PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DOANH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về doanh nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 82)

NGHIỆP VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN

TỚI

3.2.1 Định hƣớng phát triển doanh nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020

- Ưu tiên phát triển mạnh các ngành công nghiệp văn hóa mũi nhọn như quảng cáo, giải trí k thuật số, m thuật đồ cổ và thủ công m nghệ, thiết kế m thuật, phim ảnh và video, in ấn xuất bản, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, phát thanh truyền hình; các sản phẩm truyền thống, sản xuất hàng thủ công m nghệ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Khuyến khích thu hút phát triển

75

doanh nghiệp một số ngành công nghiệp chủ lực, mũi nhọn; góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa- hiện đại hóa, đảm bảo tăng nhanh GTSX, GDP, kim ngạch xuất khẩu, thu ngân sách của doanh nghiệp trong nền kinh tế thành phố.

- Khuyến khích khởi sự doanh nghiệp, phát triển mạnh số lượng doanh nghiệp, tạo nhiều việc làm cho người lao động.

- Nâng cao sản xuất, chất lượng hàng hoá của doanh nghiệp. Khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào các ngành nghề sử dụng ít nguyên vật liệu nhập khẩu, sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và giá trị tăng cao.

- Tăng cường việc hợp tác và chia sẻ công nghệ giữa các doanh nghiệp có quy mô khác nhau, phát triển có hiệu quả các chương trình nghiên cứu có khả năng ứng dụng thương mại.

- Cải thiện việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của các doanh nghiệp. - Cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo đuợc môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng cho doanh nghiệp.

- Khuyến khích phát triển các tố chức hiệp hội doanh nghiệp. Tăng cường công tác điều phối thực hiện các hoạt động trợ giúp phát triển doanh nghiệp, phân định trách nhiệm giữa các sở ban ngành và sự phối hợp giữa các cơ quan. Triển khai các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân kinh doanh giỏi, phát huy ý chí kinh doanh và làm giàu chính đáng.

3.2.2 Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về doanh nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới

Một là, phải đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Quản lý nhà nước phải tôn trọng và tạo điều kiện để vận hành các quy luật khách quan của cơ chế thị trường đối với doanh nghiệp, như quy luật cung cầu, quy

76

luật cạnh tranh, quy luật giá trị... Cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, hạn chế sử dụng biện pháp hành chính để can thiệp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Hai là,Nhà nước quản lý doanh nghiệp bằng pháp luật, chấm dứt quản lý bằng các mệnh lệnh hành chính. Pháp luật về doanh nghiệp phải là công cụ để khuyến khích doanh nghiệp tự do phát triển, thể hiện nguyên tắc doanh nghiệp tự do kinh doanh tất cả các ngành, nghề pháp luật không cấm. Công cụ chính sách hành chính của quản lý nhà nước cần được hạn chế trong phạm vi điều tiết v mô, đảm bảo tiến bộ, công bằng trong phân bố các nguồn lực và phân phối lại kết quả sản xuất kinh doanh.

Ba là, trách nhiệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp phải được phân định rõ ràng gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước. Chấm dứt tình trạng chồng chéo trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp của các cơ quan Nhà nước, đảm bảo khi doanh nghiệp vi phạm pháp luật thì luôn có một cơ quan Nhà nước có trách nhiệm xử lý. Mỗi sở, ban ngành thành phố có chức năng, nhiệm vụ hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các quy định pháp luật trong các l nh vực đó; xây dựng quy phạm pháp luật trong l nh vực quản lý nhà nước của mình để doanh nghiệp vừa thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo trật tự an toàn xã hội và không xâm phạm lợi ích của bên thứ ba; kỉểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật của doanh nghiệp thuộc l nh vực minh quản lý.

Bốn là, quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp không tách rời với các hoạt động giám sát doanh nghiệp của các chủ thể khác, Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong xã hội, chủ sở hữu doanh nghiệp cùng tham gia quản lý, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà nước chỉ quản lý bằng pháp luật, chỉ làm những việc thuộc chức năng

77 quản lý hành chính nhà nước.

3.3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DOANH

NGHIỆP VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.3.1 X y dựng quy hoạch phát triển doanh nghiệp văn hóa

Xây dựng quy hoạch phát triển doanh nghiệp văn hóa phải căn cứ vào phương hướng, mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đến năm 2020, tầm nhìn năm 2025. Trong đó, cần đặc biệt quan tâm nghiên cứu, khảo sát theo tình hình đặc điểm dân cư; phát triển kinh tế, định hướng nghề nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đặc điểm về đời sống kinh tế xã hội và các yếu tố về văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán nhằm giữ gìn và phát huy nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong điều kiện hội nhập với nền kinh tế toàn cầu; đảm bảo các quy định, điều kiện trong hoạt động kinh doanh l nh vực văn hóa. Căn cứ vào tình hình thực tiễn của thành phố Hà Nội, công tác quy hoạch doanh nghiệp văn hóa có thể tiến hành theo 3 hướng sau:

- Hướng thứ nhất: Tổng rà soát thống kê, đánh giá thực trạng hoạt động củadoanh nghiệp văn hóa trên địa bàn. Phân loại đối tượng, hình thức tổ chức hoạt động. Đối với cơ sở hoạt động tốt và lành mạnh, thực hiện đúng các quy định của nhà nước thì giữ nguyên hiện trạng, hướng dẫn và tạo điều kiện để các cơ sở này thực hiện hoạt động kinh doanh đúng định hướng, đúng quy định.

Những cơ sở dịch vụ hoạt động không lành mạnh, vi phạm hoặc có biểu hiện vi phạm các quy định của Nhà nước cần phối hợp với các đoàn thể, chính quyền xã, phường, khu phố tăng cường giáo dục vận động chủ cơ sở thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, trong trường hợp cần thiết chuyển loại hình hoạt động qua loại hình ngành nghề khác. Mặt khác đối với chủ cơ sở cho thuê mặt bằng cũng cần tăng cường giáo dục với nhiều hình

78

thức, nêu lên những tác hại ảnh hưởng xấu đến xã hội từ hoạt động kinh doanh thiếu lành mạnh để họ có nhận thức và chấm dứt hợp đồng cho thuê nhà đối với những tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh thường xuyên vi phạm các quy định của Nhà nước.

- Hướng thứ hai: xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch các cơ sở kinh doanh l nh vực văn hóa theo hướng tập trung ở khu vực cụm công nghiệp; các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề; những nơi có mật độ dân cư đông đúc,...Trên địa bàn thị xã hiện nay đã hình thành các khu công nghiệp, các trường học, khu ký túc xá, nhà trọ học sinh, sinh viên với mật độ người khá đông đúc. Chính từ đặc điểm này, cần thực hiện phát triển các doanh nghiệp văn hóa ở những khu vực đó để tạo điều kiện cho công nhân, người lao động và nhân dân tham gia các loại hình sinh hoạt văn hóa, đồng thời tập trung các hoạt động trong khu vực để tăng cường quản lý nhà nước. Quy hoạch này nhằm để hình thành khu sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí lành mạnh, vừa đảm bảo phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân, vừa thuận lợi trong công tác quản lý.

- Hướng thứ ba: Theo quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về xã hội hóa các hoạt động về giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục, thể thao: “Có chính sách thu hút mọi nguồn lực, thành phần kinh tế tham gia các hoạt động và sáng tạo văn hóa nhằm cung cấp, phổ biến và tạo ra nhiều sản phẩm, tác phẩm, công trình văn hóa có chất lượng, dân tộc và hiện đại để không ngừng nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Khuyến khích khôi phục và phát triển các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống, các trò chơi dân gian của các dân tộc Việt Nam”. Do đó, UBND các quận huyện và các cơ quan chuyên môn cần khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có khả năng về vốn và mặt bằng đầu tư phát triển với quy mô lớn, thiết kế hiện đại theo quy hoạch. Đây là hướng để các thiết chế văn hóa hoạt động có hiệu quả của góp phần nâng cao mức hưởng thụ đời sống tinh thần cho nhân dân.

79

Căn cứ thực trạng doanh nghiệp văn hóa hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội, công tác quy hoạch cần quan tâm:

- Quy định các điều kiện ràng buộc đối với các loại hình kinh doanh l nh vực văn hóa nhạy cảmnhư karaoke, vũ trường, các loại hình vui chơi giải trí.

- Giữ nguyên hiện trạng các điểm đang kinh doanh lành mạnh, xóa bỏ dần các điểm kinh doanh mà trong quá trình kinh doanh thường xuyên có vi phạm hoặc vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

3.3.2 Tăng cƣờng công tác giáo dục, tuyên truyền, định hƣớng nhận thức trongxã hội đối với doanh nghiệp văn hóa

Trong thực tế hiện nay, còn một bộ phận nhân dân nhận thức về pháp luật, cơ chế, chính sách về l nh vực văn hoá còn có mặt hạn chế. Vì vậy, đòi hỏi các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể các cơ quan trực thuộc thành phố Hà Nội cần phải tiếp thu, quán triệt những quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nhận thức về phát triển doanh nghiệp văn hoá một cách nghiêm túc; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến cơchế, chính sách, nhất là các văn bản hướng dẫn cụ thể của các cơ quan chuyên môn cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn để vừa góp phần đưa các quy định pháp luật đi vào cuộc sống, tạo môi trường hoạt động kinh doanh l nh vực văn hoá lành mạnh vừa nâng cao nhận thức của họ góp phần hoàn thiện hoạt động quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp văn hoá trong tình hình mới.

Việc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các cơ chế, chính sách về doanh nghiệp văn hoá phải được tiến hành thường xuyên, liên tục thông qua nhiều hình thức thiết thực, cụ thể:

- Tuyên truyền sâu rộng về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về những quy định trong l nh vực văn hóa thông

80

qua hệ thống thông tin đại chúng như tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh, Bản tin. Tổ chức thông tin phổ biến rộng rãi cho các tầng lớp nhân dân để có nhận thức đúng, hiểu biết đầy đủ nhằm thực hiện có hiệu quả chủ trương lành mạnh hóa trong kinh doanh l nh vực văn hóa.

- Các cơ quan chuyên môn kịp thời tuyên truyền các quy định, các điều kiện, các tiêu chuẩn bổ sung về hoạt động dịch vụ văn hóa; những quy định về hình thức xử phạt đối với những hoạt động dịch vụ văn hóa vi phạm pháp luật cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong l nh vực dịch vụ văn hoá. Nội dung tuyên truyền cần ngắn gọn, quy định bằng văn bản cam kết và được treo dán, phổ biến ở những tụ điểm, những cơ sở hoạt động dịch vụ văn hóa để mọi người có thể dễ dàng nhận thấy và tự giác chấp hành.

- Tổ chức thăm quan, học hỏi các mô hình hoạt động văn hoá thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt. Vấn đề này cần thực hiện thường xuyên để các chủ cơ sở nắm bắt kịp thời thông tin và thực hiện.

- Đối với những thái độ và biểu hiện kém văn hóa, những hành vi thiếu lành mạnh, trái với thuần phong m tục, đạo đức của người Việt Nam cần có quy định về hình thức xử phạt kèm theo biện pháp giáo dục như thông báo về cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương và gia đình, thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Tổ chức các buổi tiếp xúc, các buổi giao lưu giữa các chủ cơ sở kinh doanh chấp hành nghiêm túc các quy định về hoạt động kinh doanh l nh vực văn hoá. Đồng thời nhắc nhở những chủ cơ sở chưa chấp hành đúng các quy định trong hoạt động tổ chức kinh doanh, kịp thời thông tin những cơ sở vi phạm bị đình chỉ hoạt động, rút giấy phép hoặc truy tố.

- Cần kịp thời khuyến khích động viên, khen thưởng và đưa ra những quy định về bảo mật, về đảm bảo an toàn đối với tập thể, cá nhân có công

81

khai báo, tố giác, phát hiện những biểu hiện vi phạm tệ nạn xã hội nghiêm trọng trong kinh doanhl nh vực văn hóa.

3.3.3 Tăng cƣờng x y dựng và triên khai thực hiện các nội dung hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp văn hóa; n ng cao ý thức, kiến thức pháp luật và đạo đức kinh doanh cho ngƣời quản lý doanh nghiệp

Tăng cường hỗ trợ pháp lý dành riêng cho doanh nghiệp văn hóa trên cống thông tin điện tử đồng bộ, tạo chuyển biến căn bản về nhận thức pháp lý, ý thức pháp luật và thói quen tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, góp phần nâng cao công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với doanh nghiệp.

Nâng cao năng lực của các cơ quan, tố chức thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách hành chính và công khai thủ tục hành chính tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Tăng cường tố công tác hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn cho các doanh nghiệp. Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp ngay sau đăng ký thành lập doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật. Hỗ trợ miễn phí các doanh nghiệp công bố thông tin đăng ký kinh doanh trên cống thông tin hỗ trợ doanh nghiệp thành phố Hà Nội.

3.2.4 N ng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát đối với doanh nghiệp văn hóa

Trong thời gian qua, hoạt động của lực lượng thanh tra, kiểm tra liên ngành và chuyên ngành của thành phố đã đưa hoạt động kinh doanh l nh vực văn hóa vào nền nếp. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển thì đòi hỏi đời sống tinh thần cũng phải được nâng lên. Vấn đề đặt ra là công tác quản lý và kiểm tra cần được thực hiện như thế nào để đảm bảo yêu cầu vừa phát triển các doanh nghiệp văn hóa, vừa thỏa mãn nhu cầu của xã hội. Do đó, việc nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát về dịch vụ văn hóa cần được các cấp chính quyền quan tâm theo hướng tuyên truyền giáo dục là chủ yếu,

82

đồng thời công tác kiểm tra phải có hình thức răn đe, xử phạt đối với những cơ sở cố tình không chấp hành, vẫn hoạt động trá hình, lén lút, cần thiết phải thu hồi giấy phép kinh doanh và truy tố trước pháp luật đối với những cơ sở vi phạm nghiêm trọng luật pháp Nhà nước. Để đạt được những nội dung trên, cần tập trung vào một số công việc chủ yếu như:

- Cơ cấu và biên chế của lực lượng kiểm tra cần gọn nhẹ. Cán bộ, thành viên làm công tác thanh tra, kiểm tra phải có độ tin cậy, phải được tuyển chọn và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, được rèn luyện về đạo đức, lối sống, có tác phong nhanh nhạy, kịp thời, xử lý nghiêm minh chính xác.

- Thường xuyên rà soát năng lực cán bộ, nhân viên tham gia công tác kiểm tra giám sát. Quan tâm đặc biệt ở những nơi, những khu vực thường xuyên xảy ra những biến tướng trong kinh doanh, trong hoạt động mà dư

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về doanh nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 82)