Tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngo ại thành Hà Nộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành hà nội (Trang 54 - 63)

Những năm qua, công tác giải quyết việc làm cho thanh niên ngoại thành Hà Nội đã đạt được kết quả bước đầu rất quan trọng. Cơ chế, chính sách về lao động, việc làm được chú trọng, phù hợp với cơ chế thị trường và từng bước hội nhập với thị trường lao động quốc tế. Hệ thống văn bản quản lý nhà nước về lao động, việc làm được bổ sung ngày càng hoàn thiện. Nhiều luật mới ra đời và đi vào thực tiễn đời sống như Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài,… và nhiều văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo ra hành lang pháp lý về giải quyết việc làm cho thanh niên ngoại thành Hà Nộị

Cùng với cơ chế, chính sách và hệ thống văn bản pháp luật là các chương trình mục tiêu: Chương trình phát triển nơng nghiệp, nơng thơn; Chương trình phát triển cơng nghiệp, dịch vụ; Chương trình xây dựng và phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao và các chương trình, dự án trọng điểm kinh tế - xã hội được thực hiện, góp phần giải quyết việc làm, từng bước nâng cao đời sống của người lao động.Thực hiện Chương trình về việc làm, thơng qua các chính sách, nguồn lực hỗ trợ có sự lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác như Chương trình 134, Chương trình 135, phát triển kết cấu hạ tầng về đường giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch, trạm xá, trường học, cơng trình văn hóa,…

2.2. Tình hình thc hiện chính sách đào tạo ngh cho thanh niên khu vc ngoi thành Hà Ni ngoi thành Hà Ni

2.2.1. Các cơ sởđào tạo ngh cho thanh niên khu vc ngoi thành Hà Ni

Việc phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề bao gồm các trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề và các tổ chức cá nhân được quan tâm, chú trọng đảm

bảo về sốlượng và chất lượng đáp ứng được với yêu cầu, mục tiêu của quá trình giáo dục, đào tạọ Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 316 cơ sở dạy nghề, trong đó tư thục chiếm 68,67% gồm :

+ Trường Cao đẳng nghề: 25 cơ sở, trong đó tư thục chiếm 40% + Trường trung cấp nghề: 43 cơ sở, trong đó tư thục 53,5% + Trường dạy nghề: 5 cơ sở

+ Trung tâm dạy nghề: 59 cơ sở, trong đó tư thục chiếm 62,7%

+ Phân hiệu trường CĐN, TCN và trường dạy nghề đặt tại Hà Nội: 03 cơ sở + Trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp tham gia dạy nghề: 36 cơ sở.

+ Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giới thiệu việc làm, trung tâm khác có dạy nghề: 31 cơ sở

+ Doanh nghiệp đăng ký hoạt động dạy nghề: 113 cơ sở.

- Trên địa bàn các Quận, Huyện có 92 cơ sở dạy nghề công lập, gồm: 15 trường cao đẳng nghề, 20 trường trung cấp nghề và 57 trung tâm dạy nghề đáp ứng về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, về chương trình đào tạo trong cơng tác đào tạo nghề.

- Trong những năm qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham mưu trình UBND Thành phố giao 4 huyện xây dựng đề án thành lập trung tâm dạy nghề tại các huyện: Ba Vì, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Quốc Oaị Đến nay chưa thành lập do thực hiện chủ trương tạm dừng triển khai các Dự án xây dựng trung tâm dạy nghề công lập trên địa bàn quận, huyện, thị xã trong thời gian chờ Thông tư Liên tịch của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn việc sáp nhập các trung tâm dạy nghề công lập, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp và dạy nghề trên địa bàn huyện để thành lập trung tâm mớị

- Tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg giai đoạn 2010-2014 có 88 cơ sở dạy nghề, trong đó: 09 trường cao đẳng nghề; 17 trường trung cấp nghề; 17 trung tâm dạy nghề; 12 trường đại học, cao đẳng

và trung cấp chuyên nghiệp; 33 cơ sở khác và doanh nghiệp có dạy nghề. Nhìn chung các cơ sởđào tạo đã quan tâm chú trọng đến việc bảo đảm chất lượng đào tạo với các chuyên ngành phong phú, đa dạng như : điện công nghiệp, hàn, công nghệ ô tô, cắt gọt kim loại, điện tử cơng nghiệp, kỹ thuật máy lạnh và điều hịa khơng khí, kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật chế biến món ăn, cơng nghệ thông tin, vận hành máy thi công nền...

Quy mô đào tạo một số nghề theo 3 cấp trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề

Tên nghđào tạo

Quy mơ đào tạo

Trình độCĐN Trình độ TCN Trình độ SCN Số lượng đào tạo Số cơ sở đào tạo Số lượng đào tạo Số cơ sở đào tạo Số lượng đào tạo Sốcơ sở đào tạo

1 Điện công nghiệp 1270 17 1035 23 495 10

2 Điện dân dụng 460 11 490 11 1930 14

3 Điện tử công nghiệp 550 11 445 10 225 5

4 Điện tử dân dụng 215 6 200 6 575 3

5 Công nghệ ô tô 800 10 950 14 990 8

6 Công nghệ thông tin (ứng

dụng phần mền) 200 1 170 4 30 1

7 Cơ điện tử 285 3 1o5 1 40

8 Cắt gọt kim loại 545 10 835 11 335 5

9 Cấp thoát nước 120 3 190 4 230

10 Chăn nuôi gia súc, gia cầm 30 1 60 1 240

11 Dịch vụ nhà hang 285 1 225 2 275

12 Hàn 995 18 1440 22 2635 18

13 Hướng dẫn du lịch 320 4 135 1 100

14 Hệ thống điện 370 2 310 2

Tên nghđào tạo

Quy mô đào tạo

Trình độCĐN Trình độ TCN Trình độ SCN Số lượng đào tạo Số cơ sở đào tạo Số lượng đào tạo Số cơ sở đào tạo Số lượng đào tạo Sốcơ sở đào tạo 16 Kỹ thuật chế biến món ăn 270 3 675 7 940 4

17 Kỹ thuật máy lạnh và điều

hồ khơng khí 220 5 410 8 290 6

18 Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp

máy tính 755 8 610 14 515 1

19 Lập trình máy tính 680 12 205 4 420 3

20 May thời trang 610 3 525 5 320

21 May và thiết kế thời trang 185 3 405 3 540 1

22 Nghiệp vụ nhà hang 170 4 205 5 125 3 23 Nguội chế tạo 75 2 140 4 120 2 24 Quản trị cơ sở dữ liệu 335 7 200 4 40 1 25 Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ 395 7 80 3 90 2 26 Quản trị mạng máy tính 1.380 19 465 8 110 2 27 Thiết kếđồ họa 350 7 160 5 90 2

28 Thiết kế trang Web 120 2 115 3 40 1

29 Thú y 30 1 30 1 230 2

30 Tin học văn phòng 180 1 75 2 2.615 20

Tổng số 16366 216 12209 211 15215 126

Qua bảng trên có thể thấy các ngành nghềđào tạo của các trường cao đẳng nghề tại Hà Nội rất đa dạng, phong phú, đáp ứng được hầu như tất cả nhu cầu học các nghề của học viên muốn theo học. Tuy nhiên vấn đềđặt ra là làm sao tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người muốn học về địa điểm, tài chính và đảm bảo chất lượng đào tạo của các cơ sở tham gia đào tạo nghề cũng như quản lý và đầu tư vào những ngành nghề trọng điểm để khẳng định chất lượng cũng như thương hiệu của trường nghề nói chung và các trường cao đẳng nghề nói riêng trên địa bàn Thành phố Hà Nộị Danh mục đào tạo nghề đa dạng, phong phú là một lợi thế trong việc đáp ứng nhu cầu của người tham gia học nhưng cũng dẫn đến một thực trạng không tốt. Đó là sự dàn trải, khơng tập trung dẫn đến việc giáo viên không đáp ứng yêu cầu chuyên môn, cơ sở vật chất không đảm bảo điều kiện cho việc dạy nghề. Cơ cấu đào tạo theo cấp trình độ và nghề đào tạo chưa hợp lý, chưa gắn bó hữu cơ với nhu cầu nhân lực của ngành kinh tế (VD: nghề kế tốn, quản trị kinh doanh hiện nay là nghề có quy mô đào tạo lớn nhất ở cả 3 cấp trình độ), nhiều nghề các trường cao đẳng nghề chưa đào tạo, chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực kỹ thuật chất lượng cao cho sản xuất và thịtrường lao động.

2.2.2. Thc hiện đào tạo ngh và gii quyết vic làm cho thanh niên khu

vc ngoi thành Hà Ni

Công tác đào tạo và giải quyết việc làm cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội đã được các cấp, các ngành chú trọng, quan tâm tiến hành đồng bộ nhiều hình thức,biện pháp để không ngừng nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề. Những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã góp phần tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để thanh niên có cơ hội tự tạo việc làm và có việc làm, đáp ứng yêu cầu bức xúc về đời sống, góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hộị Một trong 6 mục tiêu của Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2010 được Chính phủ phê duyệt ngày 29/4/2003 là cố gắng giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm trong thanh niên; nâng cao thu nhập cho thanh niên và gia đình trẻ. Trong đó nêu rõ chỉ tiêu cụ thể là: "Tạo thêm nhiều việc làm mới, phấn

đấu khoảng 1 - 1,1 triệu thanh niên được giải quyết việc làm mỗi năm”. Từ năm 2005 đã có Quyết định 81/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn. Theo quyết định này, mỗi nông dân bị thu hồi đất được hỗ trợ 300 nghìn đồng /người /tháng. Kinh phí trên được phân bổ về các cơ sở dạy nghề ở địa phương chứ không cấp trực tiếp cho người dân. Tuy nhiên, các cơ sở dạy nghề ở địa phương lại không mặm mà với việc hỗ trợ nông dân chuyển đổi nghề nghiệp. Vậy là người dân mất đất cũng chẳng thể “đổi nghiệp”. Trước đây, Hà Nội cũng đã xây dựng đề án về một số giải pháp hỗ trợổn định đời sống, đào tạo nghề và việc làm cho các hộ dân vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Với 4 giải pháp: Thành lập quỹ hỗ trợ, ổn định đời sống, phổ cập giáo dục, học nghề và việc làm cho các hộ dân bị thu hồi trên 30% đất sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, thực tế những hỗ trợ này chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Trong khi nơng dân than phiền khơng có việc làm, nhưng lại chỉ một số ít biết tổ chức học, chuyển nghề. Rõ ràng, trước một bối cảnh đầy thách thức mới như hiện nay thì chúng ta cần phải đánh giá lại toàn diện các giải pháp.

Bên cạnh đó, do phần lớn thanh niên ngoại thành khơng có tay nghề, trình độ nên sau khi bị mất đất, họ xin vào các cơng ty, xí nghiệp đóng trên địa bàn đều bị trả về vì khơng thể đáp ứng u cầu cơng việc. Một số rất ít thanh niên được chính quyền cho tham gia vào các lớp đào tạo nghề thì xin được vào các cơng ty, xí nghiệp để làm cơng nhân nhưng chẳng làm được bao lâu vì cơng ty, xí nghiệp khơng có việc làm thường xun, trả lương bèo bọt, khơng có chế độ đãi ngộ, ưu tiên.Trước thực trạng này, thời gian qua nhiều địa phương trong vùng quy hoạch đô thị ở Hà Nội đã quyết định lập phương án liên kết với các trường dạy nghề để tạo điều kiện cho con em nông dân được theo học sau khi giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, như thế vẫn chưa đủ. Để đảm bảo cho người dân mất ruộng có việc làm, các địa phương cần thống nhất ưu tiên cho con em những hộ có ruộng bị thu hồi được hưởng chính sách đào tạo và tìm việc làm trong các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp và tại các khu chung cư. Ngồi

các chính sách hỗ trợ về việc làm, địa phương cũng đầu tư, mở rộng thêm các chợ thương mại để tạo môi trường kinh doanh, buôn bán cho bà con nông dân, giải quyết một phần lao động dôi dư ởđịa phương.

Tại kế hoạch thực hiện Chương trình 05-Ctr/TU về phát triển kinh tế ngoại thành và từng bước hiện đại hố nơng thơn giai đoạn 2006-2010, những hướng đi khá cụ thể cũng đã được xác định như: Triển khai các dự án vùng hoa tập trung Tây Tựu (Từ Liêm); vùng rau an toàn Yên Mỹ, Duyên Hà (Thanh Trì); Đặng Xá, Văn Đức (Gia Lâm); Vân Nội, Nam Hồng (Đông Anh); Thanh Xuân (Sóc Sơn). Các vùng trũng ở một số huyện ngoại thành cũng có hướng chuyển đổi sang ni trồng thuỷ sản. Hình thành vùng chăn ni bị chất lượng cao ở Sóc Sơn, Gia Lâm... Để chuyển dịch cơ cấu lao động, Chương trình 05 - Ctr/TU cũng đã xác định việc xây dựng các trung tâm đào tạo nhân lực kết hợp giải quyết việc làm tại 4 huyện ngoại thành. Việc xây dựng các trung tâm được gắn kết với thực hiện đề án dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn và xây dựng đề án chuyển đổi nghề, giải quyết lao động cho vùng bị mất đất.

Bên cạnh việc tìm hướng để hiện đại hoá cho sản xuất và cơ sở hạ tầng, một vấn đề không kém phần quan trọng đó là xác lập và thực hiện quy hoạch kiến trúc không gian nông thôn ngoại thành phù hợp với q trình đơ thị hố, hài hồ giữa tính truyền thống và hiện đạị Giữ gìn một số làng cổ, làng nghề, khu di tích lịch sử - văn hố, xây dựng mới làng, xã sinh thái để phát triển du lịch là thế mạnh tiềm năng và quý giá của vùng ngoại thành. Chương trình cho vay tín dụng để đi lao động nước ngồi; chương trình tín dụng để nâng cấp mở rộng cơ sở dạy nghề, mua sắm thiết bị mở rộng cơ sở; Chương trình tư vấn, hỗ trợ thanh niên khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp...

Ủy ban nhân dân thành phố đã phê duyệt đề án “ Phát triển thị trường lao động thành phố Hà Nội giai đoạn 2006-2010, định hướng 2015”, đặt ra những mục tiêu và giải pháp cụ thể nhằm phát triển thị trường lao động, nâng cao trình độ lao động và tạo thêm nhiều việc làm cho người dân. Sau gần 2 năm thực hiện, đề án đã đạt được những kết quả khả quan, hoạt động phát triển thị trường

lao động được đẩy mạnh, giải quyết việc làm cho 172.000 người (2006-2007), đạt 102% kế hoạch, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị từ 6,06 (2006) xuống còn 5,74% (2007). Một số định hướng, chính sách đã đi vào cuộc sống, tạo môi trường cho thị trường lao động hoạt động năng động và hiệu quả hơn. Đặc biệt, các chính sách phát triển dịch vụ việc làm đã góp phần hình thành mạng lưới các trung tâm, doanh nghiệp, tổ chức liên kết, phối hợp tham gia có hiệu quả. Cáchoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm phong phú, đa dạng trên toàn thành phố đã mang lại hàng chục nghìn cơ hội việc làm cho người lao động. Riêng năm 2007, với 3 phiên giao dịch trên sàn giao dịch việc làm do Hà Nội tổ chức, đã thu hút hàng chục nghìn người tham gia, trong đó gần 5.000 người đã tìm được việc làm ngay trong ngày giao dịch.

Thực hiện đề án 1956 đào tạo nghề cho lao động thanh niên nông thôn khu vực ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2010 – 2015. Đã tổ chức dạy nghề 3.764 lớp đào tạo trình độ sơ cấp cho 132.109 người, trong đó: Nghề phi nông nghiệp 2.072 lớp/72.880 người chiếm 55,2 %; Nghề nông nghiệp 1.692 lớp/ 59.229 người chiếm 44,8 %, gồm các đối tượng: Đối tượng hưởng chính sách người có cơng với cách mạng3.257 người; Bị thu hồi đất 16.612 người; Người khuyết tật 867 người; Hộ nghèo 8.647 người; Dân tộc thiểu số 5.429 người; Trong 6 năm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành hà nội (Trang 54 - 63)