KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, VĂN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về doanh nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 44 - 47)

HÓA, XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1.1 Về điều kiện tự nhiên

Hà Nội là thủ đôcủa nướcCộng hoà Xã hội chủ ngh a Việt Nam và cũng làkinh đô của hầu hết các vương triều Việt trước đây. Hà Nội là thành phốlớn nhấtViệt Namvềdiện tích với 3328,9 km2sau đợt mở rộng hành chính năm 2008,đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với hơn 7.500.000 người (năm 2015).Hiện nay, thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là đô thị loại đặc biệtcủa Việt Nam.

Vị trí địa lý: nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' v độ Bắc và 105°44' đến 106°02' độ kinh Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên,V nh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọphía Tây. Hà Nội cách thành phố cảngHải Phòng 120 km, cách thành phố Nam Định 87km tạo thành 3 cực chính của Đồng bằng sông Hồng.Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km2, nằm ở cả hai bên bờsông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn.

Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so vớimực nước biển. Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồngvà chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc

37

Oai, M Đức, với các đỉnh núi cao như Ba Vì (1.281 m), Gia Dê (707 m), Chân Chim (462 m), Thanh Lanh (427 m), Thiên Trù (378 m)... Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng. Thủ đô Hà Nội có bốn điểm cực là: Cực Bắc là xãBắc Sơn, huyện Sóc Sơn; cực Tây là xã Thuần M , huyện Ba Vì; cực Nam là xãHương Sơn, huyệnM Đức; Cực Đông là xãLệ Chi, huyện Gia Lâm.

Khí hậu Hà Nội mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùaẩm. Thời tiết có sự khác biệt rõ ràng giữa mùa nóng và mùa lạnh và có thể phân ra thành bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa nóng bắt đầu từ cuối tháng 4 đến giữa tháng 9, khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều rồi mát mẻ, khô ráo vào tháng 10. Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến hết tháng 3. Từ cuối tháng 11 đến tháng 1 rét và hanh khô, từ tháng 2 đến hết tháng 3 lạnh và mưa phùn kéo dài từng đợt. Trong khoảng cuối tháng 9 đến tháng 11, Hà Nội có những ngày thu với tiết trời mát mẻ (rõ rệt hơn Hải Phòng, Nam Định và nhiều tỉnh phía Bắc khác) do đón vài đợt không khí lạnh yếu tràn về. Tuy nhiên, do chịusự tác động mạnh mẽ của gió mùa nên thời gian bắt đầu và kết thúc của mỗi mùa thường không đồng đều nhau giữa các năm, nên sự phân chia các tháng chỉ mang tính tương đối. Nhiệt độ trung bình mùa đông: 17,2 °C (lúc thấp xuống tới 2,7°C). Trung bình mùa hạ: 29,2°C (lúc cao nhất lên tới 43,7 °C). Nhiệt độ trung bình cả năm: 23,2 °C, lượng mưa trung bình hàng năm: 1.800mm.

2.1.2 Về kinh tế, văn hóa, xã hội

Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị - kinh tế của quốc gia; trung tâm văn hóa lớn; trung tâm khoa học, giáo dục, đào tạo hàng đầu; trung tâm kinh tế lớn của cả nước và trung tâm giao dịch quốc tế; đầu mối giao thông quan trọng quốc gia. Trong nhiều năm liền Thủ đô Hà Nội luôn đạt được nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao. Trong cả giai đoạn 2008-2013, GDP trên địa bàn đạt

38

tốc độ tăng bình quân 9,4%; cao hơn 1,5-1,7 lần so với tốc độ tăng GDP cả nước, ước cả năm 2014 tăng 8,8%.

Cơ cấu kinh tế Thủ đô đang chuyển dịch theo hướng hiện đại, hội nhập. Năm 2013, trong cơ cấu GDP của Thành phố, dịch vụ chiếm tỷ trọng 53,4%; công nghiệp - xây dựng chiếm 41,7% và nông lâm nghiệp chiếm 4,9%. Cơ cấu này tương đương như một số nước phát triển trong khu vực (Thái Lan, Malaixia, Philippine).

Tiềm lực và vị thế của Thủ đô được nâng lên trong nền kinh tế cả nước. Nếu tính theo giá so sánh (năm 1994), quy mô kinh tế Hà Nội ước chiếm 12,73% GDP cả nước (bằng khoảng 1/2 GDP của Thành phố Hồ Chí Minh, cao gấp 3 lần của Hải Phòng và gấp 7 lần của Đà Nẵng). Đời sống nhân dân và các mặt xã hội, đô thị Thủ đô được cải thiện: GDP bình quân đầu người tăng từ 37,1 triệu đồng/người năm 2010 lên 63,3 triệu đồng/người năm 2013, gấp 2 lần so với cả nước, Hà Nội dẫn đầu cả nước về chỉ số phát triển con người và giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 1% (theo chuẩn nghèo cũ); năm 2012 còn 3,55% với 59.365 hộ nghèo (theo chuẩn nghèo mới), số hộ thoát nghèo năm2013 là 16.500 hộ, căn bản xoá hộ nghèo thuộc diện chính sách. Các l nh vực giao thông, hạ tầng đô thị, văn hoá, xã hội, tinh thần được cải thiện, bộ mặt Thủ đô thêm khang trang, hiện đại, vừa giữ được bản sắc Thăng Long văn hiến, đang vươn lên xứng đáng với vị thế trung tâm chính trị, văn hóa, giao dịch quốc tế lớn của cả nước.

Có thể thấy rằng, sau gần 30 năm đổi mới, mở cửa và hội nhập, Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể về kinh tế, xã hội, nâng cao hơn vị thế của Thủ đô. Với những điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng có thể coi là nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên cùng với dân số đông (tỷ lệ trong độ tuổi lao động cao) mà do đó có thể coi là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp văn hóa nói riêng và doanh nghiệp nói chung hoạt động sản xuất, kinh doanh.

39

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về doanh nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 44 - 47)