2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức tại Cục Thống kê Thanh Hóa
Cục Thống kê, tỉnh Thanh Hóa là cơ quan trực thuộc Tổng Cục Thống kê, giúp Tổng Cục trưởng thống nhất quản lý công tác thống kê thành Cục Thống kê, tỉnh Thanh Hóa theo quy định của pháp luật. Cục Thống kê, tỉnh Thanh hóa có trách nhiệm tổ chức thực hiện các hoạt động thống kê theo chương trình, kế hoạch công tác do Tổng cục trưởng Tổng Cục Thống kê giao; đồng thời đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê trên địa bàn, phục vụ sự lãnh đạo, quản lý và điều hành của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương. Cục thống kê, tỉnh Thanh hóa chịu sự quản lý trực tiếp về nghiệp vụ
chuyên môn, tổ chức, biên chế, quỹ lương, tài chính của Tổng cục Thống kê. Cục Thống kê, tỉnh Thanh hóa là đơn vị dự toán của Tổng cục Thống kê, có con dấu, tài khoản riêng theo quy định của Nhà nước.
Sau khi Tổng Cục Thống kê chuyển vào Bộ Kế Hoạch Đầu tư, do Bộ Kế Hoạch và Đầu tư trực tiếp quản lý theo nghị định 01/NĐ-CP ngày 4/1/2007 của chính phủ ngày 14/1/2011, Tổng cục Trưởng Tổng Cục Thống kê đã ra quyết định số 85/QĐ-TCTK và QĐ 218 QĐ-TCTK ngày 2/4/2014 quy địnhvề chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Cục Thống kê, tỉnh Thanh Hóa cụ thể như sau:
Cơ cấu tổ chức: Cục Thống kê, tỉnh Thanh Hóa được tổ chức thành hệ thống dọc hai cấp theo đơn vị hành chính, đảm bảo nguyên tắc tập trung thống nhất. Toàn Ngành thống kê có tổng biên chế 192 người trong đó văn phòng cục có 55 người. Cơ quan văn phòng cục chia làm 8 đơn vị bao gồm: Phòng TK Tổng Hợp: bao gồm các nghiệp vụ thống kê tổng hợp và tài khoản quốc gia; Phòng TK Thương Mại bao gồm các nghiệp vụ thống kê thương mại, khách sạn,nhà hàng, du lịch, dịch vụ, giao thông, bưu điện và giá cả: Phòng TK Nông Nghiệp: bao gồm các nghiệp vụ thống kê nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; Phòng TK Công Nghiệp- Xây Dựng: bao gồm các nghiệp vụ thống kê công nghiệp và xây dựng; TK Dân số Văn Xã: bao gồm các nghiệp vụ thống kê dân số, lao động, mức sống, xã hội và môi trường; Phòng Thanh Tra bao gồm các nghiệp vụ phương pháp chế độ, công nghệ thông tin, thanh tra và thi đua; Phòng Tổ chức- Hành Chính bao gồm các nghiệp vụ về tổ chức cán bộ, đào tạo, hành chính, quản trị và tài vụ cơ quan. Chi cục Thống kê huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là chi cục thống kê cấp huyện) trực thuộc Cục Thống kê,toàn tỉnh có 27 chi cục trong đó 1 thành phố, 2 thị xã và 24 huyện bao gồm 133 cán bộ.
Chi Cục Thống kê các huyện là phòng nghiệp vụ của Cục Thống kê đặt tại huyện, thị xã, là đơn vị dự toán phụ thuộc, có con dấu để giao dịch theo hướng dẫn của Tổng Cục thống kê. Việc thành lập mới, giải thể, tách nhập các phòng tại cơ quan Cục thống kê, tỉnh Thanh hóa và các Chi cục thống kê do Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê quyết định theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thống kê và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ. Các phòng có từ 4 cán bộ, công chức, viên chức trở lên được bố trí Trưởng phòng và một PhóTrưởng phòng. Các phòng có 3 cán bộ, công chức, viên chức trở xuống chỉ bố trí một Trưởng phòng. Lãnh đạo Cục Thống kê gồm có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Thống kê về toàn bộ các hoạt động của Cục Thống kê. Phó cục trưởng giúp việc cho Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về nhiệm vụ được giao.
Thống kê các sở ban ngành và các đơn vị doanh nghiệp các cơ quan HCNN có rất ít đơn vị bố trí người làm công tác thống kê chuyên trách thường kiêm nhiệm và hay bị thay đổi, với thống kê cấp xã thì đã được bố trí chức danh chuyên môn biên chế cán bộ nhà nước. Tất cả xã, phường đều có cán bộ kiêm nhiệm làm công tác thống kê, phần lớn có trình độ trung cấp trở lên, tuy nhiên có nhiều cán bộ ở văn phòng TK xã chưa được đào tạo nghiệp vụ thống kê.
Nhiệm vụ cụ thể:
Tổ chức thực hiện và quản lý thống nhất công tác thống kê ở địa phương; thu thập, tổng hợp, phân tích, công bố, lưu trữ số liệu và dự báo thống kê, thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Tổng cục Thống kê giao và đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê trên địa bàn, phục vụ sự quản lý, điều hành của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương.
Hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ thống kê đối với Thống kê các ngành; Thống kê doanh nghiệp và thống kê xã, phường. Tổ chức , hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các phòng thống kê quận, huyện thuộc thành phố. Biên soạn và xuất bản niên giám thống kê, các sản phẩm thống kê khác, thống nhất quản lý việc công bố, cung cấp số liệu thống kê kinh tế - xã hội ở địa phương theo quy định của Tổng cục Thống kê; chịu trách nhiệm về độ tin cậy của số liệu thông tin công bố và cung cấp.
Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu thống kê kinh tế - xã hội của tỉnh, tổ chức khai thác, phổ biến thông tin thống kê công khai, nhanh chóng thuận tiện đến mọi đối tượng sử dụng theo quy định của Tổng cục Thống kê. Thực hiện các dịch vụ thống kê trên phạm vi địa bàn của thành phố theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Tổng cục Thống kê. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành luật pháp về công tác thống kê trên địa bàn thành phố.Thẩm định chuyên môn nghiệp vụ theo quy định phân cấp của Tổng cục Thống kê.
Thực hiện công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác thống kê nhằm góp phần cải tiến, đổi mới phương pháp thống kê để áp dụng có hiệu quả trong công tác chuyên môn. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thống kê theo quy định của Tổng cục thống kê.
Quản lý tổ chức biên chế, lao động, tiền lương, tuyển chọn, quản lý đội ngũ cộng tác viên thống kê theo sự phân cấp của Tổng cục Thống kê. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức thống kê ở địa phương theo các tiêu chuẩn của ngạch công chức ngành thống kê.
Lập dự toán kinh phí hàng năm theo hướng dẫn của Tổng cục Thống kê, quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bố theo pháp luật.
Thường xuyên củng cố tổ chức thống kê địa phương, tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Cục Thống kê với các Sở, ngành ở thành phố và Ủy ban nhân dân các quận, huyện thuộc thành phố. Thực hiện nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê và lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương giao.
2.1.2.2. Các quy định về nghiệp vụ chuyên môn.
Về Hệ thống chỉ tiêu thống kê: Ngày 10/1/2011 Bộ trưởng Bộ kế hoạch
đầu tư đã ban hành thông tư 2/2011/TT-BKHTT hệ thống chỉ tiêu cấp tỉnh, huyện, xã. Và hệ thống chỉ tiêu quốc gia căn cứ vào quyết định 803/QĐ - TTG Ngày 28/6/2012 Của Thủ tướng Chính Phủ Cục Thống kê, tỉnh Thanh Hóa bám sát quy định theo hướng dẫn trong đó để thực hiện trong đó:
- Hệ thống chỉ tiêu cấp tỉnh bao gồm 19 nhóm với 242 chỉ tiêu. - Hệ thống chỉ tiêu cấp Huyện bao gồm 3 nhóm với 80 chỉ tiêu. - Hệ thống chỉ tiêu cấp xã bao gồm 27 chỉ tiêu thuộc 3 lĩnh vực.
Về điều tra thống kê: Cục Thống kê, tỉnh Thanh Hóa căn cứ quyết định
số 803/QĐ ngày 28/6/2012 về chương trình điều tra quốc gia hàng năm căn cứ vào điều tra quốc gia và chương trình công tác. Tổng cục Thống kê ban hành kế hoạch điều tra trong toàn ngành, Cục Thống kê, tỉnh Thanh Hóa căn cứ vào kế hoạch của tổng cục xây dựng kế hoạch riêng cho địa phương mình. Hầu hết các cuộc điều tra thống kê diễn ra tại địa phương đều tuân thủ đúng phương án điều tra. Công tác triển khai, tập huấn nghiệp vụ điều tra được thực hiện tại tất cả các Chi cục Thống kê; khâu điều tra trực tiếp tại địa bàn đều được các điều tra viên thực hiện khá nghiêm túc; công tác chỉ đạo, giám sát, nghiệm thu tài liệu được coi trọng đúng mức; phương pháp tính, tổng hợp, suy rộng theo phương án quy định; số lượng biểu mẫu tổng hợp đầy đủ và bảo đảm thời gian. Tuy nhiên vẫn có một số hạn chế, tồn tại như: tập huấn điều tra không đạt yêu cầu, điều tra viên không tuân thủ quy trình điều tra, khâu giám sát, kiểm tra
việc thực hiện phương án điều tra chưa chặt chẽ và chưa được chú trọng, đối tượng điều tra không hợp tác, trì hoãn trong việc cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin chưa sát với thực tế. Triển khai xây dựng chương trình điều tra thống kê quốc gia dài hạn và hàng năm, tích cực tham gia nghiên cứu, chủ động đề xuất các cuộc điều tra cho Bộ, ngành. Chương trình điều tra thống kê quốc gia là căn cứ để các Bộ, ngành chủ động xây dựng kế hoạch các cuộc điều tra, xây dựng phương án điều tra, kế hoạch thực hiện, dự toán kinh phí và quyết định các cuộc điều tra thống kê, tạo sự ổn định cho hoạt động thống kê. Nhờ có chương trình điều tra thống kê quốc gia đã hạn chế phần nào hiện tượng trùng chéo các cuộc điều tra giữa các Bộ, ngành, giữa Trung ương và địa phương, tiết kiệm kinh phí cho Nhà nước, giúp việc thẩm định các phương án điều tra thống kê của Tổng cục Thống kê có hiệu quả.
Về chế độ báo cáo thống kê: Đối với cục TK Thanh Hóa căn cứ vào
thống tư 08/TT ngày 7/11/2012 về chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với Cục Thống kê Tỉnh, Thành phố, thống tư 04/2011 của Bộ kế hoạch và đầu tư ngày ngày 31/3/2011 quy định biểu mẫu và giải thích biểu mẫu của chế độ báo cáo thống kê áp dụng với doanh nghiệp nhà nước, và doanh nghiệp và dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạn này Tổng cục Thống kê ban hành chế độ báo cáo nhanh hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng, năm chế độ báo cáo chính thức theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ hơn nhưng báo quát tất cả các ngành kinh tế, thành phần kinh tế các lĩnh vực kinh tế, chế độ báo cáo được giao sớm cho Cục Thống kê Tỉnh, trên cơ sở yêu cầu thông tin của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương. Cục Thống kê, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai giao kế hoạch công tác cho từng bộ phận, phòng ban Cơ quan và Chi cục thống kê các huyện thị xã thành phố. Chế độ báo cáo thống kê cơ sở ban hành cho các ngành kinh tế đã quá còn nhiều bất cập, khập khiễng, chưa đồng bộ, chậm cải tiến, không đáp ứng thực tế. Chế độ báo cáo thống kê đối
với khu vực hành chính các cấp, các đơn vị sự nghiệp không đồng bộ, thiếu thống nhất cả về nội dung báo cáo, chỉ tiêu thống kê, biểu mẫu và phương pháp thống kê. Chế độ báo cáo thống kê các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kho bạc, bảo hiểm, thể dục thể thao, tư pháp, toà án, kiểm sát… không được ban hành kịp thời, thiếu cơ sở pháp lýtrong lĩnh vực thông kê cho những đối tượng này. Chế độ báo cáo thống kê đối với các cơ quan, ban, ngành ở địa phương được thực hiện theo sự chỉ đạo của các Bộ, ngành ở Trung ương. Định kỳ hàng tuần, tháng, quý, 6 tháng và năm các Sở, ban, ngành báo cáo tình hình hoạt động cho UBND tỉnh, thành phố, phục vụ cho việc đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và một số báo cáo đột xuất khác khi có yêu cầu. Do số liệu phục vụ cho các chế độ báo cáo thống kê tổng hợp các Cục Thống kê thường tổng hợp từ các Phòng Thống kê và từ các Sở ban ngành nên đôi khi không có sự thống nhất với các số liệu của các Sở ban ngành. Một trong những nguyên nhân là do kỳ hạn báo cáo số liệu khác nhau nên số liệu báo cáo về cùng hiện tượng cũng có sự khác nhau. Nguyên nhân thứ hai là do các Sở ban ngành lại thu thập số liệu theo hệ thống riêng nên nhiều khi không thống nhất với các phòng thống kê. Cán bộ công tác thống kê ở các Sở ban ngành còn thiếu và yếu về chuyên môn nghiệp vụ thống kê dẫn đến chất lượng số liệu chưa thực sự tốt. Ngoài ra, chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Cục Thống kê được chia thành các mảng nghiệp vụ riêng, một chế độ bao gồm nhiều bảng biểu nên khối lượng công việc thực hiện tại Cục Thống kê rất lớn, trong khi Cục Thống kê còn phải làm thêm nhiều công việc khác như tiến hành các cuộc điều tra, các loại báo cáo khác nên cũng ảnh hưởng tới chất lượng của chế độ báo cáo thống kê. Sự chồng chéo về chỉ tiêu giữa cuộc điều tra và chế độ báo cáo cũng làm ảnh hưởng tới chất lượng của chế độ báo cáo, gây nặng nề cho các Cục Thống kê và các đối tượng cung cấp thông tin.
Về thực hiện các bảng phân loại thống kê: Việc thực hiện bảng phân ngành kinh tế quốc dân, danh mục đơn vị hành chính, danh mục nghề nghiệp, danh mục giáo dục đào tạo... đã được chấp hành nghiêm chỉnh theo quy định, các bảng phân loại có thay thế, bổ sung được ngành thống kê cập nhật kịp thời. Các Bộ ngành khi xây dựng và ban hành các bảng phân loại, danh mục thuộc Bộ, ngành phụ trách đã tuân thủ theo các quy định của Luật Thống kê, phối hợp với Tổng cục Thống kê trong việc xây dựng và thẩm định về chuyên môn, nghiệp vụ trước khi ban hành. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các bảng phân loại, danh mục vẫn còn nhiều sai sót, chưa kịp thời dẫn đến sự không thống nhất, chẳng hạn việc chuyển đổi Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam năm 1993 sang Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam chưa kịp thời, tên gọi một số ngành kinh tế chưa được việt hoá, chưa phổ biến nên gây không ít khó khăn cho việc phân ngành và đánh mã ngành kinh tế....
2.2. Tình hình quản lý nhà nước bằng pháp luật về thống kê ở Cục Thống kê Thanh Hóa