Hạn chế, khó khăn trong cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại ủy ban nhân dân huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 78 - 80)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Hạn chế, khó khăn trong cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một

chế “một cửa liên thông”

Việc thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” là cách làm mới nên trong quá trình triển khai thực hiện còn lúng túng, vừa triển khai vừa rút kinh nghiệm nên chưa có định hướng rõ ràng và biện pháp cụ thể trong thời gian dài.

Về cơ sở vật chất: Tuy đã được đầu tư đổi mới nâng cấp, song các trang thiết bị phục vụ cho việc giải quyết các thủ tục hành chính tại Trung tâm giao dịch một cửa liên thông của UBND huyện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.

Về cán bộ, công chức: Tuy trình độ cán bộ công chức đã được nâng cao

hơn so với trước song việc thực hiện mô hình cơ chế mới khiến nhiều cán bộ

còn lúng túng khi giải quyết thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, số lượng cán bộ, công chức, viên chức tại Trung tâm giao dịch một cửa liên thông hiện còn thiếu, hầu hết các cán bộ này phải kiêm nhiệm trong khi khối lượng công việc là rất lớn. Điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng công tác của cán bộ, công chức nói riêng và cả tiến trình thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” nói

chung trên địa bàn huyện.

Sự phối hợp giữa cán bộ, công chức, viên chức của các phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện còn nhiều bất cập.

Chế độ chính sách nhất là tiền lương chưa có gì thay đổi: khi áp dụng

cơ chế mới này, khối lượng công việc của cán bộ công chức tại các bộ phận

khích tinh thần cho đội ngũ cán bộ công chức thì chưa thay đổi. Do đó, chưa

tạo động lực thúc đẩy cán bộ công chức hưởng ứng việc thực hiện cơ chế này.

TIỂU KIẾT CHƯƠNG 2

Từ thực trạng cải cách TTHC theo cơ chế một cửa liên thông được triển

khai trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện Lệ Thủy

đã cho thấy, thủ tục quá rườm rà, gây khó khăn cho tổ chức, công dân trong việc tiếp cận và thực hiện thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, một bộ phận công chức thừa hành nhiệm vụ trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính cho công dân thì thiếu trách nhiệm, có biểu hiện cửa quyền, thậm chí hách dịch, thiếu niềm nở, lễ phép khi tiếp xúc với công dân.

Năng lực chuyên môn của đội ngũ công chức ở địa phương còn hạn chế; sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan chưa chặt chẽ đã ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết hồ sơ và mất nhiều thời gian, công sức của người dân; thời gian giải quyết thủ tục còn kéo dài quá thời hạn quy định, nhất là các thủ

tục thuộc lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường. Từ những yêu cầu của thực tế

trên ta thấy rằng cần có một hệ thống giải pháp thống nhất và những chế tài cụ thể để nâng cao chất lượng cải cách TTHC trong thời gian tới trên cả nước nói chung và UBND huyện Lệ Thủy nói riêng.

Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại ủy ban nhân dân huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)