Giải pháp về xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước bằng pháp luật về thống kê ở cục thống kê tỉnh thanh hóa (Trang 89 - 93)

ở Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa

Bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật có nghĩa là phải thực hiện những giải pháp sao cho pháp luật về lĩnh vực mà nó điều chỉnh phải được xây dựng, ban hành đầy đủ hơn, đảm bảo điều chỉnh một cách có hiệu lực và hiệu quả những quan hệ pháp lý phát sinh trong lĩnh vực đó. Đồng thời pháp luật ấy phải được tổ chức thực hiện tốt hơn, mỗi chủ thể phải nhận thức đầy đủ hơn và tuân thủ, chấp hành nghiêm túc với ý thức cao hơn. Những hành vi vi phạm pháp luật phải được kịp thời và xử lý một cách thỏa đáng. Đây là một quá trình không hề giản đơn và nó đòi hỏi phải có một hệ thống giải pháp tổng thể, toàn diện với sự tham gia của nhiều chủ thể. Trong phạm vi luận văn đề xuất những nhóm giải pháp cho Cục Thống kê, tỉnh Thanh Hoa sau đây:

3.2.1. Giải pháp về xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thống kê về thống kê

Pháp luật ngay từ khi ra đời đã trở thành và luôn là phương tiện đặc biệt để nhà nước thực hiện chức năng quản lý xã hội. Mọi nhà nước trong lịch sử từ xưa tới nay đều quản lý xã hội bằng pháp luật. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc, nó đòi hỏi nhà nước phải thường xuyên xây dựng và hoàn chỉnh

hệ thống pháp luật, đặt pháp luật ở vị trí trung tâm của các công cụ quản lý, hệ thống pháp luật càng hoàn chỉnh thì công cụ để nhà nước quản lý xã hội càng sắc bén và nó cũng là cơ sở để tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Quá trình đổi mới trên các lĩnh vực ở nước ta đòi hỏi phải có sự đổi mới tương ứng về pháp luật. Hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước bằng pháp luật trước hết phụ thuộc vào việc nhà nước có được hệ thống phương tiện, công cụ quản lý có chất lượng cao. Do vậy, một trong những nhóm giải pháp có ý nghĩa quan trọng là nhóm giải pháp về xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động thống kê tại Thanh Hóa.

Hoàn thiện thể chế và cơ chế điều phối của hoạt động thống kê

Thống kê là lĩnh vực liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội và cũng được điều chỉnh bởi nhiều quy định khác nhau. Tính đa dạng này dẫn đến tình trạng không thể tránh khỏi có những sự chồng chéo, trùng giẫm và thậm chí không tương thích với nhau. Vì thế, để đảm bảo quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực TK ở Cục Thống kê, tỉnh Thanh Hóa phải làm tốt việc rà soát các văn bản pháp luật hiện hành. Việc rà soát này phải được tiến hành từ Cục Thông kê đến các Chi cục trong Tỉnh. Việc rà soát các văn bản pháp luật hiện hành nhằm hai mục đích: (1) Phát hiện những bất cập của hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài và pháp luật khác có liên quan hoạt động TK; (2) Xác định tính pháp lý đầy đủ cho việc thực hiện quản lý nói chung và quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực TK nói riêng.

Việc hoàn thiện thể chế phải được triển khai và thực hiện: Đánh giá sửa đổi bổ xung , xây dựng các quy định xử phạt vi phạm hành chính về thống kê áp dụng đối với Tỉnh, xây dựng triển khai thực hiện phổ biến luật thống kê và các văn bản liên quan. Củng cố hoàn thiện đổi mới các các tổ chức hoạt động Thống kê, hoàn thiện thống kê Sở, Ngành ở địa phương và thống kê xã phường; Xây dựng một cơ chế cung cấp và chia sẻ thống tin

Thống kê; nghiên cứu ứng dụng các chuẩn mực thống kê theo chuẩn quốc tế, xây dựng chương trình và công cụ quản lý chất lượng thống kê, tăng cường nghiên cứu khoa học, Tăng cường khai thác nguồn dữ liệu hành chính phục vụ mục địch thống kê, hoàn thiện chương trình điều tra Thống kê địa phương, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tổng hợp và cung cấp thông tin thống kê đầu ra, đáp ứng tốt hơn nhu cầu về thông tin thống kê của các đối tượng dùng tin. Các hoạt động chủ yếu:

+ Xây dựng, chuẩn hóa quy trình truyền đưa, xử lý, tổng hợp các Báo cáo thống kê tổng hợp áp đối với Tỉnh Thanh Hóa, các đơn vị, các chi Cục, các Sở, Ngành trong tỉnh.

+ Xây dựng, chuẩn hóa quy trình truyền đưa, xử lý, tổng hợp và phổ biến kết quả các cuộc điều tra, tổng điều tra thống kê;

+ Xây dựng, chuẩn hóa quy trình xử lý, tổng hợp và phổ biến thông tin đối với các chỉ tiêu trong các Hệ thống chỉ tiêu thống kê đã ban hành;

+ Xây dựng, chuẩn hóa quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước và các chỉ tiêu có liên quan;

+ Xây dựng, chuẩn hóa quy trình truyền đưa, xử lý, tổng hợp, biên soạn và phổ biến Báo cáo tình hình kinh tế xã hội hàng tháng và Niên giám thống kê Tỉnh Thanh Hóa;

+ Xây dựng Hệ thống chỉ tiêu và quy trình xử lý, tổng hợp, phổ biến thông tin thống kê tỉnh Thanh Hóa;

+ Xây dựng, chuẩn hóa Danh mục các sản phẩm thống kê;

+ Xây dựng và ban hành Chính sách phổ biến thông tin thống kê;

+ Đổi mới, nâng cấp nội dung, hình thức Trang thông tin điện tử thống kê Cục Thống kê;

+ Tổ chức đánh giá mức độ hài lòng và xác định nhu cầu của người dùng tin đối với thông tin thống kê;

+ Xây dựng và thực hiện Kế hoạch quảng bá công tác thống kê của Tỉnh trong cộng đồng.

Sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh hệ thống pháp luật

Hoạt động thống kê được điều chỉnh bởi pháp luật về TK và pháp luật khác có liên quan đến những hoạt động TK. Để có cơ sở pháp lý cho quản lý nhà nước ở lĩnh vực này cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật TK và các văn bản pháp luật có liên quan. Bởi lẽ quản lý nhà nước bằng pháp luật đòi hỏi phải quan tâm xây dựng pháp luật, từng bước bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật.

Cần nhanh chóng giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực thi nhất là các quy định còn thiếu, chưa rõ ràng và chưa nhất quán giữa các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; giải thích một cách chính thức; Rà soát cập nhật hoàn thiện chương trình điều tra thống kê quốc gia, điều tra của ngành và của địa phương, cập nhật hoàn thiện chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với đơn vị cơ sở, hoàn thiện chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với cấp tỉnh trực thuộc trung ương, và các Sở, Ban ngành địa phương nhất là các quy định còn thiếu chưa rõ ràng như đã nêu ở phần hạn chế (quy định cho các đối tượng thống kê xã phường, các ban ngành trong tỉnh hay trình sửa đổi quy định công bố báo cáo KTXH trên địa bàn, hay bổ xung quy định trong việc sản xuất, công bố thông tin từ các ban ngành trong tỉnh...) để hoàn chỉnh hệ thống pháp luật tạo hành lang pháp lư rơ ràng minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động TK trong Tỉnh.

Thể chế hóa kịp thời chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước

Về lý luận xây dựng pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa thì việc thể chế hóa kịp thời đường lối, chính sách của Đảng thành pháp luật là phương hướng cơ bản và chủ yếu hiện nay của công tác xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật. Bởi vì, hiện nay chúng ta đang thiếu nhiều luật để

điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật có vai trò quan trọng, là phương tiện thể chế hóa, cụ thể hóa đường lối, chính sách kinh tế của Đảng. Yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đòi hỏi không được lẫn lộn giữa chính sách và pháp luật, không thể chỉ dừng lại ở Nghị quyết, ban hành chính sách để quản lý, mà phải tiến hành thể chế hóa, quản lý bằng pháp luật. Pháp luật là phương thức riêng của nhà nước, chỉ có nhà nước mới sử dụng phương pháp này, một phương pháp có uy quyền và sức mạnh đối với toàn xã hội.Như vậy, chính sách của Đảng là nội dung mà trên cơ sở đó nhà nước thể chế hóa thành pháp luật. Chính sách đưa ra phương hướng phải tiến tới, ấn định nguyên tắc giải quyết các vấn đề, còn pháp luật quy định cụ thể trong từng trường hợp mỗi người phải thi hành có quyền và nghĩa vụ gì, phải hành động hay không được hành động. Mặt khác, pháp luật còn quy định những biện pháp cưỡng chế nếu có những hành vi vi phạm và quán triệt theo đường lối chủ trương chính sách của Đảng nhà nước và chính quyền địa phương, đảm bảo tính thống nhất, coi trọng nguyên tắc quản lý nhà nước.

Thống kê Thanh Hóa cũng cần kịp thời thể chế hóa các chủ trương chính sách mới của nhà nước đến các đối tượng áp dụng, như Luật TK 2015 cần được quán triệt sâu rộng đảm bảo nguyên tắc thống nhất, coi trọng nguyên tắc quản lý nhà nước, phù hợp với địa phương mình.

Ngoài ra cũng cần nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu: Hiện

nay trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan khi vi phạm hoạt động thống kê còn rất mờ nhạt, khó phân định, để xử lý vi phạm còn khá hạn chế vì vậy, để thống kê thực sự đem lại kết quả tốt thì nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong thể chế và cơ chế điều phối của hoạt động thống kê là cần thiết.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước bằng pháp luật về thống kê ở cục thống kê tỉnh thanh hóa (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)