7. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Vai trò, ý nghĩa của cơ chế một cửa liên thông
Hiệu quả của việc giải quyết hồ sơ theo cơ chế này đã làm cho nền hành chính trở nên dân chủ, minh bạch, có tính chuyên nghiệp hơn; mang lại sự thuận tiện cho người dân. Cụ thể là:
Thứ nhất, việc thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” đã góp phần nâng
cao năng lực hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.
Đối với tổ chức bộ máy cơ quan hành chính nhà nước: Sắp xếp tổ chức bộ máy của Ủy ban theo hướng tinh gọn, hợp lý, hoạt động hiệu quả bằng việc xác định rõ trách nhiệm của Thủtrưởng cơ quan các cấp và của từng cán bộ, công chức;
Đổi mới phương thức hoạt động của Ủy ban nhân dân: Mối quan hệ
giữa các phòng ban trong giải quyết công việc cho nhân dân ngày càng thắt chặt. Việc tiếp nhận, thụ lý và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đã ngăn chặn tình trạng sách nhiễu nhân dân như trước đây. Mặt khác, giúp
các phòng ban có điều kiện tập trung và chủ động giải quyết công việc thuộc thẩm quyền chuyên môn nghiệp vụ.
Thứ hai, đối với đội ngũ cán bộ, công chức: Thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” góp phần tăng cường năng lực, trách nhiệm của cán bộ, công chức; kỹnăng nghiệp vụhành chính cũng như tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức được nâng cao nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao.
Thứ ba, bước đầu tạo lập niềm tin của nhân dân vào cơ quan công
quyền
Sự đổi mới hoạt động của cơ quan hành chính và thái độ phục vụ thân thiện của cán bộ, công chức đã đem đến sự hài lòng cho nhân dân khi giải quyết công việc.
Sự công khai hóa mọi thủ tục hành chính, thời gian giải quyết và các loại phí đã hạn chế tình trạng quan liêu, tham nhũng. Đồng thời, đảm bảo cho mỗi người dân có thể tham gia vào hoạt động giám sát và quản lý HCNN.
1.2.3. Mục đích và nguyên tắc trong thực hiện cải cách thủ tục hành
chính theo cơ chế một cửa liên thông
1.2.3.1. Mục đích
Giảm phiền hà cho tổ chức, công dân khi có yêu cầu giải quyết công việc tai cơ quan hành chính nhà nước.
Góp phần chống tệ nạn quan liêu, cửa quyền, tham nhũng của một bộ
phận cán bộ, công chức, viên chức.
Nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần, thái độ phục vụ tổ chức, công dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Nâng cao chất lượng công vụ; hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước.
Làm rõ thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong giải quyết công việc liên quan đến tổ chức, công dân.
Đổi mới cơ bản phương thức hoạt động của bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước, trên cơ sơ đó sắp xếp lại tổ chức theo hướng gọn nhẹ, hoạt
động có hiệu lực, hiệu quả.
1.2.3.2. Nguyên tắc thực hiện
Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương phải tuân thủ các nguyên tắc như sau:
1. Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật.
2. Công khai các thủ tục hành chính, mức thu phí, lệ phí, giấy tờ, hồsơ
và thời gian giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân.
4. Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, cá nhân.
5. Đảm bảo sự phối hợp giải quyết công việc giữa các bộ phận, cơ quan hành chính nhà nước để giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân.
1.2.4. Cơ quan áp dụng cơ chế một cửa liên thông
Theo Điều 3, Quyết định số93/2007/NĐ-TTg, ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về “Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương”:
1. Cơ chế một cửa được áp dụng đối với các cơ quan sau:
a) Văn phòng Ủy ban nhân dân, các sở và cơ quan tương đương (sau đây gọi là cơ quan chuyên môn cấp tỉnh) thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh);
b) Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây
gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện);
c) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã);
d) Các cơ quan được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc đặt tại địa
phương của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
2. Cơ chế một cửa liên thông được áp dụng đối với các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 3 Quy chế này. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn
cứ các quy định của pháp luật và tình hình thực tế của địa phương quyết định những loại công việc thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép chưa triển khai cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại một số huyện đảo có dân số ít, số lượng giao dịch công việc của tổ chức, cá nhân với cơ quan hành chính ít và tại các xã đặc biệt khó khăn ở khu vực
1.2.5. Quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông liên thông
Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận (trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ phận TN&TKQ hồsơ).
Bước 2: Chuyển giao hồ sơ giữa Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả với cán bộ, công chức, viên chức và phòng ban chuyên môn.
Bước 3: Nhận kết quả từ cơ quan chuyên môn (công chức, viên chức Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả).
Bước 4: Thu phí, lệ phí (nếu có).
Bước 5: Trả kết quả cho các tổ chức, công dân (công chức, viên chức Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả).
Trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông cần đáp ứng yêu cầu:
- Thống nhất sắp xếp quy định quy trình giải quyết từng thủ tục hành chính lần lượt ghi theo thứ tự ghi trong danh mục thủ tục hành chính công bố
công khai và phần mềm quản lý thủ tục hành chính.
- Xác định rõ trách nhiệm của cán bộ, công chức Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cán bộ, công chức phòng chuyên môn, quy trình, thời gian khắc phục lỗi trong quá trình nhận hồsơ.
1.2.6. Các lĩnh vực quản lý được giải quyết theo cơ chế một cửa liên thông
Quyết định số 93/2007/NĐ-TTg, ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về “Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương” quy định tất cả các thủ tục hành chính thuộc các
lĩnh vực với quy trình giải quyết rõ ràng hay có thể đáp ứng theo quy trình ISO 9001:2008, tuy nhiên hiện nay chỉ xây dựng và áp dụng ở 5 lĩnh vực
Lĩnh vực quản lý đât đai – môi trường;
Lĩnh vực quản lý đô thị và nông thôn;
Lĩnh vực đăng ký kinh doanh; Lĩnh vực tư pháp;
Lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội;
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Cải cách TTHC theo cơ chế một cửa liên thông đến nay vẫn chưa thực sự được hiểu một cách thống nhất, tồn tại rất nhiều quan niệm khác nhau về
vấn đề này. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, bản thân sử
dụng quan niệm: Cơ chế “một cửa liên thông” là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan hành
chính nhà nước cùng cấp hoặc giữa các cấp hành chính từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của một cơ quan hành chính nhà nước.
Mặc dù đã có nhiều giải pháp được triển khai, song cải cách TTHC
theo cơ chế một cửa liên thông hiện nay vẫn nặng về hình thức, định tính, chủ quan và chưa đáp ứng được kỳ vọng của đông đảo người dân. Bởi vậy mục tiêu của cải cách là đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ, đơn giản, công khai, minh bạch của TTHC, hiệu quả cho cả người dân, tổ chức và chính quyền; việc phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn tạo điều kiện để người dân và doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, đồng thời đáp ứng được các yêu cầu quản lý nhà nước.
Trong chương này, luận văn đã tập trung khái quát những lí luận chung nhất về thủ tục hành chính cũng như cải cách thủ tục hành chính. Qua đó luận giải cơ bản về các khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, các yếu tốảnh hưởng tới cải cách thủ tục hành chính cũng như ý nghĩa của công tác cải cách thủ tục hành
Chương 2. THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI UBND HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1. Tình hình cải cách hành chính tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
2.1.1. Đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội
Lệ Thủy là một huyện đồng bằng thuộc tỉnh Quảng Bình, Việt Nam. Phía Nam giáp huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, phía Bắc giáp huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào,
phía Đông giáp Biển Đông.
Diện tích tự nhiên 1.416,11 km2, có 38.605 hộ với 142.718 nhân khẩu (năm 2015), mật độ dân số99,8 người/ km2, có hai dân tộc chính là Kinh và Vân Kiều.
Địa hình dốc theo hướng Đông với vùng núi, đồi; có suối nước khoáng Bang với nguồn nước khoáng đang được khai thác làm nơi nghỉdưỡng và làm
nước uống đóng chai. Ở giữa là một dải đồng bằng hẹp hai bên bờ sông Kiến Giang. Ven biển là một dải cồn cát trắng. Vùng biển của huyện Lệ Thủy là những bãi cát trắng, nước biển sạch.
2.1.2. Tình hình cải cách hành chính huyện Lệ Thủy năm 2016
2.1.2.1. Công tác chỉ đạo, điều hành triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện uỷ, năm 2016,
Hội đồng nhân dân, Ủy bản nhan dân huyện đã ban hành nhiều văn bản (Nghị
quyết số 89/2015/NQ - HĐND ngày 17/12/2015 về dự toán ngân sách nhà
nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương năm 2016; Quyết định số 164/QĐ - UBND ngày 12/01/2016 về Kế hoạch cải cách hành chính huyện Lệ
được triển khai thực hiện, không ngừng nâng cao chất lượng công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nhìn chung, công tác soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND huyện cơ bản
đúng trình tự, thủ tục, nội dung, thẩm quyền theo quy định của pháp luật, góp phần nâng cao chất lượng văn bản, bảo đảm các văn bản ban hành nhanh
chóng đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả trong quản lý Nhà nước.
Ủy ban nhân dân huyện tiếp tục chỉ đạo tăng cường tuyên truyền cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn huyện nhà về Nghị
quyết số 30c/NQ - CP ngày 8/11/2011 của Chính phủban hành Chương trình
tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020; Quyết định số 1319/QĐ - UBND ngày 06/5/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 3777/QĐ - UBND ngày 21/7/2016 của UBND huyện về ban hành kế hoạch cải cách hành chính huyện Lệ Thủy giai đoạn 2016 - 2020, bằng các hình thức tuyên truyền, thông qua các phương tiện thông tin đại
chúng, các đợt sinh hoạt chính trị của các cán bộ, công chức, viên chức, các cuộc họp dân sinh, công tác hoà giải, các hội thi tìm hiểu pháp luật, trợ giúp
pháp lý để tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thông qua hội nghị học tập, sinh hoạt cơ quan
lồng ghép để triển khai các văn bản pháp luật, các chủ trương chính sách của
Đảng và Nhà nước. Vì thế, công tác cải cách hành chính năm 2016 tiếp tục
được thực hiện nghiêm túc; hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy hành chính
nhà nước ở huyện Lệ Thuỷngày càng được nâng cao.
2.1.2.2. Công tác cải cách thủ tục hành chính
Năm 2016, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành Kế hoạch số 67/KH - UBND ngày 15/01/2016 của UBND huyện về việc kiểm tra việc thực hiện
UBND ngày 15/01/2016 về việc ban hành kế hoạch hoạt động kiểm soát thủ
tục hành chính của huyện Lệ Thủy năm 2016;.... Kết quả năm 2016, Ủy ban nhân dân huyện đã kiểm tra 08 đơn vị(02 cơ quan và 06 xã, thị trấn) cho thấy thủ tục hành chính ngày càng được đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho
người dân và khách hàng khi đến giao dịch.
UBND các xã, thị trấn thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành
chính, trong đó có nội dung rà soát, đơn giản hóa TTHC. Hiện nay, các
phòng, ban, đơn vị, UBND xã, thị trấn vừa thực hiện TTHC do UBND tỉnh ban hành, vừa tiến hành rà soát để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Thực hiện niêm yết công khai các TTHC dưới nhiều hình thức như: đăng tải trên Website lethuy.gov.vn, sổhướng dẫn, niêm yết cụ thể và đầy đủ
tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của cơ quan, đơn vị. Các phòng, ban, đơn vị, UBND các xã, thị trấn thực hiện tốt việc niêm yết, công khai bộ
thủ tục hành chính đã công bố theo các Quyết định của UBND tỉnh, góp phần tạo điều kiện thuận tiện cho cá nhân, tổ chức tham khảo, nắm bắt thông tin, thực hiện thủ tục hành chính.
Về nội dung công khai niêm yết:
+ Tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa liên thông của huyện niêm yết các bộ thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực Tư pháp,
Xây dựng, Tài nguyên - Môi trường, Đăng ký kinh doanh; Lao động thương
binh và xã hội...
+ Tại các phòng, đơn vị có thực hiện thủ tục hành chính đã thực hiện niêm yết tại bảng thông tin bộ thủ tục hành chính liên quan như: Phòng Tư
pháp niêm yết bộ thủ tục hành chính về lĩnh vực Hành chính - Tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện; Phòng Kinh tế - Hạ tầng niêm yết bộ
thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực xây dựng; Phòng Tài nguyên và Môi trương
niêm yết bộ thủ tục hành chính thuộc Lĩnh vực tài nguyên và Môi trường... + Tại các xã, thị trấn thực hiện niêm yết bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp xã.
Về tình hình tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính của cá nhân, tổ chức theo quy định tại Nghị định số 20/2008/NĐ-CP: UBND huyện có Thông báo số 143/TB-UBND ngày 04/6/2014 về việc niêm yết công khai nội dung và địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy đinh
hành chính. Chỉ đạo phòng Tư pháp mở sổ theo dõi, tiếp nhận những phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về quy định thủ tục hành chính. Việc thực hiện giải quyết các TTHC của các phòng, ban, đơn vị cấp huyện và UBND các xã, thị trấn cơ bản đúng trình tự, thủ tục và mức thu lệ phí theo quy định
đã được UBND tỉnh công bố.
2.1.2.3. Cải cách tổ chức bộmáy hành chính nhà nước
Thực hiện Nghị định số 24/2010/NĐ - CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ về quy định tuyển dụng và quản lý công chức; Nghị định số 29/2012/NĐ
- CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Nghị định số 108/2014/NĐ - CP ngày 20/112014 của Chính phủ về