THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆPVĂN HÓA

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về doanh nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 47)

ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.2.1 Tổng số doanh nghiệp đăng ký lĩnh vực văn hóa

Bảng 2.1 Thống kê số lượng DN đăng kí kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa trên địa bàn TP Hà Nộitừ năm 2010 đến năm 2014

STT

Tổng số doanh nghiệp đăng ký trong lĩnh vực văn hóa doanh nghiệp

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 L nh vực nghệ thuật biểu

diễn, trình diễn thời trang 325 424 432 418 428 2 Điện ảnh, truyền hình, ghi

âm, xuất bản âm nhạc 460 730 805 845 1007

3 Quảng cáo, viết, đặt

biển hiệu 5626 6683 6997 7459 7852

4 Thư viện, bảo tàng,

lưu trữ 20 22 34 48 40

5 Các dịch vụ vui chơi giải

trí 595 840 977 1128 1503

6 Xuất bản, in ấn 460 730 805 845 1007

Tổng số 7486 9429 10050 10743 11837

Nguồn niên giám thống kê TP Hà Nội năm 2015

Hà Nội luôn là một trong hai địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng doanh nghiệp thành lập. Các doanh nghiệp của thành phố Hà Nội đã có sự phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm kinh tế chính trị của đất nước. Sau khi mở rộng địa giới hành chính, số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội gia tăng mạnh mẽ, trong đó có cả doanh nghiệp văn hóa.

Tính đến hết năm 2014, theo số liệu niên giám thống kê thành phố Hà Nội năm 2015, số doanh nghiệp đang hoạt động trong l nh vực văn hóa vào

40

khoảng 11.837 doanh nghiệp trên tổng số 91.428 doanh nghiệp của Hà Nội, chiếm 12,9%.

Từ năm 2010 đến năm 2014, số lượng doanh nghiệp văn hóa tăng mỗi năm khá đều. Cụ thể, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội từ giai đoạn 2010 - 2014 trung bình khoảng hơn 1000 doanh nghiệp/1 năm. Có thể thấy các l nh vực cụ thể của văn hóa có số lượng doanh nghiệp chênh lệch nhau khá nhiều. L nh vực quảng cáo chiếm đa số phần lớn doanh nghiệp văn hóa (66,33%- năm 2014). Số doanh nghiệp hoạt động l nh vực thư viện, bảo tàng, lưu trữ là ít nhất (0,33% - năm 2014). Các l nh vực vui chơi giải trí; điện ảnh, truyền hình; xuất bản in ấn tăng mạnh trong 05 năm vừa qua (gấp hơn 2 lần).

2.2.2 Tổng số lao động doanh nghiệp văn hóa

Đến cuối năm 2014, các doanh nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội đã sử dụng 132.349 lao động, tăng xấp sỉ 1,4 lần so với năm 2010, trung bình mỗi năm tăng thêm hơn 7000 lao động (Bảng 2.2). Trong đó, các doanh nghiệp hoạt động trong l nh vực quảng cáo tạo nhiều công ăn việc làm và giải quyết lao động của thành phố nhiều nhất và có xu thế ngày càng tăng, góp phần đảm bảo thu nhập và việc làm cho lao động người thành phố và lao động nhập cư.

Có thể thấy số lượng lao động chia theo các ngành nghề là không đồng đều. Trong 05 năm gần đây, trong khi các l nh vực quảng cáo, vui chơi giải trí, điện ảnh, truyền hình, xuất bản âm nhạc có xu hướng lao động tăng mạnh. Thì ngành xuất bản, in ấn lại giảm 22,5%. Các ngành thư viện, bảo tàng, lưu trữ, nghệ thuật biểu diễn có số lao động không giao động nhiều.

Bảng 2.2 Thống kê tổng số lao động trong các doanh nghiệp văn hóa trên địa bàn TP Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2014

41

STT

Tổng số lao động trong các doanh

nghiệp văn hóa ngƣời Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 L nh vực nghệ thuật biểu diễn, trình diễn thời trang

2.707 3.438 3.344 3.191 2.850

2

Điện ảnh, truyền hình, ghi âm, xuất

bản âm nhạc

5.462 8.823 9.259 10.420 12.135

3 Quảng cáo, viết, đặt

biển hiệu 53.364 65.243 68.159 70.046 75.197 4 Thư viện, bảo tàng,

lưu trữ 2.180 2.195 2.221 2.389 2.315

5 Các dịch vụ vui

chơi giải trí 22.138 23.704 28.210 29.096 31.645 6 Xuất bản, in ấn 10.591 12.588 12.149 10.666 8.207

Tổng số 96.442 115.991 123.342 125.808 132.349

Nguồn niên giám thống kê TP Hà Nội năm 2015

2.2.3 Vốn sản xuất kinh doanh bình qu n hàng năm

Nhìn chung quy mô vốn đầu tư các ngành nghề kinh doanh của văn hóa đều tăng. Riêng về quảng cáo vốn đầu tư lại có xu hướng giảm mạnh từ năm 2010 trở lại đây (75,4%). L nh vực nghệ thuật biểu diễn tăng 155,4%. L nh vực xuất bản in ấn tăng 18,4%. L nh vực điện ảnh, truyền hình, xuất bản âm nhạc tăng mạnh 340%. L nh vực thư viện, bảo tàng, lưu trữ tăng 70%. Các dịch vụ vui chơi giải trí tăng 113,3%.

Bảng 2.3 Quy mô vốn các doanh nghiệp văn hóa trên địa bàn TP Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2014

42

STT

Quy mô vốn các doanh nghiệp văn

hóa t đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 L nh vực nghệ thuật biểu diễn, trình diễn

thời trang

768 1492 966 1.397 1.961

2

Điện ảnh, truyền hình, ghi âm, xuất

bản âm nhạc

2.670 5.487 6.995 9.186 11.755

3 Quảng cáo, viết, đặt

biển hiệu 148.927 62.834 28.513 52.511 36.681 4 Thư viện, bảo tàng,

lưu trữ 795 897 855 1.203 1.352

5 Các dịch vụ vui

chơi giải trí 23.232 34.156 36.903 38.898 49.559

6 Xuất bản, in ấn 4.176 7.554 7.096 5.697 4.945

Tổng số 180.568 112.420 81.328 108.892 106.253

Nguồn niên giám thống kê TP Hà Nội năm 2015

2.2.4 Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh hàng năm của các doanh nghiệp văn hóa doanh nghiệp văn hóa

So với mức tăng trưởng doanh thu bình quân từ 2010 - 2014 của các doanh nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội là 18%/năm (1054 tỷ đồng/năm) thì một số l nh vực văn hóa có mức doanh thu tăng trưởng vượt bậc, đó là l nh vực quảng cáo (tăng 93%); l nh vực điện ảnh, truyền hình, xuất bản âm nhạc tăng hơn 3 lần; l nh vực thư viện, bảo tang, lưu trữ tăng 62%. Với kết quả sản xuất, kinh doanh khá tốt trong giai đoạn 2010 - 2014, các doanh nghiệp văn hóa ngày càng có những đóng góp quan trọng vào ngân sách Nhà nước nói chung và ngân sách thành phố Hà Nội nói riêng. Đây là

43

nguồn thu lớn và lâu bền vào ngân sách của Thành phố, thể hiện vai trò đặc biệt của doanh nghiệp văn hóa trong sự phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô.

Bảng 2.4 Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp văn hóa trên địa bàn TP Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2014

STT

Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh t đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 L nh vực nghệ thuật biểu diễn, trình diễn

thời trang

578 674 545 522 788

2

Điện ảnh, truyền hình, ghi âm, xuất

bản âm nhạc

1.916 4.698 6.457 6.538 7.884

3 Quảng cáo, viết, đặt

biển hiệu 26.629 30.781 35.798 44.534 51.275 4 Thư viện, bảo tàng,

lưu trữ 197 257 359 358 319

5 Các dịch vụ vui

chơi giải trí 3.796 4.782 7.533 8.300 9.072 6 Xuất bản, in ấn 4.618 8.678 7.409 5.585 4.517

Tổng số 6.289 8.312 9.684 10.973 12.309

Nguồn niên giám thống kê TP Hà Nội năm 2015

2.2.5 Mức lƣơng bình quân tháng của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp văn hóa

Mức lương bình quân tháng của người lao động trong các doanh nghiệp văn hóa đang có chiều hướng tăng khá ổn định trong 05 năm trở lại đây. Từ năm 2010 đến năm 2011 tăng 6%; từ năm 2011 đến năm 2012 tăng 16,4%; từ năm 2012 đến năm 2013 tăng 6,3%; từ năm 2013 đến năm 2014 tăng 4,3%.

44

Trung bình mỗi năm mức lương bình quân tháng của người lao động trong các doanh nghiệp văn hóa tăng 8,3%. Đến hết năm 2014, mức lương bình quân tháng của người lao động là khoảng 6,5 triệu/tháng. Đây là mức lương khá cao so với mức lương tối thiểu vùng năm 2014 Chính phủ quy định là 2,7 triệu đồng/tháng. Cao hơn 44,6% so với GDP bình quân đầu người năm 2014 của Việt Nam là 2.028 $/năm, tương đương 169 USD/tháng, tức khoảng 3,6 triệu/tháng.

Bảng 2.5 Mức lương bình quân của lao người lao động trong các doanh nghiệp văn hóa trên địa bàn TP Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2014

STT

Mức lƣơng bình qu n lao động doanh nghiệp văn

hóa nghìn đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 L nh vực nghệ thuật biểu diễn, trình diễn

thời trang 3.440 3.151 3.041 3.667 4.017

2 Điện ảnh, truyền hình, ghi âm, xuất

bản âm nhạc 5.659 6.666 6.490 8.585 8.805

3 Quảng cáo, viết, đặt

biển hiệu 5.455 5.375 5.851 6.506 6.572

4 Thư viện, bảo tàng,

lưu trữ 3.730 5.154 7.146 6.310 6.004

5 Các dịch vụ vui chơi

giải trí 3.873 4.370 5.444 5.865 6.063

6 Xuất bản, in ấn 7.080 6.280 8.106 7.421 8.552

Tổng số 4.873 5.166 6.013 6.392 6.669

Nguồn niên giám thống kê TP Hà Nội năm 2015

2.3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DOANH NGHIỆP VĂN

45

2.3.1 Công tác phát triển quy hoạch doanh nghiệp văn hóá

UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 91/QĐ-UBND ngày 11/01/2016, phê duyệt kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (trong đó có doanh nghiệp văn hóa) thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020.

Kế hoạch nhằmhỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, nâng cao khả năng cạnh tranh; tiếp cận vào nền kinh tế thế giới và chuỗi giá trị toàn cầu thông qua việc tạo lập môi trường thuận lợi, bình đẳng, ổn định cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện các hoạt động kinh doanh và đóng góp ngày càng cao vào phát triển kinh tế thành phố Hà Nội. Đồng thời, tăng cường, nâng cao hiệu quả các chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệpnhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Trong giai đoạn 2016-2020, Thành phố dự kiến tăng số doanh nghiệp nhỏ và vừa khoảng 9%-10%/năm; tạo thêm khoảng 1.000.000 chỗ làm việc mới; tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố; đóng góp cho ngân sách nhà nước trên 30% mỗi năm và đến cuối năm 2020 có khoảng 700 doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong l nh vực công nghiệp hỗ trợ; đáp ứng cơ bản về mặt bằng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệpnhỏ và vừa.

Để cụ thể hóa các mục tiêu đề ra, Thành phố đưa ra 8 nhiệm vụ chủ yếu gồm: Tập trung hoán thiện khung pháp lý, cải cách hành chính và cơ chế tài chính nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch, thông thoáng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển; Cải thiện tình trạng thiếu mặt bằng sản xuất, tăng cường bảo vệ môi trường thông qua việc lập và công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn tín dụng; Khuyến khích phát triển các công cụ tài chính hỗ trợ các tổ chức tài chính, tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn theo hướng giảm thiểu tài sản đảm bảo, tài sản thế chấp; Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận

46

thông tin, khai thác thông tin và tìm kiếm đối tác mở rộng thị trường; đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu…

Song song với các nhiệm vụ, Thành phố đề ra 09 nhóm giải pháp như: Hoàn thiện khung pháp lý về gia nhập, hoạt động và rút lui khỏi thị trường của doanh nghiệp; Hỗ trợ tiếp cận tài chính, tín dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện đổi mới sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh; Phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tập trung vào nâng cao năng lực quản trị cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa;…

Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì, chỉ đạo, là đơn vị đầu mối tổ chức thực hiện, định kỳ tổng hợp, đề xuất và báo cáo UBND Thành phố.

2.3.2 Công tác ban hành và tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến doanh nghiệp văn hóa của thành phố Hà phạm pháp luật liên quan đến doanh nghiệp văn hóa của thành phố Hà Nội

Luật Doanh nghiệp năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Trung ương (Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng, Thông tư hướng dẫn của các Bộ, Ngành, ...) đã quy định rõ ràng, chi tiết về công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Trong đó, các doanh nghiệp được phép tự do đăng ký kinh doanh các l nh vực mà Luật không cấm. Vì vậy, thành phố Hà Nội không ban hành riêng các quy định về đăng ký kinh doanh, mà triển khai áp dụng Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn trong điều kiện thực tế ở Thủ đô. Cụ thể:

Văn bản số 8559/UBND-CT ngày 01/12/2015 của UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện công tác quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 và hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo đó, để công tác quản lý doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn

47

thành phố Hà Nội thực hiện đúng quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2014, trong khi UBND Thành phố chưa ban hành Quyết định sửa đổi Quyết định số 29/2012/QĐ-UBND ngày 30/12/2012 và Quyết định số 35/2013/QĐ-UBND ngày 04/9/2013, UBND Thành phố chấp thuận đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản trên và chỉ đạo UBND các quận, huyện, thị xã và các cơ quan quản lý chuyên ngành thuộc Thành phố tiếp tục triển khai các nhiệm vụ đã được quy định tại Quyết định số 29/2012/QĐ- UBND ngày 30/12/2012 của UBND Thành phố về việc quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đối với những quy định trong Quyết định số 29/2012/QĐ-UBND ngày 30/12/2012 và Quyết định số 35/2013/QĐ-UBND ngày 04/9/2013 không phù hợp quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư năm 2014 và các văn bản hướng dẫn, yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã và các cơ quan, đơn vị thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2014.

UBND thành phố Hà Nôi giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, là cơ quan đầu mối hướng dẫn, tổng hợp báo cáo việc thực hiện Quy chế quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội; tiếp tục nghiên cứu sửa đổi Quyết định số 29/2012/QĐ- UBND ngày 30/12/2012 và Quyết định số 35/2013/QĐ-UBND ngày 04/9/2013 theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, hoàn thành trình UBND Thành phố trong quý II năm 2016.

Như vậy, hiện nay công tác quản lý nhà nước với doanh nghiệp văn hóa nói riêng và đối với doanh nghiệp nói chung trên địa bàn thành phố được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư 2014 và những nội dung của “Quy chế quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp

48

và hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội” ban hành kèm theo Quyết định số 29/2012/QĐ-UBND ngày 30/10/2012 vẫn còn phù hợp.

Ngoài ra, từ năm 2010 đến nay. Thành phố Hà Nội còn ban hành các văn bản QPPL về l nh vực văn hóa liên quan đến doanh nghiệp văn hóa như:

- Nghị quyết số 11/2012/NQ-HĐND ngày 13/7/2012 của HĐND thành phố Hà Nội thông qua quy hoạch phát triển văn hóa Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Nghị quyết số 16/2013/NQ-HĐND ngày 17/7/2013 của HĐND thành phố Hà Nội về chính sách khuyến khích đầu tư, huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân vào việc xây dựng công trình văn hóa, công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí và bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Quyết định số 26/2015/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội về

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về doanh nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 47)