7. Kết cấu của luận văn
3.3.1. Đối với Chính phủ
3.3.1.1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
Hiện nay, việc ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều bất cập, thiếu tính đồng bộ thống nhất thậm chí còn mâu thuẫn với nhau đã gây khó khăn cho quá trình giải quyết các thủ tục hành chính của
các cơ quan hành chính trong cả nước nói chung cũng như thực tế đang diễn ra ở các phòng ban của UBND huyện. Để khắc phục tình trạng này cần đẩy mạnh công tác chỉ đạo việc thực hiện đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính
trên các lĩnh vực để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết thủ tục hành
chính cho người dân.
3.3.1.2. Chính sách tiền lương
Thực hiện mô hình mới đòi hỏi năng lực cũng như tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức phải nâng lên, khối lượng công việc nhiều hơn trước rất nhiều, đặc biệt là ở cấp huyện. Do đó, Chính phủ nên thay
đổi chính sách tiền lương, các chế độ phụ cấp phù hợp để khuyến khích, động viên tinh thần cán bộ công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đồng thời, đây cũng chính là động lực để cán bộ công chức có thể đảm bảo được
nhận hối lộ để góp sức vào công cuộc phát triển nền kinh tế đất nước; Biến tiền lương thành lực hút để thu hút được nhân tài vào làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước nhất là chính quyền cấp cơ sở; tránh tình trạng “chảy máu chất xám” hoặc “chân trong, chân ngoài” diễn ra ngày càng nhiều như
hiện nay.
3.3.1.3. Tăng biên chế hợp lý
Tăng biên chế hợp lý cho cấp huyện đối với những địa phương thực hiện mô hình cơ chế “một cửa liên thông” vì khi áp dụng mô hình này, khối
lượng công việc của cán bộ ở các phòng ban chuyên môn, các huyện tăng lên
rất nhiều. Số lượng biên chế mới này phải được tuyển chọn, đào tạo kỹlưỡng
đểđáp ứng yêu cầu công việc.
3.3.2. Đối với UBND tỉnh Quảng Bình
Đề nghị UBND tỉnh có chính sách hỗ trợ kinh phí đầu tư nâng cấp và cải tạo phòng làm việc, đầu tư trang thiết bị, đào tạo, bồi dưỡng các bộ, công chức, viên chức...
Điều chỉnh tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc cho cán bộ, công chức, viên chức để các địa phương làm cơ sở nâng cấp trang thiết bị nhằm nâng cao năng lực hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.
3.3.3. Đối với UBND huyện Lệ Thủy
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu cải cách hành chính và công tác chỉ đạo đối với lãnh đạo các phòng ban chuyên môn của huyện và UBND các xã, thị trấn để thực hiện tốt và hoàn thiện mô hình này.
Thứ hai, tăng cường kinh phí cho công tác cải cách hành chính.
Thứ ba, trang bị khẩn cấp các phương tiện làm việc tại Trung tâm giao dịch một cửa liên thông của UBND huyện đặc biệt là máy photocopy, máy in bởi vì các loại máy móc này hiện nay đã xuống cấp và gây cản trở rất lớn đến
đểđưa Phần mềm một cửa liên thông thuộc lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường vào hoạt động. Có kế hoạch triển khai mở rộng phần mềm một cửa liên thông từ UBND đến UBND cấp xã đối với 4 lĩnh lực còn lại là: Tư pháp, Xây dựng,
Lao động thương binh và xã hội, Đăng ký kinh doanh.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Thực hiện các Nghị quyết về đẩy mạnh cải cách hành chính, Huyện ủy huyện Lệ Thủy đã ban hành Chương trình hành động và chỉđạo triển khai học tập, quán triệt Nghị quyết trong cán bộ, đảng viên. Những kết quả tích cực đã đạt được của cải cách thủ tục hành chính là đáng ghi nhận: bộ mặt của nền
hành chính nhà nước đã bước đầu thay đổi, hướng tới phục vụ nhân dân, xã hội; số lượng các thủ tục được rà soát, đơn giản hóa tăng lên qua các năm,
chất lượng giải quyết TTHC dần đáp ứng yêu cầu của thực tế, nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân, tuy nhiên, vẫn còn những mặt hạn chế.
Đặc biệt trong thời gian qua, TTHC tại UBND huyện Lệ Thủy vẫn còn
rườm rà, chống chéo, nhiều văn bản quy định chưa rõ ràng khiến cho tổ chức, công dân phải chờ đợi, đi lại nhiều lần, gây tâm lý bức xúc không đáng có. Đội ngủ cán bộ, công chức trong bộ máy chính quyền vừa thiếu lại vừa yếu làm ảnh hưởng không nhỏ tới tiến trình cải cách TTHC... mặc dù được giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa liên thông song tổ chức, công dân khi thực hiện thủ tục hành chính còn gặp nhiều khó khăn, sự mâu thuẫn chồng chéo của các quy định, do các văn bản hướng dẫn không rõ ràng nên cùng một thủ
tục nhưng mỗi nơi lại có một cách hiểu và tổ chức thực hiện khác nhau, thiếu sự đồng nhất. Thực trạng này không chỉ diễn ra trong một phạm vi huyện Lệ
Thủy, mà nó tồn tại hầu hết ở các huyện khác nói chung. Không phải ngẫu nhiên trong công cuộc CCHC, cải cách TTHC theo cơ chế một cửa liên thông lại được Đảng và Nhà nước chọn làm khâu đột phá, xuất phát từ các yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh hội nhập, buộc chúng ta phải có các
bước đi đúng hướng nhằm cải cách nhanh, mạnh và triệt để.
Trên cơ sởđánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân, xác định rõ tầm quan trọng, cần thiết của việc cải cách TTHC theo cơ chế một cửa liên thông,
Chương 3 của luận văn đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại Uỷ ban nhân dân huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.
KẾT LUẬN
Cải cách hành chính nhà nước là bước đột phá lớn trong công cuộc đổi mới toàn diện dưới sự lãnh đạo của Đảng. Những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới nước ta đạt được trong những năm qua có đóng góp rất lớn từ
những thành công của CCHC, là “tấm vé” đưa nước ta lên tầm cao mới, hội nhập sâu rộng, toàn diện với khu vực và thế giới. Đảng và Nhà nước ta xác
định CCHC là nhiệm vụ xuyên suốt đểđất nước vững bước trong một thế giới luôn vận động và phát triển.
Cải cách thủ tục hành chính là một trong những bộ phận quan trọng của cải cách hành chính, trong đó việc triển khai áp dụng cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính cho tổ chức và công dân là
điểm nhấn lớn nhất mang đến diện mạo mới cho nền hành chính, là bước chuyển căn bản trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với nhân dân. Từ Trung ương đến địa phương, mô hình một cửa liên thông đã thực sự
mang lại hiệu quả rõ rệt, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước cũng như giải quyết nhu cầu của tổ chức và công dân.
Tuy nhiên, ở nhiều nơi, nhiều cấp, tùy thuộc vào điều kiện khác nhau, việc triển khai thực hiện cơ chế một cửa liên thông vẫn tồn tại nhiều hạn chế, hiệu lực và hiệu quả chưa được phát huy trong thực tế, nhất là đối với cấp huyện nơi còn có những mặt chưa hoàn thiện, thiếu tính ổn định, nguồn lực tổ
chức thực hiện còn chưa đảm bảo, đồng bộ.
Đối với UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói chung và của huyện Lệ Thủy nói riêng, có thể khẳng định việc các quy định trong giải quyết hồ sơ, TTHC cho tổ chức và công dân theo cơ chế một cửa liên thông vẫn chưa được thực hiện đúng, đầy đủ và thực chất theo yêu cầu, hiệu lực và hiệu quả triển khai còn rẩt nhiều hạn chế. Nguyên nhân của vấn đề này là do
trò, trách nhiệm của người đứng đầu mỗi đơn vị UBND huyện còn hạn chế;
năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cơ sở còn chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân
dân chưa đầy đủ do công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến quán triệt chưa
thật sự có hiệu quả và vấn đề kỷ cương, kỷ luật hành chính trong hoạt động thực thi công vụ nói chung, thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết hồsơ, TTHC cho tổ chức, công dân nói riêng chưa được đảm bảo.
Qua đó ta thấy, thực trạng cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông”của UBND huyện Lệ Thủy đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc đơn giản hoá thủ tục hành chính, giảm chi phí, thời gian, công sức của nhân dân khi tham gia vào các dịch vụ hành chính công, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính nhà nước. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện do còn tồn tại một số hạn chế về cơ sở vật chất, kỹ thuật, khả năng
liên kết khi giải quyết công việc chưa đạt hiệu quả cao, trình độ và năng lực chuyên môn của một số cán bộ, công chức chưa đáp ứng được hết yêu cầu của công việc, hệ thống các văn bản chỉ đạo, điều hành thiếu sự đồng bộ. Đây là
nguyên nhân làm giảm hiệu quả của việc thực hiện cơ chế “một cửa liên
thông”, ảnh hưởng đến việc cải cách hành chính nói chung tại UBND huyện Lệ Thủy. Vì vậy, trong thời gian tới UBND huyện Lệ Thủy cần thực hiện những biện pháp tích cực, hiệu quả hơn, xây dựng từng bước hệ thống các
văn bản chỉ đạo, điều hành mang tính đồng bộ hơn, bồi dưỡng thêm về kiến thức chuyên môn, kỹnăng làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức. Đây là cơ
sở, nền tảng vững chắc để UBND huyện Lệ Thủy thực hiện thành công việc thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông” nói riêng và
tổng thể các nội dung khác của cải cách thủ tục hành chính nói chung. Đồng thời trong quá trình thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” UBND huyện Lệ
huyện Quảng Ninh, thành phố Đồng Hới,…là những địa phương đi tiên
phong trong việc cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên
thông” và đã đạt được những thành công nhất định trong quá trình thực hiện. Và với những nỗ lực, cố gắng như vậy thì tất yếu trong thời gian tới huyện Lệ
Thủy sẽ thành công trong quá trình cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông”.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ (2011), Nghị quyết 30c/NQ-CP ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhànước giai đoạn 2011 – 2020.
2. Chính trị quốc gia (2001), Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam- Tác giả Nguyễn Ngọc Hiển, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
3. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã
hội đến năm 2000, Nxb Chình trị quốc gia, Hà Nội.
4. Đảng cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa X,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI , Nxb Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội. 6. Học viện Hành chính (2002), Thuật ngữ hành chính, Hà Nội.
7. Học viện Hành chính (2012), Đo lường và đánh giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước-những thành tựu trên thế giới và ứng dụng ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Học viện Hành chính Quốc gia (2007), Giáo trình hành chính công,
Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
9. Học viện Hành chính (2012), Giáo trình Thủ tục hành chính, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
10. Nghị định số63/2010/NĐ-CP ngày 8/6/2010 của Chính phủ về việc kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 15/4/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghịđịnh liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
11. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định 108/2003/QĐ-TTg về
việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa tại cơ quan hành chính nhà nước ởđịa phương.
12. Thủtướng Chính phủ (2007), Quyết định số93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 về Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ởđịa phương.
13. Thủtướng Chính phủ (2015), Quyết định số09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 về Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ởđịa phương.
14. Đoàn Trọng Truyến (1996), Một số vấn đề xây dựng và cải cách nền hành chính nhà nước Việt Nam, Nxb Giáo dục.
15. Đoàn Trọng Truyến (1997), Hành chính học đại cương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Ủy ban nhân dân huyện Lệ Thủy (2012), Quyết định số 01/QĐ- UBND ngày 12/4/2012 của UBND huyện về việc ban hành quy chế tổ chức hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa liên thông tại UBND huyện Lệ Thủy. 17. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2010). Quyết định số1240/QĐ-
UBND ngày 4/6/2010 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc phê duyệt Đề án thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” tại UBND huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
18. Vũ Huy Từ (1998), Hành chính học và cải cách hành chính, Nxb