Vị trí địa lý: Thanh Hóa là tỉnh cực bắc Trung bộ, phía Bắc giáp ba tỉnh: Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình với đường ranh giới dài 175km. Phía Nam và Tây giáp Nghệ An với đường ranh giới 160km. Phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (Lào) với đường biên giới dài 192km. Phía Đông giáp biển Đông với bờ biển của dải đất liền dài 102km.
Thanh Hóa nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, địa hình đa dạng, phức tạp nghiêng dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam, có đầy đủ các vùng miền trung
du, đồng bằng, miền núi, đồng bằng có diện tích 2900km2 là đồng bằng rộng
nhất tỉnh miền Trung, rộng thứ 3 cả nước, có nhiều cảng biển như Nghi Sơn, Lễ Môn, Lạch Bạng, Có thềm lục địa rộng 18.000km2, tổng chiều dài của 16 sông chính và nhánh dài 1072km, thuận lợi cho sản xuất nuôi trồng, khai thác và vận chuyển.
Tài nguyên khoáng sản: Thanh Hóa có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú và đa dạng có rất nhiều loại khoáng sản như đolomits, quạng , cromits, sét cao lãnh các loại. Thanh Hóa có 296 mỏ và điểm khoáng sản với 42 loại khoáng sản khác nhau: đá granit và marble, đá vôi làm xi măng, sét làm xi măng, crôm, quặng sắt, secpentin, đôlômit, ngoài ra còn có vàng sa khoáng và các loại khoáng sản khác. Tổng trữ lượng nước ngọt bề mặt của
Thanh Hóa khoảng 19,52 tỉ m³ hàng năm.
Đơn vị hành chính: Thanh hóa là vùng đất được hình thành lâu đời. Theo cuốn địa chí Thanh hóa tên đơn vị hành chính được thay đổi qua các
thời kỳ theo phương thức cai trị của bộ máy từ trung ương đến địa phương trên toàn lãnh thổ. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 bản đồ hành chính Tỉnh Thanh hóa gồm 21 huyện thị xã đến năm 1965 thành lập mới thêm huyện Triệu Sơn, năm 1981 thành lập thị xã Sầm sơn và Bỉm sơn, ngày 1/5/1994 thành lập thành phố thanh hóa đến năm 1996 điều chỉnh địa giới hành chính Tỉnh thanh hóa có 27 đơn vị Hành chính cho đến nay bao gồm: Thành Phố Thanh hóa, Thị xã Sầm Sơn, TX Bỉm sơn, các huyện:Thọ Xuân, Đông Sơn, Nông Cống, Triệu Sơn, Nga Sơn, Quảng Xương, Hà Trung Yên Định, Thiệu Hóa, Hoằng Hoá, Hậu Lộc, Tĩnh Gia,Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Lang Chánh, Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Bá Thước,Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát, trong đó có 3 huyện núi cao, 7 huyện núi thấp còn lại là các huyện đồng bằng.
Thanh Hóa có 27 đơn vị hành chính, 579 xã, 28 thị trấn, 30 phường, có 16 huyện miền xuôi, 11 huyện niền núi. Tổng diện tích 11.129,48 km2, dân số 3.496.081 người, trong giai đoan 2011-2016 chức năng nhiệm vụ, bộ máy tổ chức của Cục Thống kê, tỉnh Thanh Hóa thực hiện theo quyết định 218/QĐ- TCTK ngày 2/4/2014 về việc quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa, Cục Thống kê được tổ chức thành lập theo hệ thống dọc hai cấp theo đơn vị hành chính, đảm bảo nguyên tắc tập trung thống nhất, toàn ngành thống kê Thanh Hóa có 27 chi Cục Thống kê, một thành phố, 2 thị xã.
Dân cư: Dân số trung bình tỉnh Thanh Hóa năm 1944 là 1.127 nghìn người qua các kỳ tổng điều tra cho thấy dân số toàn tỉnh ngày một tăng nhanh đến năm 1960 đã có 1.593,3 nghìn người, đến năm 1974 có 2.245 nghìn người đến năm 1979 có 2.248,8 nghìn người, đến năm 1999 có 3467.3 nghìn người đến năm 2005 dân số trung bình tỉnh đã là 3.673,2 nghìn người gấp 3.26 lần năm 1944, năm 2009 là hơn 3.4 triệu người đến năm 2015 hơn 3.5
triệu người. Quy mô dân số tỉnh thanh hóa so với các tỉnh xếp thứ 3 toàn quốc sau TP Hà Nội Và Tp Hồ Chí Minh
Kinh tế xã hội: Tổng sản phẩm GDP bình quân giai đoạn 2011-2015 tăng 11,4% cao hơn gian đoạn 2006-2010 (tăng 11,3% ). Khu vực công nghiệp có mức tăng trưởng cao nhất , bình quân năm tăng 13.7% dịch vụ tăng 11,9% khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,0%. Kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao nên GDP bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 1.530USD, gấp 1,9 lần quy mô nền kinh tế theo GDP năm 2015 gấp 1,7 lần so với 2010, giá trị tăng thêm khu vực nông lâm và thủy sản giai đoạn 2011-2015 tăng 4% , giá trị nông lâm xuất khẩu bình quân ước đạt 17,8 triệu USD tăng bình quân hàng năm 9,1%, giá trị hàng thủy sản suất khẩu bình quân ước đạt 61,3 triệu USD, tăng bình quân hằng năm 10,5%. Trong 5 năm toàn tỉnh trồng được 53,4 nghìn ha rừng tập trung nâng độ che phủ rừng 49% năm 2010 lên 52% năm 2015. Hiệu quả trong sản suất nông lâm ngư nghiệp và thủy sản tăng nhanh, giá trị thu được trên 1ha đất trồng trọt năm 2015 đạt 85,4 triệu đồng, gấp 1,7 lần năm 2010; giá trị sản phẩm thu được trên một ha mặt nước nuôi trồng thủy sản năm 2015 đạt 166,2 triệu đồng, gấp 2,1 lần năm 2010.