Đánh giá việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu v ực ngoại thành Hà Nộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành hà nội (Trang 70 - 78)

2.3.1. Quy trình thc hin chính sách

Việc đánh giá quy trình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội là q trình vừa mang tính trước mắt, vừa mang tính lâu dài nhanh tìm ra những mặt làm được và chưa làm được của quy trình để rút ra bài học kinh nghiệm cho những lần sau thực hiện tốt hơn. Quy trình đó là tổng thể những cách thức, biện pháp của các tổ chức, lực lượng có liên quan

đến việc ban hành các chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, chỉ có cơ quan cấp trên có thẩm quyền mới đánh giá được quy trình thực thi các chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nộị Căn cứ vào kết quả thực hiện các Chương trình, dự án, kế hoạch, quá trình hướng nghiệp dạy nghề ở các trung tâm, trường dạy nghề….để đánh giá quy trình thực hiện chính sách ở mức độ nào, mặt nào làm được, mặt nào làm chưa được, chỉ ra nguyên nhân cuả những hoạt động đó, trong đó đề cao vai trị, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện quy trình về việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên của cơ quan cấp trên. Đểđánh giá đúng việc thực hiện các chính sách đào tạo nghề cho thanh niên có đúng với quy trình khơng thì cần tổ chức, lực lượng có liên quan, am hiểu về các lĩnh vực để đánh giá một cách khách quan, cơng bằng, dân chủ, minh bạch, chính xác. Mục đích của việc đánh giá này là nhằm thực hiện tốt hơn các chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, là cơ sở căn cứ để Đảng, Nhà nước ban hành các chính sách tiếp theo, các văn bản, hướng dẫn có liên quan đến việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nói chung và thanh niên ngoại thành Hà Nội nói riêng.

2.3.2. Kết quđạt được

Việc đánh giá thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết để đảm bảo cho việc thực hiện những chính sách đó đi vào thực tiễn cuộc sống, đạt được những kết quả như mong muốn. Việc đánh giá này được thực hiện dưới nhiều hình thức và rất khác nhau về tính phức tạp và tính chuẩn mực. Các đánh giá về thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội thường được các cơ quan, chức năng, ban ngành trên địa bàn các huyện, các địa phương tiến hành với những nội dung khác nhau tuỳ theo mục đích, yêu cầu của chủ thể như : Đánh giá đầu vào của chính sách đào tạo nghề; đánh giá đầu ra của chính sách đào tạo nghề; đánh giá hiệu lực thực hiện chính sách ; đánh giá hiệu quả mang lại của chính sách đào tạo nghề ; đánh giá q trình chính sách đào tạo nghề. Về đánh giá đầu vào của chính sách đào tạo nghề cho thanh niên. Đánh

gía đầu vào nhằm đo lường số lượng của đầu vào các chương trình thực thi chính sách đào tạo nghề cho thanh niên bao gồm số lượng các yếu tố được huy động sử dụng và sự nỗ lực của người học để hồn thành mục tiêu của chính sách đào tạo nghề.

Các yếu tố đầu vào của chính sách đào tạo nghề cho thanh niên là nhân sự, các điều kiện vật chất như trường học, trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện truyền thơng, chi phí tài chính cho sự vận hành…được tính tốn bằng thước đo giá trị. Khi tiến hành phân tích đánh giá đầu vào của q trình chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, cần áp dụng các phương pháp tính tốn mọi chi phí cho các q trình chính sách đào tạo nghề trên cơ sởđịnh mức tài chính hiện hành của các cơ sởđào tạo, trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề cho thanh niên.

Đánh giá đầu ra của chính sách đào tạo nghề cho thanh niên là xem xét kết quả đầu ra của các chương trình, dự án trong mối tương quan giữa việc sử dụng các nguồn lực và thực hiện mục tiêu chương trình chính sách đào tạo nghề cho thanh niên một cách cụ thể. Việc xác định đầu ra cũng tuỳ thuộc vào từng chương trình hoặc dự án được kế hoạch hố. Mục đích chính của đánh giá thực thi là đểxác định xem chính sách đào tạo nghề đem lại những gì cho thanh niên, việc đánh giá này sẽ cung cấp những dữ liệu cần thiết để kiểm nghiệm tính đúng đắn thực tế của những chính sách ban hành.

Đánh giá hiệu lực thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, loại đánh giá này không đơn giản chỉ để xác định các đầu vào hoặc đầu ra chương trình chính sách, mà cịn nhằm mục tiêu xác định xem các chương trình, dự án đang thực hiện có tạo ra những kết quả phù hợp với mục tiêu của chính sách khơng. Trong loại đánh giá này, kết quả thực thi của một chương trình nhất định được so sánh với những mục tiêu mong muốn để xác định chương trình có đạt được mục tiêu của chính sách khơng và xem xét có cần phải điều chỉnh các mục tiêu theo thành quả của chương trình hay khơng. Trên cơ sở đó, đưa ra những

khuyến nghị sửa đổi hoặc thay đổi các chương trình chính sách đào tạo nghề cho thanh niên.

Đánh giá hiệu quả chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nhằm xem xét các chi phí cho một chương trình, dự án cụ thể để đạt được những mục tiêu mong muốn. Các đánh giá đầu vào và đầu ra là cơ sở chủ yếu cho loại đánh giá này, căn cứ vào cách đánh giá này có thể dễ dàng nhận thấy những ưu, khuyết điểm trong thực hiện các chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, biểu hiện ở kết quả thực tế của những mơ hình sản xuất kinh doanh, kết quả lao động thực tế được đo lường bằng những sản phẩm ra thị trường trong và ngoài nước và mức độđạt được trong các nhiệm vụđề rạ

Đánh giá q trình chính sách đào tạo nghề là việc xem xét các phương pháp tổ chức thực hiện các hoạt động chính sách, bao gồm các quy trình và thủ tục được áp dụng vào thực hiện các chương trình, dự án thuộc chính sách đào tạo nghề cho thanh niên. Mục tiêu của đánh giá này nhằm xác định xem liệu quá trình duy trì các chính sách đào tạo nghề cho thanh niên có thể được tổ chức hợp lý và được thực hiện hiệu quả hơn không. Hướng tới mục tiêu này, sự thực thi một chính sách đào tạo nghề cho thanh niên luôn được chia thành các nhiệm vụ cụ thể như hoạch định các chương trình thực hiện, cơng tác đảm bảo cho việc thực hiện, đánh giá về những ý kiến phản hồi của các lực lượng có liên quan…

Trong những năm vừa qua, việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nói chung và thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội nói riêng đã nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát hợp của các tổ chức, lực lượng có liên quan từ việc ban hành các văn bản, chỉ thị, hướng dẫn đến các chế tài, quy định đảm bảo cho việc thực thi các chương trình dự án đó. Các tổ chức, lực lượng có liên quan đã xây dựng những chương trình, kế hoạch cụ thể, sát hợp đúng với tơn chỉ, mục đích để khuyến khích, thu hút thanh niên, tạo mọi điều kiện đểcho thanh niên có cơ hội tìm kiếm viêc làm. Nhờ vậy, ở những trung tâm hướng nghiệp, trường dạy nghề, các nhà máy, xí nghiệp ln có lượng lớn người lao động tham gia, đối tượng chủ yếu là thanh niên. Những ngành nghề đào tạo,

hướng nghiệp rất phổ thông phù hợp với trình độ nhận thức, năng lực, sởtrường của mỗi thanh niên, chi phí xã hội cho những ngành mà thanh niên theo học cũng đáp ứng được với điều kiện của từng gia đình, từng địa bàn. Sự đào tạo đó có sự đa dạng về các loại hình để cho thanh niên có thể tìm hiểu xem tiện ích của những ngành mà mình theo học, nhu cầu của thị trường sau khi học xong có cần khơng, để có những định hướng theo học.

Kết quả ra trường của người lao động chính là nơi làm việc, có thu nhập ổn định, lâu dài, đó chính là đích hướng tới của việc thực hiện chính sách đào tạo nghề và cũng là nhu cầu, mong muốn của người lao động khi theo học ở những trung tâm, hay trường cao đẳng, dạy nghề nàọ Sự ổn định về ngành nghề theo học phản ánh sự đúng đắn, phù hợp của những chính sách đào tạo nghề, do đó, thanh niên cần có những lựa chọn chính xác cho những ngành mình theo học để chuyên tâm vềngành đó và đi theo nó. Nhìn chung, bước đầu các chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội đã được thực thi, đi vào thực tiễn cuộc sống, giải quyết được phần lớn lao động nông thôn, số lao động nông nhàn đã chuyển dần sang phi nông nghiệp, các trung tâm, cơ sở sản xuất được xây dựng ngay tại các địa phương như Thanh Oai, Hồi Đức…đã góp phần giảm tải áp lực nhu cầu về việc làm cho các thành phố lớn, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương ổn định, phát triển.

2.3.3. Mt s hn chế

Mặc dù, việc thực thi chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vưc ngoại thành Hà Nội đã bước đầu đạt được những kết quả như mong muốn cả về nhận thức, hành động. Tuy nhiên hiện nay, việc thực thi những chính sách đào tạo nghề ở một số cơ sởđào tạo vẫn chưa bảo đảm về chất lượng: Các trung tâm cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội phát triển tương đối rộng có những trung tâm thu hút được một lượng lớn sinh viên đến theo học.

Trong quá trình tuyển sinh và giáo dục, đào tạo việc bảo đảm chất lượng đầu vào ở một số trường, chủ yếu là trường trung cấp, cao đẳng vẫn chưa bảo đảm về chất lượng, đa phần người học là học sinh tốt nghiệp Trung học phổ

thơng do hồn cảnh gia đình nên chọn những trường học như vậy để tìm cho bản thân có một ngành nghề nhất định; do thi trượt đại học muốn tìm một trường nào đó để vào học chờ thời gian năm tới để thi tiếp; do đó, ảnh hưởng phần nào đến chất lượng trong quá trình giáo dục, đào tạọ Mặt khác, các trường trung cấp, cao đẳng không tổ chức thi tuyển, mà chủ yếu là xét tuyển với các đối tượng, bậc học khác nhau, khơng có sự thống nhất về mặt bằng cấp, vào học được phân ra các chuyên ngành khác nhau, điều này, cũng ảnh hưởng phần nào đến việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nói chung và thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội nói riêng của Đảng, Nhà nước, UBND thành phố.

Nội dung, chương trình giáo dục, đào tạo chưa phản ánh được những yêu cầu, đòi hỏi của thị trường, những chính sách về hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội có điều kiện hồn cảnh khó khăn chưa được thực thi một cách triệt để, có những cơ sởđào tạo chưa thực hiện theo đúng yêu cầu, đỏi hỏi của Sở giáo dục, đào tạo như tuyển sinh phải lựa chọn những học sinh tốt nghiệp cấp 3, nhưng có những cơ sở đào tạo nhận cả hồsơ là những học sinh tốt nghiệp cấp 2…Có những ngành đào tạo rất nhiều như: điện tử viễn thơng; hàn, điện nước, cơ khí, trong đó có những ngành đào tạo và tuyển sinh rất ít lắp giáp, sửa chữa…khi học sinh tốt nghiệp ra trường khơng tìm được những việc làm như ý muốn làm trái ngành dẫn đến tâm lý chán nán, ảnh hưởng phần nào đến chất lượng giáo dục, đào tạo của các cơ sởđào tạọ

Mạng lưới các trường cao đẳng nghề tuy đông và rộng khắp nhưng phân bổ chưa hợp lý trên các quận, huyện của Thành phố, chưa tập trung vào những ngành trọng điểm, trường trọng điểm dẫn đến chất lượng đào tạo chưa thực sự caọ Tính đến năm 2013, Hà Nội có 24 trường cao đẳng nghề được phân bố trên 13 quận huyện (chiếm khoảng 44,83% số quận huyện). Hệ thống các trường cao đẳng nghề hiện tại của Thành phố phân bố tại các quận, huyện sau: Cầu Giấy, Sóc Sơn, Tây Hồ, Đống Đa, Gia Lâm, Hai Bà Trưng, Đông Anh, Long Biên, Từ Liêm, Thanh Oai, Ba Vì, Hồi Đức, Phú Xuyên. 16 quận huyện chưa có trường cao đẳng nghề là: Thanh Xuân, Mê Linh, Chương Mỹ, Đan Phượng, Quốc Oai, Hà

Đông, Hồn Kiếm, Hồng Mai, Mê Linh, Thường Tín, Sơn Tây, Ba Đình, Thạch Thất, Thanh Trì, Ứng Hịa, Phúc Thọ, MỹĐức.

2.3.3. Ngu ên nhân chủ ếu của những hạn chế

Một là, nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng có liên quan về

thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội

có lúc, có thời điểm cịn chưa đồng bộ, nhất quán.

Là một bộ phận của chính sách xã hội, chính sách đào tạo nghề cho thanh niên có tác động đến đối tượng cụ thể trước nhất là thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nộị Tuy nhiên, sự nhận thức ở một số địa phương và ngay chính bản thân thanh niên cũng chưa đầy đủ, đúng mức, còn đơn giản trong việc thực hiện các hình thức, biện pháp để đáp ứng nhu cầu, đỏi hỏi ngày càng cao về việc làm cho thanh niên; việc triển khai, phổ biến các chương trình, kế hoạch, dự án về thực hiện các chính sách về đào tạo nghề cho thanh niên còn chưa thống nhất, chưa sử dụng các hình thức, biện pháp để tuyên truyền, phổ biến đến cho thanh niên để cho họ được biết, để có những kế hoạch cho bản thân; sự phối kết hợp giữa các cơ quan, chức năng, ban ngành trong hướng dẫn thực hiện còn lúng túng, chồng chéo chưa có sự bàn bạc thống nhất đem lại quyền lợi cao nhất đến cho thanh niên; bản thân thanh niên cũng chưa chịu tìm hiểu, đọc những văn bản, chỉ thị, hướng dẫn, chính sách liên quan đến bản thân. Do đó, trong q trình tổ chức thực hiện các chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, mà các chính sách này có liên quan chủ yếu đến các trường trung cấp, cao đẳng, trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp có phần hạn chế chưa đúng với những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, UBND thành phố đề rạ

Hai là, một bộ phận thanh niên ngoại thành Hà Nội chưa có nhận thức đầy

đủ về lợi ích của việc học nghề sẽ góp phần giải quyết nhu cầu việc làm tại chỗ.

Do nhận thức như vậy, nên việc thực hiện đề án 1956 có phần hạn chế, chưa phát huy được tối đa những lợi thế mà bản thân người lao động sẽ có được từ việc thực hiện đề án nàỵ Do tâm lý còn mang nặng học nghề khơng oai, khơng có cơ hội tìm được việc làm, muốn học các trường đại học, chỉ đến khi thi

trượt đại học, hoặc do điều kiện gia đình khơng cho phép, nên học viên mới đi học nghề, vì thế, người học nghề cịn ngại đi học và chưa chuyên cần trong học nghề. Khả năng tiếp thu của các học viên không đồng đều do chênh lệch về độ tuổi, phần lớn học viên là lao động chính trong gia đình, điều kiện kinh tế khó khăn nên học phải vừa học, vừa tham gia kiếm sống do vậy người lao động không yên tâm tham gia học nghề nên ảnh hưởng đến chất lượng đào tạọ

Ba là, chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đảm bảo về chất lượng, chưa đáp ứng được với những yêu cầu, mục tiêu đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục, đào tạo.

Đội ngũ giáo viên ở các trường trung cấp, cao đẳng, trung tâm dạy nghề đa số là các giáo viên thỉnh giảng, mới ra trường khơng có kỹ năng nghề nên tổ chức thực hành nghề cho người lao động không đạt hiệu quả do vậy người lao động khó có tay nghề theo yêu cầu của doanh nghiệp; mặt khác, trình độ của đội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành hà nội (Trang 70 - 78)