Kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho nhân dân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại ủy ban nhân dân huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 70)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.6. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho nhân dân

Thứ nhất, giải quyết công việc nhanh, tiết kiệm thời gian và chi phí cho nhân dân

Nếu như trước đây khi chưa thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” thì

việc người dân khi đến giải quyết các nhu cầu và nguyện vọng hay tham gia vào các dịch vụhành chính công thường mất rất nhiều thời gian, chi phí. Tuy vậy, từ lúc thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” tình hình đã hoàn toàn thay đổi. Việc giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính cho người dân đã diễn ra một

cách nhanh chóng và đạt kết quả cao. Đối với các loại hồ sơ mang tính chất

đơn giản, không quá phức tạp, chỉliên quan đến một phòng, ban thuộc UBND huyện thì chỉ trong 1 ngày hồsơ đã được giải quyết và trả kết quả cho người dân. Nếu hồsơ liên quan đến các cấp lãnh đạo huyện thì việc giải quyết hồsơ

sẽ lâu hơn. Tuy vậy do thực hiện cơ chế kết hợp mang tính chất “một cửa liên

thông” nên dù hồ sơ phức tạp nhất cũng sẽ được trả kết quả trong thời gian sớm nhất cho người dân. Đảm bảo sự hài lòng, tin cậy của nhân dân mỗi khi

đến làm hồsơ tại UBND huyện.

Thứ hai, thủ tục hành chính đơn giản, công khai

Quy trình thủ tục thành chính, thu phí, lệ phí được niêm yết công khai tại trụ sở UBND huyện, đồng thời cổng thông tin điện tử huyện Lệ Thủy

(www.lethuy.gov.vn) đã và đang cung cấp các loại hồ sơ, thủ tục cần thiết để người dân tìm hiểu trước khi đến làm thủ tục chính thức tại trụ sở UBND huyện. Đảm bảo các loại hồsơ, giấy tờ giải quyết nhanh gọn, chính xác cho tổ

chức cá nhân hơn rất nhiều so với thời gian trước.

Chẳng hạn, khi người dân muốn thực hiện Thủ tục Tục tách thửa hoặc hợp thửa đất thuộc Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường, Quyết định số 2175/QĐ-UBND ngày 07/8/2015 của UBND tỉnh Quảng Bình quy định như

1. Nơi tiếp nhn hsơ và hoàn trả kết qu

- Nơi tiếp nhận: Trung tâm giao dịch một cửa liên thông cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã

2. Thi gian tiếp nhn, hoàn tr kết qu

Vào giờ hành chính tất cả các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày lễ, Tết).

3.Trình t thc hiện

Bước 1. Người sử dụng đất nộp hồsơ tại Trung tâm giao dịch một cửa liên thông cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất.

Trường hợp nhận hồsơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối

đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn

người nộp hồsơ bổ sung, hoàn chỉnh hồsơ theo quy định.

Bước 2. Cơ quan tiếp nhận hồsơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồsơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồsơ.

Trường hợp nộp hồsơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồsơ, Ủy ban nhân dân cấp xã phải chuyển hồsơ đến Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

Bước 3. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện:

- Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

- Lập hồ sơ trình Sở Tài nguyên và Môi trường ký Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho

người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;

- Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất

khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồsơ tại cấp xã.

* Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tốcáo, đấu giá đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn,

kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án (sau đây gọi là chuyển quyền) thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:

- Đođạc địa chính để chia tách thửa đất;

- Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền.

- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồsơ tại cấp xã.

* Trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất thì

Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chỉ đạo Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai căn cứ quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc sau:

+ Đođạc chỉnh lý bản đồđịa chính, hồsơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất

đai;

+ Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp và trao cho người sử

dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

4. Cách thc thc hiện

5. Thành phn, slượng h a) Thành phần hồsơ: (1) Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số11/ĐK; (2) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp. b) Sốlượng hồsơ: 01 (bộ). 6. Thi hn gii quyết

Tổng thời gian thực hiện không quá hai mươi (20) ngày làm việc. Cụ

thể:

a. Thời hạn tiếp nhận và chuyển hồsơ tại Trung tâm Giao dịch một cửa liên thông cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã là hai (02) ngày làm việc.

b. Thời hạn thực hiện tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai là mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồsơ hợp lệ.

c. Thời hạn Sở Tài nguyên và Môi trường ký cấp Giấy chứng nhận là

năm (05) ngày làm việc kể từ ngày Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai

trình hồsơ.

d. Thời hạn Trung tâm giao dịch một cửa liên thông cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho người sử dụng đất là ba (03) ngày làm việc.

Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 15 ngày.

Trong đó: Thời gian tiếp nhận hồ sơ tại Trung tâm giao dịch một cửa liên thông cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã tăng thêm hai (02) ngày làm

việc; tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tăng thêm năm (05) ngày làm

việc; tại Phòng Tài nguyên và Môi trường tăng thêm ba (03) ngày làm việc; tại Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện tăng thêm

hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho người sử dụng đất tăng thêm hai (02) ngày làm việc.

7. Đối tượng thc hiện TTHC

Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

8. Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: SởTài nguyên và Môi trường. - Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

- Cơ quan phối hợp: Trung tâm giao dịch một cửa liên thông cấp huyện,

Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Tài nguyên và Môi trường.

9. Kết qu thc hiện TTHC

- Ghi vào sổđịa chính và lập hồsơ đểNhà nước quản lý.

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

10. Phí, lệ phí

- Phí đo đạc lập bản đồ địa chính quy định tại Quyết định số 19/2010/QĐ-UBND;

- Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở

và tài sản khác gắn liền với đất (chỉ áp dụng tại các phường thuộc thành phố Đồng Hới) quy định tại Quyết định số19/2010/QĐ-UBND.

Mức phí, lệ phí cụ thể theo phụ lục đính kèm bộ thủ tục hành chính này.

2.3. Đánh giá chung về cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại Uỷ ban nhân dân huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

2.3.1. Nhng kết qu đạt được trong ci cách th tc hành chính

theo cơ chế“một ca liên thông”

Sau khi chạy thử nghiệm phần mềm và đầu tư các thiểt bị phục vụ việc tiếp nhận và giải quyết hồsơ cho tổ chức công dân, ngày 16/4/2012, mô hình một cửa liên thông tại Bộ phận TN &TKQ huyện Lệ Thủy đã đi vào hoạt

động và phát huy hiệu quả, chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính công

được cải thiện.

Một cửa liên thông của huyện có diện tích trên 104m2, được trang bị đầy đủ các thiết bịCNTT và điện tử chuyên dụng như: màn hình cảm ứng tra cứu hướng dẫn về các TTHC; hệ thống xếp hàng tự động phục vụ công dân, doanh nghiệp lấy số thứ tự theo từng lĩnh vực; hệ thống camera giám sát giúp theo dõi mọi hoạt động, thiết bị hướng dẫn và cung cấp thông tin; ghế ngồi, bàn viết, công khai thủ tục hành chính... đã góp phần nâng cao tinh thần phục vụ của bộ máy công quyền đối với công dân, doanh nghiệp.

UBND huyện trang bị đầy đủ hệ thống máy vi tính cho các cơ quan

chuyên môn thuộc huyện, góp phần nâng cao trình độ công nghệ thông tin cho cán bộ công chức trong xử lý công việc. Hệ thống mạng LAN, mạng Internet chạy ổn định, trang thông tin điện tử của huyện được cập nhật hàng tuần, cập nhật thường xuyên các tin tức mới về các hoạt động trên địa bàn huyện, các văn bản, chính sách mới được ban hành, thủ tục hành chính, để người dân theo dõi, nắm bắt kịp thời.

Đồng thời với việc công khai minh bạch các thủ tục, quy trình giải quyết TTHC và sự trợ giúp của các hạ tầng CNTT bao gồm phần cứng và phần mềm, đã góp phần hạn chế đến tối đa nạn nhũng nhiễu trong quá trình

CBCCVC; tác phong làm việc, giao tiếp với công dân và doanh nghiệp của

đội ngũ CBCCVC có nhiều chuyển biến tích cực; hồ sơ công việc của CBCCVC sắp xếp hợp lý và khoa học hơn, tinh thần phối hợp giữa các phòng ban, bộ phận được tổ chức gắn kết, chặt chẽ hơn trong hoạt động nghiệp vụ

hàng ngày.

UBND huyện Lệ Thủy đã tiến hành chỉ đạo và hướng dẫn nhằm thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” tại các phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện và toàn thể nhân dân trên địa bàn huyện. Để thực hiện điều này, UBND huyện thực hiện biện pháp tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại

chúng như: Website UBND huyện, loa đài, sách báo, khẩu hiệu, niêm yết công khai quy trình một cửa liên thông tại UBND huyện và tại các xã của huyện. Đảm bảo sự thuận lợi và thoải mái của nhân dân khi đến làm việc tại

các cơ quan hành chính nhà nước.

Do nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính cùng với tinh thần dám nghĩ, dám làm, lãnh đạo UBND huyện đã không

ngừng nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo để hoàn thiện các mô hình liên quan đến công tác cải cách thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, tăng cường công tác chỉ đạo, đôn đốc thực hiện và công tác kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện các quyết định, kế hoạch của UBND huyện. Chính vì vậy, công tác cải cách hành chính nói chung và việc thực hiện cơ chế“một cửa liên thông” nói riêng được đẩy mạnh thực hiện không ngừng và đạt được nhiều kết quả bước đầu

đáng ghi nhận.

Hệ thống cơ sở vật chất: Phòng làm việc, máy vi tính, máy in đã được

đầu tư đổi mới, triển khai và đưa vào sử dụng các phần mềm quản lý hồ sơ,

phần mềm quản lý điều hành…để phục vụ cho hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện.

Trình độ cán bộ công chức ngày càng nâng cao: Cán bộ được phân công công tác tại Trung tâm một cửa liên thông đều là những người có trình

độ, được tham dự các lớp tập huấn, các lớp đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình

độ chuyên môn do UBND huyện phối hợp với các đơn vị cấp tỉnh tổ chức.

2.3.2. Hn chế, khó khăn trong ci cách th tc hành chính theo cơ

chế “một cửa liên thông”

Việc thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” là cách làm mới nên trong quá trình triển khai thực hiện còn lúng túng, vừa triển khai vừa rút kinh nghiệm nên chưa có định hướng rõ ràng và biện pháp cụ thể trong thời gian dài.

Về cơ sở vật chất: Tuy đã được đầu tư đổi mới nâng cấp, song các trang thiết bị phục vụ cho việc giải quyết các thủ tục hành chính tại Trung tâm giao dịch một cửa liên thông của UBND huyện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.

Về cán bộ, công chức: Tuy trình độ cán bộ công chức đã được nâng cao

hơn so với trước song việc thực hiện mô hình cơ chế mới khiến nhiều cán bộ

còn lúng túng khi giải quyết thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, số lượng cán bộ, công chức, viên chức tại Trung tâm giao dịch một cửa liên thông hiện còn thiếu, hầu hết các cán bộ này phải kiêm nhiệm trong khi khối lượng công việc là rất lớn. Điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng công tác của cán bộ, công chức nói riêng và cả tiến trình thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” nói

chung trên địa bàn huyện.

Sự phối hợp giữa cán bộ, công chức, viên chức của các phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện còn nhiều bất cập.

Chế độ chính sách nhất là tiền lương chưa có gì thay đổi: khi áp dụng

cơ chế mới này, khối lượng công việc của cán bộ công chức tại các bộ phận

khích tinh thần cho đội ngũ cán bộ công chức thì chưa thay đổi. Do đó, chưa

tạo động lực thúc đẩy cán bộ công chức hưởng ứng việc thực hiện cơ chế này.

TIỂU KIẾT CHƯƠNG 2

Từ thực trạng cải cách TTHC theo cơ chế một cửa liên thông được triển

khai trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện Lệ Thủy

đã cho thấy, thủ tục quá rườm rà, gây khó khăn cho tổ chức, công dân trong việc tiếp cận và thực hiện thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, một bộ phận công chức thừa hành nhiệm vụ trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính cho công dân thì thiếu trách nhiệm, có biểu hiện cửa quyền, thậm chí hách dịch, thiếu niềm nở, lễ phép khi tiếp xúc với công dân.

Năng lực chuyên môn của đội ngũ công chức ở địa phương còn hạn chế; sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan chưa chặt chẽ đã ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết hồ sơ và mất nhiều thời gian, công sức của người dân; thời gian giải quyết thủ tục còn kéo dài quá thời hạn quy định, nhất là các thủ

tục thuộc lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường. Từ những yêu cầu của thực tế

trên ta thấy rằng cần có một hệ thống giải pháp thống nhất và những chế tài cụ thể để nâng cao chất lượng cải cách TTHC trong thời gian tới trên cả nước nói chung và UBND huyện Lệ Thủy nói riêng.

Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH

3.1. Phương hướng

Hoàn thiện các thể chế quy định thực hiện cơ chế một cửa liên thông

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại ủy ban nhân dân huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)