7. Kết cấu của luận văn
1.4.4. Sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương
Sự phát triển và triển vọng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có
ảnh hưởng lớn đến việc thu hút, tuyển dụng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân
lực chất lượng cao. Kinh tế - xã hội phát triển, tạo các điều kiện thuận lợi cho
con người làm việc và sinh sống, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người, nhất là những người có trình độ cao như: kết cấu hạ tầng tốt; các dịch vụ phục vụ con người đầy đủ (bao gồm giáo dục, y tế, văn hóa, giải trí…), môi trường học tập, nghiên cứu sẽ tốt hơn và dĩ nhiên có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm cho người có trình độ cao, từ đó mức thu nhập của họ sẽ cao hơn nơi khác.
Sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương tạo điều kiện tăng thu ngân sách để
các địa phương có điều kiện để tăng nguồn kinh phí hỗ trợ, kêu gọi các đối
tượng về làm việc. Đây chính là một trongnhững nguyên nhân quan trọng của di
cư, “chảy máu chất xám” trên thế giới và cả trong nước.
Ngày nay, với công nghệ hiện đại, hệ thống thông tin rộng khắp và minh
bạch hơn, người có trình độ cao có thể tìm hiểu rõ sự phát triển kinh tế - xã hội,
mức sống, điều kiện sống cũng như chính sách và triển vọng phát triển của các địa phương để quyết định lựa chọn nơi làm việc của mình.
Tuy nhiên, qua thực tiễn kinh nghiệm, với đặc điểm văn hóa Việt Nam,
văn hóa vùng miền, cho nên, dù có sự chênh lệch mức sống, điều kiện sống cũng
có thể thu hút được nhiều người. Bởi, đối với những người trình độ cao có tâm
huyết, có nhu cầu đóng góp cho sự phát triển của địa phương, cho Nhà nước thì
sự chênh lệch trên chưa phải quyết định tất cả, mà sự tin tưởng vào chính sách,
triển vọng phát triển của địa phương là một động lực quan trọng để thu hút họ.