

2.3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CẤP THÀNH PHỐ HÀ NỘI VỀ

2.3.4 Thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với doanh nghiệpvăn hóa

Trong những năm vừa qua, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với doanh nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có những chuyển biến tích cực. Công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành thường xuyên, kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm, nâng cao vai trò của quản lý Nhà nước trong l nh vực văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành bám sát yêu cầu nhiệm vụ và hoạt động thực tiễn của Ngành. Hà Nội đã tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra chấn chỉnh và xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong l nh vực văn hóa và dịch vụ văn hóa như: hoạt động vũ trường, quán bar, kinh doanh karaoke, băng, đ a, trò chơi điện tử, quảng cáo ngoài trời, biểu diễn nghệ thuật, kinh doanh dịch vụ văn hóa, xuất nhập khẩu văn hóa phẩm… Theo báo cáo của Sở VH&TT Hà Nội, năm 2017 đã tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với 901 cơ sở, lập biên bản và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 277 trường hợp với tổng số tiền phạt là 2.114.500.000đ; tháo dỡ 4.452 băng rôn, phướn, tờ rơi quảng cáo vi phạm. Tiến hành kiểm tra đột xuất, phát hiện và xử lý các cơ sở hoạt động, kinh doanh dịch vụ văn hóa vi phạm trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Có thể thấy các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã luôn nỗ lực, quyết tâm phòng, năng chặn và xử lý các vi phạm trong l nh vực văn hóa. Điều này giúp đem lại một môi trường phát triển doanh nghiệp lành mạnh,

53

công bằng cũng như bảo vệ các lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp, người dân.

Mặc dù vậy, l nh vực văn hóa là l nh vực rộng lớn, các hành vi vi phạm của doanh nghiệp ngày càng phức tạp, khó phát hiện khiến công tác thanh tra, kiểm tra gặp nhiều trở ngại. Việc tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chiến lược, đề án, quy hoạch phát triển ngành còn những hạn chế nhất định; công tác quản lý nhà nước ở một số quận, huyện có dấu hiệu bị buông lỏng, thậm chí còn yếu kém. Một trong những nguyên nhân khiến công tác thanh tra, kiểm tra gặp khó khăn là do lực lượng thanh tra, hậu kiểm còn mỏng, chế tài xử lý vi phạm còn thiếu hoặc chưa đủ sức răn đe. Công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ theo các quy hoạch, chiến lược, đề án đã được phê duyệt chưa thật tốt. Kỷ cương, kỷ luật hành chính có lúc, có nơi chưa nghiêm; trong đó có tình trạng một số nội dung chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp bộ không được thực hiện, song không xác định trách nhiệm cụ thể và thiếu các biện pháp xử lý, răn đe kịp thời.

2.3.5 Tổ chức bộ máy QLNN cấp Thành phố về doanh nghiệp văn hóa

2.3.5.1 Về cơ cấu tổ chức b máy

Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội là cơ quan hành chính nhà nước nằm trong hệ thống hành chính Cộng hòa Xã hội chủ ngh a Việt Nam. Đây là cơ quan chấp hành củaHội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội, cơ quan hành chính nhà nước ở thành phố Hà Nội, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Nhân dân thành phố và cơ quan nhà nước ở Trung ương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của Chính phủ Việt Namvà các Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân thành phố.UBND thành phố Hà Nội gồm có 22 cơ quan chuyên môn, 30 quận, huyện và 22 ban, ngành, đơn vị trực thuộc.

54

Bảng 2.6: Sơ đồ tổ chức bộ máy của UBND thành phố Hà Nội

2.3.5.2 Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND thành phố Hà Nội được quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội khóa 13 nước Cộng hòa Xã hội Chủ ngh a Việt Nam.

55

* Về công tác QLNN cấp thành phố đối với doanh nghiệp văn hóa. UBND thành phố Hà Nội đã có Quyết địnhsố 24/2016/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2016 quy định chức năng, nhiệm vụ của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội. Theo đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội là đơn vị có chức năng tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp văn hóa. Cụ thể tại điểm 8, điều 2 của Quyết định:

“8.Về doanh nghiệp, đăng ký doanh nghiệp:

a) Thẩm định và chịu trách nhiệm về các đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước do Thành phố quản lý; tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước và tình hình phát triển các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác; đầu mối theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện và triển khai chính sách, chương trình, kế hoạch công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

b) Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về thủ tục đăng ký doanh nghiệp; đăng ký tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp; cấp mới, bổ sung, thay đổi, cấp lại và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp trên địa bàn thuộc thẩm quyền của Sở; phối hợp với các ngành kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm sau đăng ký thành lập của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố; thu thập, lưu trữ và quản lý thông tin vềđăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, quản lý, vận hành hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia trên địa bàn Thành phố; đầu mối theo dõi, tổng hợp tình hình doanh nghiệp sau đăng ký thành lập”

* Về l nh vực văn hóa: Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Hà Nội thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố Hà Nội quản lý nhà nước về l nh vực văn

56

hóa Quyết định số 49/2016/QĐ-UBND ngày 09/12/2016 của UBND thành phố Hà Nội . Chính vì vậy, sau khi thành lập, doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong l nh vực văn hóa chịu sự quản lý về chuyên môn của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội. Cụ thể:

- Phòng Quản lý Văn hóa có chức năng QLNN về các loại hình dịch vụ văn hóa như quảng cáo (trừ quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính, xuất bản phẩm), vũ trường, karaoke, phát hành băng đ a, duyệt phim…

- Phòng Quản lý Nghệ thuật có chức năng QLNN về hoạt động nghệ thuật biểu diễn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Phòng Xây dựng nếp sống gia đình có chức năng thực hiện QLNN về các hoạt động văn hóa cơ sở, giao lưu văn hóa, tổ chức lễ hội hiện đại, vui chơi giải trí trong các nhà văn hóa, thư viện, nhà truyền thống, các công viên…

- Phòng Quản lý di sản có chức năng thực hiện QLNN về di sản văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Thanh tra Sở có chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi QLNN về Văn hóa, Thể thao và Gia đình.

* Ngoài ra, doanh nghiệp văn hóa còn chịu sự quản lý theo lãnh thổ của UBND các quận, huyện, thị xã, Công an PCCC, Cục thuế, cơ quan BHXH…

2.3.5.3 Về đ i ngũ cán b , công chức trong tổ chức b máy QLNN

cấp thành phốđối với doanh nghiệp văn hóa

Yếu tố có tính chất quyết định trong bộ máy QLNN đối với DNVH là nguồn nhân lực - đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong bộ máy này. Qua tìm hiểu, trao đổi với bộ phận văn phòng, tổng hợp tại các cơ quan QLNN đối với DNVH, các cán bộ, công chức hầu hết đều đã qua đào tạo chính quy, trình độ đại học, cao đẳng chiếm đa số, số lượng thạc s ngày càng tăng, có tinh

57

thần thái độ làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm với các nhà đầu tư, các DNVH khi đến liênhệ giải quyết công việc.

Tuy nhiên, lực lượng làm công tác QLNN đối với DNVH tại các quận, huyện đa phần là kiêm nhiệm, không ổn định, nhân sự thiếu hụt, lại không được tổ chức, tập huấn bài bản, phương tiện phụ vụ công tác quản lý còn thiếu nên công tác QLNN đối với DNVH dẫn đến quá tải so với biên chế ở địa phương.

2.3.5.4 Đánh giá tổ chức b máy QLNN về doanh nghiệp văn hóa

* Ưu điểm:

Xây dựng bộ máy tổ chức là công tác thiết yếu, quan trọng nhất của hoạt động quản lý nhà nước đối với các ngành, l nh vực kinh tế. Sự hoàn thiện về hệ thống cơ quan quản lý nhà nước trong l nh vực văn hóa giúp cho sự vận hành hoạt động quản lý nhà nước về doanh nghiệp trong l nh vực văn hóa được duy trì ổn định. Từ đó các chức năng, nhiệm vụ của quản lý nhà nước về ngành văn hóa nói chung và doanh nghiệp trong l nh vực văn hóa nói riêng được thực thi từ xây dựng ban hành văn bản pháp luật, hoạch định chiến lược, chính sách của ngành, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong l nh vực văn hóa. Qua đó cũng thể hiện vai trò, trách nhiệm của nhà nước đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển các doanh nghiệp văn hóa.

* Hạn chế:

Với cơ cấu tổ chức bộ máy QLNN đối với doanh nghiệp văn hóa như hiện nay. Cần có sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ giữa các Sở chuyên môn với UBND các quận huyện. Theo báo cáo tổng kết năm 2016 của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, tồn tại, hạn chế trong công tác QLNN l nh vực văn hóa (trong đó có các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp văn hóa) là sự phối hợp, kết hợp giữa Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội với các Quận, Huyện có

58

lúc còn chưa kịp thời. Từ đó có thể thấy chức năng kết hợp quản lý ngành với quản lý lãnh thổvề quản lý doanh nghiệp văn hóa của thành phố Hà Nội chưa thật sựtốt.

2.3.6 Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý nhà nƣớc về doanh nghiệp văn hóa trên địa bàn Hà Nội

2.3.6.1 Thu n lợi

- Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi, áp dụng thống nhất cho các loại hình doanh nghiệp, bình đẳng và phù hợp trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế; phân định rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, quy định rõ trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, các cấp chính quyền đối với doanh nghiệp, tôn trọng quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp; vai trò, vị thế doanh nghiệp, doanh nhân được đề cao.

- Các văn bản hướng dẫn thực hiện thực hiện Luật Doanh nghiệp như: Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, Nghị định số 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp và Thông tư số 20/2015/TT-BKH ĐT ngày 01/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã quy định rất chi tiết, cụ thể, thể hiện tư duy mới, tính sáng tạo và quyết tâm của Chính phủ, của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với việc cải cách, thay đổi cơ bản về công tác đăng ký kinh doanh theo chuan mực quốc tế.

- Việc triển khai thực hiện Hệ thống Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia (NBRS) thực sự là một cuộc “cách mạng” đối với công tác ĐKKD. NBRS đã ngày càng thực hiện tốt nhiệm vụ là hệ thống thông tin nghiệp vụ chuyên môn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng và vận hành để gửi, nhận, lưu trữ,

59

hiển thị hoặc thực hiện các xử lý khác đối với dữ liệu phục vụ công tác đăng ký doanh nghiệp.

- Việc triển khai Quyết định số 419/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau khi đăng ký thành lập” với những đổi mới trong công tác hậu kiểm đối với doanh nghiệp đã tạo cơ sở nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Công tác cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính trong thời gian qua của thành phố Hà Nội đã có những chuyển biến rõ rệt, nhất là việc thực hiện “cơ chế một cửa liên thông” trong giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến người dân và doanh nghiệp.

- Sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của lãnh đạo Thành phố (Thành ủy, HĐND, UBND) trong công tác tập huấn, quán triệt thực hiện Luật Doanh nghiệp năm 2014, đã tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cơ quan quản lý nhà nước, các cấp chính quyền địa phương và cộng đồng doanh nghiệp trong việc thực thi Luật Doanh nghiệp năm 2005.

2.3.6.2 Khó khăn

Trong quá trình thực hiện Luật doanh nghiệp, công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, đặc biệt là công tác quản lý doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội, qua nghiên cứu, khảo sát thực tế còn gặp những vấn đềkhó khăn, vướng mắc chính sau đây:

* Mộtlà, việc báo cáo nội dung thay đổi

Điều 12 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về Báo cáo thay đổi thông tin của người quản lý doanh nghiệp, như sau:“Doanh nghiệp phải báo cáo Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệpcó trụ sở chính trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngàycó thay đổi thông tin về họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch,số Thẻ căn cước công dân, Giấychứng minh nhân dân, Hộ chiếuhoặc

60

chứng thực cá nhân hợp pháp kháccủa những người sau đây:

1. Thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần;

2. Thành viên Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên;

3. Giám đốchoặc Tổnggiám đốc.”

Hiện nay quy định 3 thủ tục về Đăng ký, thông báo và báo cáo, như sau:

+ Phải đăng ký khi thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

+ Phải thông báo khi thay đổi nội dung Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

+ Phải báo cáo đối với một số trường hợp khác.

Các nội dung trên không có trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng như Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (trừ trường hợp Giám đốc hoặc Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật), vì vậy việc báo cáo là vô lý và không cần thiết. Đề nghị xem xét bỏ điều luật trên và chỉ phải báo cáo một số nội dung thật sự cần thiết, có ý ngh a trong việc theo dõi, quản lý nhà nước.

* Hai là, về trách nhiệm củaNgười đại diện theo pháp luật

Khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2014 có quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, như sau:“Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.”

Thiết ngh , công ty có thể tìm cách trốn tránh trách nhiệm trong các trường hợp bất lợi. Đồng thời gây khó khăn và rủi ro rất lớn cho đối tác giao dịch với công ty, vì không phải lúc nào cũng tiếp cận được Điều lệ và không bảo đảm việc xác định được chính xác nội dung phân quyền cũng như bản

61

Điều lệ nào có hiệu lực thật sự. Do vậy, đề nghị xem xét quy định theo hướng: Công ty hợp danh có nhiều người đại diện theo pháp luật; Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về doanh nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)