Thực trạng về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân thị xã sơn tây thành phố hà nội (Trang 60 - 62)

- Phẩm chất chính trị

Thông qua kết quả khảo sát và thông qua kết quả đánh giá đối với công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Sơn Tây năm 2016 cho kết quả 100% công chức có phẩm chất chính trị tốt, còn các công chức tự đánh giá (Phụ lục 1) như biểu đồ 2.1 về phẩm chất chính trị của mình thì 100% công chức tự nhận có phẩm chất chính trị đạt ở mức từ tương đối tốt trở lên trong đó 7.5% công chức tự đánh giá có phẩm chất chính trị đạt tương đối tốt, còn 92.5% công chức đánh giá phẩm chất chính trị đạt tốt. Điều này cho thấy, công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Sơn Tây luôn trung thành với đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, có bản lĩnh chính trị vững vàng, lập trường kiên định.

Biểu đồ 2.1: Kết quả khảo sát về phẩm chất chính trị của công chức

các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Sơn Tây năm 2016. (Đơn vị tính:

phần trăm)

- Phẩm chất đạo đức

Với tư cách vừa là một người dân sống trong xã hội, vừa là một người làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước, phẩm chất đạo đức của công chức được thể hiện thông qua đạo đức, lối sống cá nhân trong sinh hoạt hàng ngày và đạo đức công vụ trong thực thi công vụ.

Theo kết quả đánh giá công chức của UBND thị xã và bản tự đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Sơn Tây thì 100% công chức có phẩm chất đạo đức tốt trong đời sống sinh hoạt hàng ngày và trong thực thi công vụ. Tuy nhiên, đó là kết quả đánh giá của cơ quan quản lý và tự đánh giá của mỗi công chức. Còn đối với người dân, những người trực tiếp tiếp xúc với công chức khi công chức thực thi công vụ thì họ cũng có đánh giá riêng của mình. Trên cơ sở kết quả thu được từ phát phiếu thăm dò ý kiến của 200 người dân tại địa phương (Phụ lục 2) như biểu đồ 2.2 và 2.3 cho thấy: trong quá trình thực thi công vụ của công chức có 34% người dân được hỏi cho rằng họ bị công chức gây khó khăn, phiền hà trong khi đến giải quyết

công việc và 39% được hỏi cho rằng công chức có những biểu hiện tham nhũng tiêu cực. Qua hai kết quả đánh giá cho thấy có sự không tương đồng giữa ý kiến đánh giá của người dân và ý kiến đánh giá của bản thân công chức và cơ quan quản lý công chức.

Biểu đồ 2.2: Kết quả khảo sát về việc công chức gây khó khăn phiền hà cho

người dân. (Đơn vị tính: phần trăm)

Biểu đồ 2.3: Kết quả khảo sát biểu hiện tham nhũng, tiêu cực của công chức

(Đơn vị tính: phần trăm)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân thị xã sơn tây thành phố hà nội (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)