1.2.1. Khái niệm chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
Theo từ điển bách khoa Việt Nam "Chất lượng là một phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn
định tương đối của sự vật và phân biệt nó với sự vật khác. Chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật, biểu thị ra bên ngoài qua các thuộc tính. Chất lượng của sự vật, hiện tượng biểu thị trình độ phát triển của nó, chất lượng càng cao thì mức độ phát triển của sự vật càng lớn" [38].
Theo Từ điển tiếng Việt, chất lượng được xem là "Cái tạo nên phẩm chất, giá trị của mỗi con người, một sự vật, sự việc" [44]. Đây là cách đánh giá một con người, một sự việc, một sự vật trong cái đơn nhất, trong tính độc lập của nó.
Đối với một con người sống trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì chất lượng của cá nhân đó được hiểu là tổng hợp những phẩm chất nhất định về sức khỏe, trí tuệ khoa học, chuyên môn nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức, ý chí, niềm tin, năng lực; luôn gắn bó với tập thể, với cộng đồng và tham gia một cách tích cực vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đối với công chức, bên cạnh những đặc điểm của chất lượng cá nhân còn phải gương mẫu, đi tiên phong về lý luận và thực tiễn, chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; giữ vững tiêu chuẩn và tư cách của người công chức.
Chất lượng của mỗi công chức trước hết được biểu hiện ở phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, ở trình độ chuyên môn, kiến thức văn hóa và giao tiếp, thể hiện ở kinh nghiệm và năng lực lãnh đạo, quản lý, tổ chức, điều hành bộ máy và năng lực tổ chức thực tiễn, kết quả thực hiện công việc, đồng thời được biểu hiện ở hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý, ở uy tín của họ trước tập thể và nhân dân…
Tuy nhiên, mỗi chức danh, mỗi cương vị và mỗi loại công chức khác nhau có yêu cầu chất lượng ở mức độ chuyên sâu khác nhaụ Nhưng nhìn chung ở bất cứ cương vị và lĩnh vực nào thì yêu cầu về phẩm chất chính trị của công chức phải được đặt lên hàng đầụ Phẩm chất đạo đức là cái gốc và trình độ, kiến thức
năng lực là nhân tố quyết định đến hiệu quả công tác. Chất lượng hoạt động quản lý nhà nước của UBND suy cho cùng chính là chất lượng của công chức làm việc trong UBND. Do vậy, khi nói đến chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện là nói đến tổng thể những phẩm chất, năng lực của người công chức đang làm việc tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, những phẩm chất và năng lực này thể hiện khả năng và kết quả thực hiện công việc của họ, cụ thể hơn là thực hiện những nhiệm vụ của UBND cấp huyện mà họ được cấp có thẩm quyền phân công.
Để đảm bảo chất lượng công chức, cần phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa chất lượng với số lượng công chức. Chỉ khi nào hai mặt này quan hệ hài hòa, tác động hữu cơ với nhau thì mới tạo nên sức mạnh đồng bộ của cả đội ngũ. Trong thực tế chúng ta cần phải chống hai khuynh hướng, khuynh hướng thứ nhất là chạy theo số lượng, ít chú trọng đến chất lượng dẫn đến công chức nhiều về số lượng nhưng hoạt động không hiệu quả. Khuynh hướng thứ hai, cầu toàn về chất lượng nhưng không quan tâm đến số lượng. Khuynh hướng này là một nguyên nhân quan trọng làm cho tuổi đời bình quân của công chức ngày càng cao, hẫng hụt về thế hệ. Trong giai đoạn hiện nay thì cần hơn hết là phải coi trọng chất lượng công chức trên cơ sở bảo đảm số lượng hợp lý.
Từ những phân tích trên, có thể hiểu: Chất lượng công chức các cơ
quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện là tổng hợp những phẩm chất giá
trị về chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực và kết quả hoàn thành nhiệm vụ được phân công của mỗi công chức trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của UBND cấp huyện.
1.2.2. Tiêu chí đánh giá chất lƣợng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
Đánh giá chất lượng công chức để làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được
giaọ Kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với công chức. Để việc đánh giá chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện thực hiện có hiệu quả cần dựa trên những tiêu chí cụ thể phản ánh chất lượng công chức. Dưới đây là những tiêu chí đánh giá chất lượng chủ yếụ
1.2.2.1. Phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức
Tại Đại hội XI, Đảng xác định một trong ba nội dung lớn để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu của tình hình mớị..Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác”. Kiên quyết “loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân”[23,tr.54-55].
- Phẩm chất chính trị
Phẩm chất chính trị là nhân tố có ý nghĩa nền tảng, căn bản, quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác của công chức và hiệu quả tổ chức, hoạt động của bộ máy đảng, nhà nước, hệ thống chính trị. Phẩm chất đó thể hiện ở sự trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân, với mục tiêu và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội mà Đảng ta, dân tộc ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Đó là sự trung thành và vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện và những thách thức mới để kiên quyết, kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, khi tình hình thế giới và trong nước đang có những diễn biến rất phức tạp, hơn lúc nào hết công chức phải có bản lĩnh chính trị vững vàng và kiên định, kiên quyết đấu tranh, phê phán những quan điểm sai trái, phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng.
- Phẩm chất đạo đức
Đạo đức cách mạng là nền tảng, là gốc, là sức mạnh của người công chức, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: "Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn; cây phải có gốc không có gốc thì cây héo; người cách mạng phải có đạo đức cách mạng, không có đạo đức thì có
tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân "[29, tr.252-253]. Với tư
cách vừa là một người dân sống trong xã hội, vừa là một người làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước, phẩm chất đạo đức của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện được thể hiện thông qua đạo đức, lối sống cá nhân trong sinh hoạt hàng ngày và đạo đức công vụ trong thực thi công vụ. Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, công chức phải luôn trung thực, nói đi đôi với làm, lối sống trong sáng, lành mạnh, sẵn sàng đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực trong xã hội, là người tiền phong gương mẫu trong việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phải là tấm gương sáng để nhân dân noi theo. Đối với đạo đức công vụ thì với đặc trưng của hoạt động công vụ là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, tiến hành theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, phục vụ lợi ích nhà nước và xã hộị Đạo đức công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện đầu tiên là thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, thực hiện nhiệm vụ một cách trung thực không vụ lợi, luôn đặt lợi ích của Đảng, Nhà nước và nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, hết lòng phục vụ nhân dân, luôn có thái độ cư xử đúng mực và phải luôn tự hoàn thiện mình. Đồng thời phải tích cực đấu tranh chống lại các biểu hiện tiêu cực như: Tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tha hoá, sa sút về đạo đức lối sống chạy theo địa vị danh lợi, tranh giành kèn cựa lẫn nhau mất đoàn kết nội bộ, dối trá, lười biếng, suy thoái về tư tưởng chính trị, phai nhạt lý tưởng cách mạng... Đạo đức đó sẽ định hướng và điều chỉnh hành động của người công chức khi họ thực thi công vụ.
Phẩm chất đạo đức của công chức quan hệ mật thiết với phẩm chất chính trị. Phẩm chất chính trị chi phối, quy định phẩm chất đạo đức; phẩm chất đạo đức tác động tới sự phát triển phẩm chất chính trị. Người công chức có giác ngộ chính trị, có niềm tin sâu sắc vào lý tưởng cộng sản chủ nghĩa sẽ giúp họ có tình yêu thương đồng chí, kính trọng nhân dân, quan tâm giúp đỡ mọi người, biết hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích cách mạng. Những phẩm chất đạo đức tốt đẹp sẽ giúp người công chức củng cố, phát triển các phẩm chất chính trị như sự kiên định lập trường, tư tưởng, tính tiên phong gương mẫu của người công chức. Quan hệ biện chứng giữa phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức của người công chức tạo nên phẩm chất đạo đức cách
mạng của người công chức thường được gọi là “phẩm chất” hay mặt “đức”
mặt “hồng” của công chức.
1.2.2.2. Năng lực thực thi công vụ
Năng lực thực thi công vụ là sự kết hợp của các yếu tố: trình độ kiến thức, kỹ năngvà thái độ của công chức.
- Trình độ kiến thức
+ Trình độ chuyên môn: Trình độ chuyên môn ở đây là những kiến thức mà công chức được đào tạo trong các chương trình, cơ sở đào tạo liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ và những kiến thức mà công chức tích lũy được trong quá trình công tác của mình. Công chức là một nghề đòi hỏi phải nắm vững nhiều lĩnh vực, tuy nhiên, mỗi người công chức phải được đào tạo, phải nắm vững các kiến thức liên quan đến lĩnh vực, nhiệm vụ được giaọ Có chuyên môn thì công chức mới có thể hiểu, nắm bắt được công việc, có thể tham mưu cho lãnh đạo cách thức giải quyết hoặc trực tiếp giải quyết các công việc một cách hiệu quả, chính xác. Tùy vào từng ngạch, từng công việc, vị trí việc làm công chức đảm nhận mà đòi hỏi công chức có những trình độ chuyên môn phù hợp.
+ Trình độ quản lý nhà nước
Quản lý vừa là hoạt động khoa học, vừa là hoạt động nghệ thuật, cho nên yêu cầu công chức phải am hiểu sâu sắc về kiến thức quản lý và phải vận dụng linh hoạt các kiến thức đó vào giải quyết những vụ việc cụ thể. Thực tế cho thấy trong quá trình quản lý chỉ dựa vào kinh nghiệm thôi chưa đủ mà phải được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước, để qua đó nâng cao năng lực quản lý nhà nước. Công chức có trình độ quản lý nhà nước thì sẽ có được các kỹ năng, khả năng, tính chuyên nghiệp, phương pháp xử lý tình huống quản lý trong thực tiễn đáp ứng yêu cầu của công việc, nâng cao được trình độ và năng lực công tác, cải tiến lề lối làm việc, từng bước củng cố, xây dựng nền hành chính Nhà nước dân chủ, hiện đại, chất lượng, hiệu quả; làm căn cứ để tiêu chuẩn hóa và đề bạt, bổ nhiệm công chức và là điều kiện cần thiết để thi nâng ngạch. Hiện nay, một trong những hạn chế của công chức là trình độ quản lý nhà nước, để nâng cao năng lực quản lý nhà nước thì cần phải tập trung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho công chức.
+ Trình độ lý luận chính trị
Không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng; người cách mạng không thể làm tròn nhiệm vụ của người chiến sĩ tiên phong, người lãnh đạo, dẫn dắt phong trào nếu như không được vũ trang bởi lý luận tiên phong. Công chức nói chung và công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện nói riêng là những người làm việc trong các cơ quan nhà nước, là những người nhân danh quyền lực nhà nước trong thực thi công vụ, là người công bộc của nhân dân, nguyện trung thành với sự lãnh đạo của Đảng, trung thành với nhà nước. Chính vì vậy mà công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện phải có lý luận, có trình độ lý luận chính trị. Công chức không có trình độ lý luận, thì sẽ nắm không chắc, không vững, không thực chất lý luận chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường
lối, quan điểm của Đảng, nhà nước, "không biết xem cho rõ, cân nhắc cho đúng, xử trí cho khéo" mọi công việc, do đó kết quả thường không được như mong muốn, hiệu quả quản lý nhà nước không cao. Kết quả do thiếu lý luận có thể gây ra nguy hại khó lường, có thể dẫn đến mất "phương hướng", lạc hướng, có thể hiểu sai, làm sai các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, làm giảm lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước. Công chức ở cương vị càng cao mà thiếu lý luận thì mức độ nguy hại càng lớn.Do đó, công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện cần thiết phải học tập lý luận, "nghiên cứu thêm lý luận", phải có trình độ lý luận chính trị. Tuy nhiên, công chức biết lý luận, có trình độ lý luận không phải chỉ có biết lý thuyết mà phải biết vận dụng vào thực tiễn công tác, không chỉ ở nhận thức, mà còn biểu hiện ở tác phong công tác, "lối làm việc" khoa học.
Trình độ của công chức là một yếu tố có vai trò đặc biệt, chi phối, ảnh hưởng tới tất cả các yếu tố tạo nên chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, là yếu tố đặc biệt quan trọng tạo thành năng lực và là điều kiện để có năng lực. Điều đó đòi hỏi công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện phải luôn rèn luyện, học tập để nâng cao trình độ kiến thức của mình.
- Kỹ năng
Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế. Kỹ năng nghề nghiệp bao giờ cũng gắn với một hoạt động cụ thể ở một lĩnh vực cụ thể. Đây là sản phẩm của quá trình tư duy kết hợp với việc tích luỹ kinh nghiệm thông qua đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, công tác. Kỹ năng nghề nghiệp là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng công chức khi thực thi nhiệm vụ. Công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện cần có những kỹ năng nhất định để thực thi nhiệm vụ. Tuy nhiên, có những kỹ năng cần thiết cho mọi công chức và có những kỹ
năng không thể thiếu đối với một nhóm công chức nhất định phụ thuộc vào tính chất công việc mà họ đảm nhận. Việc phân chia kỹ năng nghề nghiệp thành các nhóm là cơ sở để xác định nội dung bồi dưỡng kỹ năng cho các công chức khác nhaụ Căn cứ vào kết quả mà các kỹ năng hướng đến thì kỹ năng nghề nghiệp đối với công chức có thể chia thành các nhóm sau:
- Nhóm kỹ năng phổ quát: Đây là những kỹ năng mà đòi hỏi công chức nào cũng cần để thực hiện nhiệm vụ như: kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng