Công tác ban hành và tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quy phạm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về doanh nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 54)

2.3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CẤP THÀNH PHỐ HÀ NỘI VỀ

2.3.2 Công tác ban hành và tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quy phạm

Nội

Luật Doanh nghiệp năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Trung ương (Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng, Thông tư hướng dẫn của các Bộ, Ngành, ...) đã quy định rõ ràng, chi tiết về công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Trong đó, các doanh nghiệp được phép tự do đăng ký kinh doanh các l nh vực mà Luật không cấm. Vì vậy, thành phố Hà Nội không ban hành riêng các quy định về đăng ký kinh doanh, mà triển khai áp dụng Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn trong điều kiện thực tế ở Thủ đô. Cụ thể:

Văn bản số 8559/UBND-CT ngày 01/12/2015 của UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện công tác quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 và hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo đó, để công tác quản lý doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn

47

thành phố Hà Nội thực hiện đúng quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2014, trong khi UBND Thành phố chưa ban hành Quyết định sửa đổi Quyết định số 29/2012/QĐ-UBND ngày 30/12/2012 và Quyết định số 35/2013/QĐ-UBND ngày 04/9/2013, UBND Thành phố chấp thuận đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản trên và chỉ đạo UBND các quận, huyện, thị xã và các cơ quan quản lý chuyên ngành thuộc Thành phố tiếp tục triển khai các nhiệm vụ đã được quy định tại Quyết định số 29/2012/QĐ- UBND ngày 30/12/2012 của UBND Thành phố về việc quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đối với những quy định trong Quyết định số 29/2012/QĐ-UBND ngày 30/12/2012 và Quyết định số 35/2013/QĐ-UBND ngày 04/9/2013 không phù hợp quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư năm 2014 và các văn bản hướng dẫn, yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã và các cơ quan, đơn vị thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2014.

UBND thành phố Hà Nôi giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, là cơ quan đầu mối hướng dẫn, tổng hợp báo cáo việc thực hiện Quy chế quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội; tiếp tục nghiên cứu sửa đổi Quyết định số 29/2012/QĐ- UBND ngày 30/12/2012 và Quyết định số 35/2013/QĐ-UBND ngày 04/9/2013 theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, hoàn thành trình UBND Thành phố trong quý II năm 2016.

Như vậy, hiện nay công tác quản lý nhà nước với doanh nghiệp văn hóa nói riêng và đối với doanh nghiệp nói chung trên địa bàn thành phố được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư 2014 và những nội dung của “Quy chế quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp

48

và hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội” ban hành kèm theo Quyết định số 29/2012/QĐ-UBND ngày 30/10/2012 vẫn còn phù hợp.

Ngoài ra, từ năm 2010 đến nay. Thành phố Hà Nội còn ban hành các văn bản QPPL về l nh vực văn hóa liên quan đến doanh nghiệp văn hóa như:

- Nghị quyết số 11/2012/NQ-HĐND ngày 13/7/2012 của HĐND thành phố Hà Nội thông qua quy hoạch phát triển văn hóa Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Nghị quyết số 16/2013/NQ-HĐND ngày 17/7/2013 của HĐND thành phố Hà Nội về chính sách khuyến khích đầu tư, huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân vào việc xây dựng công trình văn hóa, công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí và bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Quyết định số 26/2015/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định về quy trình tổ chức tiếpnhận,quản lý và sửdụng các khoản huy động đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân vào việc xây dựng công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí, công trình văn hóa không có khả năng kinh doanh và bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trịvăn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Nghị quyết số 08/2014/NQ-HĐND ngày 11/7/2014 của HĐND thành phố Hà Nội quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong l nhvựcvăn hóa.

2.3.3 Công tác khuyến khích, hỗ trợ cho doanh nghiệp văn hóa

Phát triển doanh nghiệp văn hóa được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nền kinh tế Thủ đô, do vậy, thành phố Hà Nội luôn quan tâm, coi trọng công tác khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt, trong thời kỳ kinh tế suy thoái, lạm phát tăng cao, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất

49

kinhdoanh, nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động. Năm2013, Thành phố Hà Nội đã ban hành Chương trình hành động số 22/CTr-UBND ngày 29/1/2013 tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp. Thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp trên địa bàn. Thông báo số 156/TB-UBND ngày 20/5/2013 về việc lập danh sách các số điện thoại “Đường dây nóng” để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường,giải quyết nợ xấu cho doanh nghiệp. Thành phố cũng đã ban hành Chương trình triển khai các Nghị quyết của Chính phủ; trong đó, dành khoảng 50 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường và 100 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất.

*Hỗ trợ pháp lý: Thành phố đã ban hành các quyết định số 331/QĐ- UBND và 1002/QĐ-UBND V/v ban hành kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2013 và năm 2014; Quyết định 2706/QĐ-UBND ngày 16/6/2011 về ban hành kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2011 - 2014.

Sở Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng và khai thác các cơ sở dữ liệu pháp luật phục vụ hoạt động của doanh nghiệp; tổ chức xây dựng, duy trì, cập nhật cơ sở dữ liệu về văn bản hướng dẫn trong phạm vi do Sở quản lý có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở cho các doanh nghiệp khai thác, sử dụng miễn phí. Bên cạnh việc niêm yết, Sở còn quan tâm đầu tư chất lượng nhằm giúp tổ chức, công dân ngày càng dễ tiếp cận hơn với các thông tin, hướng dẫn về thủ tục hành chính của Sở. Trên Website 100% các thủ tục hành chính đều đạt mức độ 2, tổ chức, công dân có thể tải trực tiếp và mọi biểu mẫu liên quan đến thủ tục hành chính để thực hiện. Ngoài ra Sở còn trang bị các kios điện tử, giúp các tổ

50

chức, công dân có thể tra cứu dễ dàng thông tin, hướng dẫn liên quan đến thủ tục hành chính, cũng như tra cứu tình trạng giải quyết hồ sơ nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Mặt khác, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng tài liệu giới thiệu, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật. Hiện nay, toàn bộ quy trình giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp, cấp giấy chứng nhận đầu tư, quy trình cung cấp thông tin, quy trình chào bán cổ phần riêng lẻ đã được chuan hóa theo đúng quy trình ISO 9001-2000 để kiểm soát chất lượng và công bố các biểu mẫu, hướng dẫn thủ tục hành chính tại Bộ phận một cửa và trên cổng thông tin điện tử của Sở (www.hapi.gov.vn), tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư truy cập và thực hiện các thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, Sở còn xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn bằng văn bản trong l nh vực đăng ký kinh doanh; bộ câu hỏi về ngành nghề kinh doanh có điều kiện để hướng dẫn hỗ trợ tổ chức, công dân.

*Thực hiện hỗ trợ về đào tạo nhân lực:

Các trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề, các tổ chức đoàn thể - chính trị của Thành phố đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cung cấp nhiều lao động có tay nghề cho các doanh nghiệp. Các Sở, ban ngành đã mở các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý, kiến thức về chuyên ngành cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội đã tổ chức hơn 500 khóa đào tạo với tổng số học viên được đào tạo hơn 40.000 học viên.

* Hỗ trợ vay vốn, lãi suất tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh:

Thành phố chủ động trong việc hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn, lãi suất ưu đãi tạo điều kiện thúc đẩy kinh doanh; Ngày 10/4/2013, Thành phố đã có quyết định số 2495/QĐ-UBND về hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các doanh nghiệp, theo đó, đối tượng hỗ trợ được mở rộng. Đồng thời, ngày 09/4/2013, Thành phố có văn bản số 2488/UBND-CT trình Thủ tướng Chính phủ xin chủ

51

trương về hỗ trợ vay vốn cho sản xuất kinh doanh nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp tiếp tục duy trì và phục hồi sản xuất kinh doanh.

* Thực hiện các chính sách tài khóa và các ưu đãi về thuế:

Để kịpthời cho các doanh nghiệp (DN) tậnhưởng chính sách cắt giảm gần 90 giờ khai, nộp thuế. cơ quan Thuế thành phố Hà Nội đã thực hiện các biện pháp tuyên truyền, hỗ trợ, thông tin chính sách mới tới doanh nghiệp. Theo đó, Cục Thuế Hà Nội đã chuyển tải đầy đủ nội dung Thông tư số 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế tới 100% DN trên địa bàn thông qua các hình thức: e-mail, gửi qua đường bưu điện, mời doanh nghiệp lên để chuyển...

Đồng thời, các điểm mới của Thông tư 151 cũng được phổ biến đến toàn thể cán bộ, công chức của đơn vị để nắm bắt đầy đủ các nội dung mới để hướng dẫn người nộp thuế kịp thời, đúng quy định trong quá trình triển khai thực hiện.

Thông tư số 151 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15-11- 2014 với hàng loạt các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, thủ tục hành chính về thuế được cắt giảm, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và áp dụng ngay kỳ khai thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2014. Ngoài ra, theo quy định của Bộ Tài chính, tạm thời chưa thực hiện truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm cả trường hợp đã ban hành Quyết định xử lý truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp đang trong thời gian xử lý khiếu nại) đối với các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong l nh vực giáo dục– đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường...

Là một trong những địa phương có số thu lớn thứ hai trong cả nước nên công tác tuyên truyền, hỗ trợ để người nộp thuế chấp hành các chính sách pháp luật thuế luôn được thành phố Hà Nội ưu tiên hàng đầu. Trong 9 tháng

52

đầu năm 2014, Cục Thuế tổ chức 192 buổi tập huấn cho 115.286 cán bộ thuế và người nộp thuế trên địa bàn; Tổ chức 33 hội nghị đối thoại cho 7.460 doanh nghiệp; Tiếp nhận 2.229 công văn của doanh nghiệp hỏi về chính sách thuế và đã trả lời bằng văn bản 1.717 công văn. Hỗ trợ trực tiếp tại cơ quan Thuế 20.409 lượt doanh nghiệp về chính sách thuế; Trả lời 23.012 cuộc điện thoạihỏi về chính sách, thủ tục về thuế...

2.3.4 Thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với doanh nghiệp văn hóa

Trong những năm vừa qua, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với doanh nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có những chuyển biến tích cực. Công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành thường xuyên, kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm, nâng cao vai trò của quản lý Nhà nước trong l nh vực văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành bám sát yêu cầu nhiệm vụ và hoạt động thực tiễn của Ngành. Hà Nội đã tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra chấn chỉnh và xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong l nh vực văn hóa và dịch vụ văn hóa như: hoạt động vũ trường, quán bar, kinh doanh karaoke, băng, đ a, trò chơi điện tử, quảng cáo ngoài trời, biểu diễn nghệ thuật, kinh doanh dịch vụ văn hóa, xuất nhập khẩu văn hóa phẩm… Theo báo cáo của Sở VH&TT Hà Nội, năm 2017 đã tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với 901 cơ sở, lập biên bản và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 277 trường hợp với tổng số tiền phạt là 2.114.500.000đ; tháo dỡ 4.452 băng rôn, phướn, tờ rơi quảng cáo vi phạm. Tiến hành kiểm tra đột xuất, phát hiện và xử lý các cơ sở hoạt động, kinh doanh dịch vụ văn hóa vi phạm trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Có thể thấy các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã luôn nỗ lực, quyết tâm phòng, năng chặn và xử lý các vi phạm trong l nh vực văn hóa. Điều này giúp đem lại một môi trường phát triển doanh nghiệp lành mạnh,

53

công bằng cũng như bảo vệ các lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp, người dân.

Mặc dù vậy, l nh vực văn hóa là l nh vực rộng lớn, các hành vi vi phạm của doanh nghiệp ngày càng phức tạp, khó phát hiện khiến công tác thanh tra, kiểm tra gặp nhiều trở ngại. Việc tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chiến lược, đề án, quy hoạch phát triển ngành còn những hạn chế nhất định; công tác quản lý nhà nước ở một số quận, huyện có dấu hiệu bị buông lỏng, thậm chí còn yếu kém. Một trong những nguyên nhân khiến công tác thanh tra, kiểm tra gặp khó khăn là do lực lượng thanh tra, hậu kiểm còn mỏng, chế tài xử lý vi phạm còn thiếu hoặc chưa đủ sức răn đe. Công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ theo các quy hoạch, chiến lược, đề án đã được phê duyệt chưa thật tốt. Kỷ cương, kỷ luật hành chính có lúc, có nơi chưa nghiêm; trong đó có tình trạng một số nội dung chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp bộ không được thực hiện, song không xác định trách nhiệm cụ thể và thiếu các biện pháp xử lý, răn đe kịp thời.

2.3.5 Tổ chức bộ máy QLNN cấp Thành phố về doanh nghiệp văn hóa

2.3.5.1 Về cơ cấu tổ chức b máy

Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội là cơ quan hành chính nhà nước nằm trong hệ thống hành chính Cộng hòa Xã hội chủ ngh a Việt Nam. Đây là cơ quan chấp hành củaHội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội, cơ quan hành chính nhà nước ở thành phố Hà Nội, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Nhân dân thành phố và cơ quan nhà nước ở Trung ương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của Chính phủ Việt Namvà các Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân thành phố.UBND thành phố Hà Nội gồm có 22 cơ quan chuyên môn, 30 quận, huyện và 22 ban, ngành, đơn vị trực thuộc.

54

Bảng 2.6: Sơ đồ tổ chức bộ máy của UBND thành phố Hà Nội

2.3.5.2 Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND thành phố Hà Nội được quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội khóa 13 nước Cộng hòa Xã hội Chủ ngh a Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về doanh nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 54)