Xây dựng và ban hành văn bản pháp luật về thống kê

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước bằng pháp luật về thống kê ở cục thống kê tỉnh thanh hóa (Trang 27 - 31)

Trước khi Luật Thống kê ra đời căn cứ pháp lý cao nhất cho hoạt động Thống kê là Pháp lệnh Kế toán - Thống kê 06/LCT/HĐNN8 do Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 20/5/1988. Tuy nhiên, bước vào thời kỳ đổi mới, Pháp lệnh Kế toán và Thống kê đã bộc lộ nhiều hạn chế dẫn đến việc Chính phủ

phải thành lập hai ban soạn thảo dự Luật Kế toán và Luật Thống kê. Năm 2003, Chính phủ ban hành 2 văn bản quy phạm pháp luật quan trọng sau: Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13/02/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê (sau đây gọi tắt là Nghị định 40/2004/NĐ-CP). Nghị định số 14/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về thống kê (sau đây gọi tắt là Nghị định 14/2005/NĐ-CP). Sau 10 năm luật 2003 đã có hững hạn chế nên ngày 23/11/2015, Luật thống kê số 89/2015/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua (thay thế Luật thống kê 2003). Luật thống kê năm 2015 gồm 9 chương, 72 điều và 1 phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia (tăng 1 chương, 30 điều so với Luật năm 2003 gồm 8 chương, 42 điều). Luật quy định rõ Danh mục chỉ tiêu về khoa học và công nghệ trong Danh mục Hệ thống chỉ tiêu quốc gia.

Luật thống kê 2015 quy định rõ các hệ thống thông tin thống kê Việt Nam, bao gồm: hệ thống thông tin thống kê quốc gia; hệ thống thông tin thống kê bộ, ngành; hệ thống thông tin thống kê cấp tỉnh; hệ thống thông tin thống kê cấp huyện. Đã quy định rõ mối quan hệ giữa các hệ thống thông tin thống kê và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng các hệ thống thông tin thống kê. Việc bổ sung một số nội dung mới này nhằm bảo đảm tính nhất quán trong hoạt động thống kê nhà nước, làm cơ sở bảo đảm cho thông tin thống kê nhà nước không mâu thuẫn, chồng chéo, bảo đảm tính khách quan, trung thực, có độ tin cậy cao đối với người sử dụng.

Luật thống kê 2015 cụ thể hóa danh mục Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, quy định phân cấp rõ ràng giữa trách nhiệm thu thập, tổng hợp và công bố của Cơ quan Thống kê Trung ương và Bộ, ngành, địa phương. Ngoài hình thức thu thập thông tin thống kê được quy định tại Luật thống kê năm 2003 chủ yếu qua điều tra thống kê và chế độ báo cáo thống kê, Luật thống kê 2015 đã bổ sung hình thức thu thập thông tin thống kê từ sử dụng dữ liệu

hành chính cho hoạt động thống kê nhà nước. Khi sử dụng dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê nhà nước sẽ tận dụng được nguồn tài nguyên sẵn có, đầy đủ về phạm vi, đáp ứng tính kịp thời và thường xuyên được cập nhật, tiết kiệm chi phí, đồng thời giảm bớt phiền hà, gánh nặng cho cả người cung cấp thông tin và người thu thập thông tin, cụ thể hóa lĩnh vực ưu tiên đầu tư trong ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại vào hoạt động thu thập và phổ biến thông tin thống kê, đã quy định lịch công bố thông tin thống kê là căn cứ để minh bạch hóa việc công bố, phổ biến thông tin thống kê. Đồng thời cũng là cam kết của cơ quan thống kê trong việc cung cấp kịp thời các thông tin thống kê và giúp cho tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thống kê nhà nước chủ động tiếp cận, sử dụng. Hiện tại Luật Thống kê 89/2015/QH13 ban hành 23/11/2015 là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh mọi hoạt động của hoạt động thống kê đến thời điểm hiện tại.

Trong những năm qua đất nước các ngày càng đổi mới, yêu cầu đặt ra đối với ngành Thống kê hết sức nặng nề, công tác thống kê mang tính pháp lý rõ hơn Chính phủ và các Bộ, Ngành đã ban hành hàng loạt văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện công tác này:

STT Cơ quan ban hành Tổng cộng 2011 2012 2013 2014 2015 2016 1 Quốc hội 1 1 2 Thủ tướng 21 5 5 4 4 3 3 Bộ tài chính 4 1 2 1 4 Bộ kế hoạch 23 4 8 4 4 2 1 5 Tổng cục 27 3 2 12 4 3 3 6 Liên bộ ngành 5 1 2 1 1 Tổng 81 14 19 16 13 11 8 (Tổng hợp từ vụ tổ chức Tổng cục Thống kê)

Từ năm 2011 đến nay đã có 81 văn bản pháp lý được ban hành, trong đó quốc hội đã thông qua Luật thống kê 88/2015/QH13 có hiệu lực ngày 23/11/2015 là văn bản pháp lý cao nhất hướng dẫn quy định về công tác thống kê, trong vòng 5 năm thủ tướng chính phủ đã ban hành 21 quyết định trong đó có 4 nghị định, 2 chỉ thị của thủ tướng về tăng cường công tác thống kê bộ ngành 10/CT-TTg, QĐ 1803/QĐ-TTG phê duyệt chiến lượng phát triển thống kê gian đoạn 2011-2020 tầm nhìn đến năm 2030; Bộ tài chính đã ban hành 2 Thông tư liên tịch, 2 quyết định hướng dẫn sử dụng kinh phí trong hoạt động thống kê và phát triển hệ thống thông tin dữ liệu tài chính trong hoạt động thống kê, Bộ kế hoạch đã ban hành 23 quyết định và thông tư, Tổng cục Thống kê ban hành 27 quyết định, Các cơ quan liên ngành như Bộ tư pháp, Bộ nông nghiệp, Bộ giáo dục đào tạo, Bộ lao động thương binh xã hội, Bộ khoa học công nghê... đã thống nhất thông qua 10 thông tư về quy chế phối hợp điều hành quản lý đối với công tác thống kê, về trợ giúp pháp lý thống kê như TT02/2011BTP. Từ khi Luật Thống kê có hiệu lực, môi trường pháp lý trong quản lý nhà nước về công tác thống kê đã được hoàn thiện đồng bộ và kịp thời hơn, thể hiện bằng việc Chính phủ ban hành 2 văn bản quy phạm pháp luật quan trọng sau: Quyết định 803/QĐ ngày 28/06/2012 của Chính phủ quy định về việc phê duyệt chương trình điều tra thống kê và quyết định 1397/QĐ-TTg phê duyệt kinh phí đổi mới đồng bộ hệ thống chỉ tiêu thống kê 13/8/2013, ngoài ra chính phủ cũng phê duyệt nghị định quan trọng tăng thẩm quyền cho hoạt động thông kê NĐ79/2013 ngày 19/7/2013 xử phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê. Đối với Cục Thống kê Tỉnh thì QĐ 707/ QĐ-TCTK ngày 31/10/2011 về giao kế hoạch công tác và chấm điểm thi đua đối với Cục Thống kê tỉnh và quyết định 707/QĐ-TCTK, 275/QĐ-TCTK năm 2012 ngày kế hoạch điều tra thống kê trong năm của từng đơn vị, QĐ 1433/ QĐ-TCTK 27/12/2014 về sử dụng hệ thống thư điện tử, quyết định 763/ QĐ-

TCTK về quy chế đào tạo thống kê 30/6/2015, quyết định 1428/QĐ-TCTK phổ biến giáo giục pháp luật ngày 25/12/2015, nghị định 79/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê, quyết định 289/QĐ- TCTK phát triển nhân lực thống kê giai đoanh 2011-2020. Những quyết định quan trọng này không chỉ có tác dụng lớn đối với Ngành thống kê chung mà tác động lớn đến các Cục Thống kê địa phương hướng dẫn cụ thể về điều tra, sử dụng kinh phí, tuyên truyền pháp luật.... để phục vụ quá trình quản lý nhà nướctrong lĩnh vực thông kêđược tốt hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước bằng pháp luật về thống kê ở cục thống kê tỉnh thanh hóa (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)