Giới thiệu sơ lược về thành phố Đà Nẵng:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công ở thành phố đà nẵng (Trang 49 - 54)

7. Kết cấu của luận văn:

2.1.Giới thiệu sơ lược về thành phố Đà Nẵng:

2.1.1.Điều kiện tự nhiên:

Vị trí địa lý:

Đà Nẵng nằm ở 15o55' đến 16o14' vĩ Bắc, 107o18' đến 108o20' kinh Đông; phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp Biển Đông; cách Thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam và cách thành phố Huế 108km về phía Tây Bắc.

Khí hậu:

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình. Mỗi nămcó 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 01 đến tháng 7.

Địa hình:

Được thiên nhiên ưu đãi, Đà Nẵng vừa có đồng bằng, vừa có núi, có sông, có biển. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn (trên 70%), độ cao khoảng từ 700-1.500m. Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.

Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển nên bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở công nghiệp - dịch vụ, nông nghiệp, quân sự, khu dân cư và các khu chức năng của thành phố.

44

Diện tích - Dân số:

Diện tích tự nhiên: 1.283,4 km2. Đà Nẵng có 6 quận nội thành, 2 huyện và 56 phường, xã. Các quận: Cẩm Lệ, Hải Châu, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Thanh Khê và 2 huyện: huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa. Dân số: 1.047.000 người (2015)

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội: Vị trí chiến lược: Vị trí chiến lược:

Thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững.

Đà Nẵng - Thành phố động lực của Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung. Ngày 13/8/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung gồm năm tỉnh và thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, nhằm phát huy tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi thế so sánh của Vùng, từng bước phát

triển Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung thành một trong những vùng phát

triển năng động của cả nước. Trong đó, Đà Nẵng được xác định là thành phố đóng vai trò hạt nhân tăng trưởng, tạo động lực thúc đẩy phát triển cho cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Đà Nẵng - Cửa ngõ phía Đông của Hành lang Kinh tế Đông - Tây (EWEC): Hành lang Kinh tế Đông - Tây là một trong năm hành lang kinh tế được phát triển theo sáng kiến của Ngân hàng Phát triển Châu Á ở khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông.

Đà Nẵng - Cửa vào của các di sản văn hoá và di sản thiên nhiên thế giới Đà Nẵng nằm ở trung tâm của “Con đường di sản thế giới” kết nối các di sản thế giới ở miền Trung - Việt Nam.

45

Chính nhờ ưu thế về vị trí chiến lược mà thành phố Đà Nẵng được nhà nước lưu tâm tạo thuận lợi phát triển kinh tế, thương mại và du lịch. Nhờ đó mà sức hút với các nguồn nhân lực trong nước và cả nước ngoài đổ về Đà Nẵng tạo sự thuận lợi trong việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào

khu vực công. Tăng cường số lượng người thu hút sẽ tăng cường chất lượng

của nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công qua việc tuyển chọn và sàng lọc các ứng viên thích hợp nhất.

Cơ sở hạ tầng:

Cảng Tiên Sa là cảng thương mại lớn thứ ba của Việt Nam sau cảng Sài Gòn và cảng Hải Phòng. Từ cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) hiện có các tuyến tàu biển quốc tế đi Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc.

Sân bay Đà Nẵng được tổ chức hàng không quốc tế xác định là điểm trung chuyển của đường bay Đông - Tây. Công suất phục vụ 6 triệu lượt khách/năm. Tổng Công ty hàng không Cảng hàng không miền Trung đã có kế hoạch nghiên cứu mở rộng nhà ga để đạt mức 10 triệu hành khách mỗi năm vào năm 2020.

Hệ thống giao thông kết nối với các tỉnh, thành bên ngoài có hầm đường bộ Hải Vân, Quốc lộ 14B, Quốc lộ 1A và sắp tới là đường cao tốc Đà Nẵng –Quảng Ngãi tạo điều kiện thuận lợi về giao thông và phát triển du lịch và làm thay đổi cơ bản diện mạo của một đô thị thuộc loại sầm uất nhất ở miền Trung, Việt Nam.

Hệ thống bưu chính - viễn thông: Đà Nẵng là một trong ba trung tâm bưu chính, viễn thông lớn của Việt Nam

46 Hệ thống cấp điện, cấp nước:

- Nguồn điện dùng cho sinh hoạt và sản xuất được cung cấp từ lưới điện quốc gia qua đường dây 500 KV Bắc - Nam.

- Nhà máy nước Đà Nẵng hiện có công suất 120.000m3/ngày đêm. Thành phố đang đầu tư xây dựng Nhà máy nước Hòa Liên với công suất 120.000m3/ngày đêm, nâng tổng công suất cấp nước lên 325.000m3/ngày đêm vào năm 2020.

Sự đầu tư về cơ sở hạ tầng là một phần rất quang trọng trong việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về cho thành phố Đà Nẵng. Sẽ chẳng có ai muốn về một nơi mà cơ sở hạ tầng chưa phát triển đầy đủ, thiếu nguồn nước sạch hoặc nguồn điện kém. Nhờ lợi thế phát triển cơ sở hạ tầng đầy đủ ấy làm cho những nguồn nhân lực chất lượng cao đến Đà Nẵng sẽ muốn ở lại làm việc và sống tại nơi này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kinh tế:

Đà Nẵng được xác định là một trong những trung tâm kinh tế với tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục ở mức cao và khá ổn định.

Với những ưu đãi thiên nhiên ban tặng và nỗ lực không ngừng của chính quyền thành phố trong việc nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch, Đà Nẵng đã và đang trở thành 1 trong những điểm hẹn du lịch hấp dẫn nhất trong khu vực.

Cơ cấu kinh tế (2011): Dịch vụ 52,98% – Công nghiệp và Xây dựng

43,84% – Nông nghiệp 3,18%, mục tiêu đến năm 2020 là: Dịch vụ 55,6% -

Công nghiệp và Xây dựng 42,8% – Nông nghiệp 1,6%.(Nguồn: Niên giám

47

Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) năm 2014 đạt 37.270 tỷ

đồng, tăng 44,82% so năm 2010, tăng hơn 5,4 lần so năm 1997. Nhìn chung

sản xuất công nghiệp luôn giữ được tốc độ tăng trưởng cao. (Nguồn: www.cucthongke.danang.gov.vn)

Bảng 2.1. So sánh tốc độ tăng trưởng GDP của Đà Nẵng với cả nước.

(Nguồn www.danang.gov.vn)

Tốc độ tăng trưởng GDP của Đà Nẵng luôn ở mức cao và giữ ở mức 2 con số thúc đẩy phát triển kinh tế Đà Nẵng, thu hút nhiều nguồn lực từ bên ngoài đầu tư vào. Từ đó tạo nên cơ sở để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào thành phố Đà Nẵng để tìm kiếm công việc phù hợp.

48

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công ở thành phố đà nẵng (Trang 49 - 54)