Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn thị trấn phố bảng, huyện đồng văn tỉnh hà giang (Trang 29)

3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

- Thu thập thông tin từ các công trình khoa học, các báo cáo tổng kết, các bài viết liên quan đến chuyển dịch cơ cấu cây trồng.

- Là những thông tin được thu thập thông qua các tài liệu có sẵn như: Các báo cáo thông kê, các thông tin trên internet, các thông tin trên sách, báo, tạp chí, nghiên cứu khoa học...

- Đối với các thông tin liên quan với địa bàn nghiên cứu: Lấy thông tin tại UBND thị trấn Phố Bảng.

- Đối với các thông tin về cơ sở lý luận, thực tiễn nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới được thu thập chủ yếu qua ấn phẩm và sách báo, trên internet…sau đó tiến hành tổng hợp, chọn lọc các vấn đềliên quan đến đề tài.

3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

3.3.2.1. Phương pháp chọn mẫu

Qua tham khảo những thông tin từ cán bộ thị trấn, cán bộ trong khu ,xóm và người dân, thấy rằng các hộ nông dân tại các khu, xóm trong thị trấn là tương đối đồng nhất. Vì vậy việc lựa chọn các hộ điều tra tại các khu, xóm được thực hiện một cách ngẫu nhiên. Việc lựa chọn mẫu cho phỏng vấn hộ sẽ được bàn bạc cùng với các trưởng khu,xóm dựa trên danh sách hộ.

Công thức: 𝑛 =(1 + N. 𝑒N 2) n: kích cỡ mẫu N: Tổng số hộ e: (10%)

- Bộ câu hỏi phỏng vấn nông dân được thiết kế trước, sau khi điều tra thử tại thực địa đã được chỉnh sửa và bổ sung hoàn thiện. Bảng câu hỏi phỏng vấn hộ gia đình là các câu hỏi đóng, kết hợp với một số câu hỏi mở nhằm làm rõ thêm hoặc chuyển tiếp chủ đề trong thu thập cơ sở dữ liệu sơ cấp. Bảng câu hỏi được trình bày trong phụ lục.

Số liệu được thu thập tại 2 khu, 2 xóm xác định Khu I, Khu II, Phố Trồ, Tả Kha. Tổng số có 40 phiếu điều tra đã được thu thập tại 40 hộ trong 02 khu, 02 xóm trên. Nghiên cứu chọn mẫu dựa trên phương pháp chọnmẫu ngẫu nhiên có điều kiện.

Bảng 3.1: Cấu trúc phân loại hộ điều tra theo các xóm, thị trấn

Xóm,thị trấn

Trung bình Cận nghèo Nghèo Tổng cộng Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ lệ(%)Tỷ Khu I 6 6,0 3 3,0 2 2,0 11 11,0 Khu II 6 6,0 2 2,0 3 3,0 11 11,0 Phố Trồ 4 4,0 2 2,0 2 2,0 8 8,0 Tả Kha 5 5,0 4 4,0 1 1,0 10 10,0 Tổng Cộng 21 20,0 11 11,0 8 8,0 40 40,0

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2017)

Theo tiêu chí phân loại hộ thì tại địa bàn thị trấn Phố Bảng hộ trung bình là chiếm phần lớn, hộ nghèo vẫn cònhơi nhiều tìm cách giảm nghèo.

Trong tổng số 40 hộ điều tra lựa chọn 8 hộ nghèo, 11 hộ cận nghèo, 21 hộ trung bình.

Trong đó có thị trấn Khu I, Khu IIcó số dân nhiều nên được chọn nhiều hộ điều tra nhất chiếm cùng 11,0% số phiếuđiều tra. Sau đó đến xóm Tả Kha chiếm 10,0%, xóm Phố Trồ chiếm 8,0%, trong cả ba xóm trên.

Mục tiêu của hoạt động điều tra thực địa nhằm thu thập đầy đủ, toàn diện và chính xác các thông tin về đời sống sinh hoạt,tư tưởng, ý thức của người dân.

3.3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu

a, Phương pháp điều tra bảng hỏi

- Phương pháp điều tra bảng hỏi: Đây là phương pháp chủ yếu để thu thập số liệu liên quan đến đề tài. Một bảng hỏi (xem phụ lục) được hình thành, gồm nhiều bộ phận khác nhau, từ những thông tin cơ bản của chủ hộ, trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng , cây ăn quả và các cây luong thực ,thực phẩm của thị trấn,....

Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung phân tích và đánh giá các hoạt động chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thu nhập và thời gian giành cho quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng của cộng đồng địa phương.

b, Phương pháp quan sát trực tiếp

Để ghi nhận con số, sự kiện và những hành vi của bà con nông dân và lí giải những kết quả đánh giá liên quan đến đề tài. Phương pháp này được sử dụng để quan sát, ghi chép các hiện tượng, sự kiện thực tế tại hiện trường, đồng thời để có thể giải thích một số vấn đề liên quan có được khi sử dụng các phương pháp khác.

3.3.2. Phương pháp phân tích sử lý số liệu

- Phương pháp thống kê sử dụng bảng tính Excel, word để thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, phân tích tài liệu mục đích nghiên cứu.

3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Năng suất bình quân (AP) : là mức sản lượng thu được trong quá trình điều tra đối với cây lúa trên một đơn vị diện tích.

- Giá trị sản xuất (GO: Gross Output): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụđược tạo ra trong một thời kỳ(thường là một năm). Trong sản xuất của nông hộ, giá trị sản xuất các loại cây trồng chính mà họ sản xuất ra trong 1 vụhay 1 năm. Công thức tính GO như sau :

Trong đó: GO là giá trị sản xuất

Qi là khối lượng sản phẩm loại i

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

4.1.1. Điều kiện tư nhiên

4.1.1.1 Vịtrí địa lý và địa hình

Vị trí địa lý

Thị trấn Phố Bảng thuộc huyện Đồng Văn,tỉnh Hà Giang có diện tích tự nhiên 1.167,13ha.có danh giới hành chính như sau:

- Phía bắc giáp:Trung Quốc,huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang - Phía đông giáp :Xã Sủng Là,huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang - Phía tây giáp:Xã Phố Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang - Phía nam giáp:Xã Phố Cáo, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang  Địa hình

Địa hình thị trấn Phố Bảng nhìn chung rất phức tạp, chủ yếu là núi đá vôi địa hình chia cắt mạnh, độ cao bình quân 1.400m so với mặt nước biển, độ dốc lớn có nhiều đỉnh núi đá cao phổ biến từ trên 1.390m đến 1.710m, cấu tạo địa chất chủ yếu là đá vôi, karst phát triển mạnh, phần lớn diện tích đất đai của thị trấn là núi đá vôi. Diện tích đất bằng thung lũng và núi đất pha đá chiếm tỷ lệ ít, bao gồm các thung lũng chân núi đá, đối tượng này đã được khai thác sử dụng trồng cây nông nghiệp hàng năm.

Địa hình bị chia cắt và độ dốc lớn đã hạn chế trực tiếp đối với phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là các biện pháp thâm canh và ứng dụng các tiến bộ KHKT. Đất sản xuất của thi trấn chủ yếu có độ dốc trên 15oC, lại canh tác cây ngắn ngày nên hiện tượng xói mòn rửa trôi là phổ biến .

Một bất lợi nữa là do địa hình cao và bị chia cắt nên rất khó khăn trong việc xây dựng cơ sợ hạ tầng như đường giao thông, các công trình thủy lợi. Trên đầu tư cho các công trình thường rất cao, hiệu quả kinh tế mang lại thấp.

4.1.1.2. Điều kiện khí hậu và thủy văn

 Điều kiện khí hậu

Thị trấn Phố Bảng nằm trong vùng khi hậu nhiệt đới gió mùa mang tính lục địa khá rõ rệt, có mùa đông lạnh kéo dài. Một năm chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

-Chế độ nhiệt:

Nhiệt độ bình quân năm là 22,50C,nhiệt độ trung bình cao nhất 280C vào tháng 6, tháng 7, nhiệt độ trung bình thấp nhất 14,30C vào tháng 1 và 2 ( tháng có nhiệt độ cao nhất so với tháng có nhiệt độ thấp nhất chênh lệch nhau tới 130C), tổng diện tích khoảng 6800-70000C.

- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm đạt khoảng 700-1000mm, tuy nhiên lượng mưa phân bốkhông đều do sự chi phối chung của lượng mưa vùng đông bắc bộ, có những nét đặc trưng như sau:

Từ tháng 11 năm trước đến tháng tư năm sau là mùa khô, lượng mưa thấp chỉ chiếm khoảng 14-16% tổng lượng mưa cả năm. Từ tháng 5 đến hết tháng 10 là mùa mưa, lượng mưa lớn chiếm tới 84-86% tổng lượng mưa cả năm. Trong đó tháng 7 và tháng 8 có lượng mưa lớn nhất (chiếm gần 40% tổng lượng mưa cả năm) thời gian này thường trùng với mùa mưa nên hay xẩy ra lũ ống, lũ quét cục bộ.

- Độẩm: độẩm không khí trung bình năm khoảng 80%. Thủy văn

Trong địa bàn thị trấn có một số khe cạn, suối nhỏ.Tuy nhiên do độ dốc lớn nên vào mùa mưa dễ sảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất đá gây thiệt hại cho sản xuất nông lâm nghiệp cũngnhư đời sống của người dân trong thị trấn .

Địa hình núi đã chia cắt mạnh độ dốc lớn, karst hang động phổ biến cho nên lượng nước mặt khan hiếm, lượng nước mặt thiếu quanh năm, lượng nước mặt phụ thuộc hoàn toàn vào lượng mưa, nước ngầm có độ sâu hàng trăm mét, do thiếu nước ảnh hưởng lớn đến nhu cầu nước sản xuất va sih hoạt của nhân dân trong thị trấn.

4.1.1.3. Điều kiện đất đai

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia nó không chỉ là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở chất hạ tầng cũng như các hoạt động kinh tế văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng... mà còn là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế được đối với sản xuất nông nghiệp. Không những thế đất đai còn là môi trường sống và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng.

qua 3 năm 2015-2017

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ phát triển(%)

Diện tích (ha) cấu (%) Diện tích (ha) cấu (%) Diện tích (ha) cấu (%) 2016 /2015 /20162017 BQC Tổng diện tích đất tự nhiên 1130,02 100 1130,02 100 1130,02 100 100 100 100 1. Đất nông nghiệp 752,79 66,61 752,75 66,61 752,56 66,59 99,97 99,97 99,98

1.1.Đất sản xuất nông ngiệp 346,67 46,05 346,99 46,09 346,65 46,06 100,09 99,90 99,99

- Đất trồng cây hằng năm 300,04 86,54 300,36 86,56 300,04 86,55 100,05 99,89 100

- Đất trồng cây lâu năm 46,63 15,54 46,63 15,52 46,62 15,53 100 99,97 99,98

1.2.Đất lâm nghiệp 405,30 53,83 405,04 58,80 405,06 53,82 99,93 100,01 99,97

1.3.Đất nuôi trồng thủy sản 0,82 0,10 0,82 0,10 0,82 10,89 100 100 100

2. Đất phi NN 48,78 4,31 48,27 4,27 50,15 4,43 98,95 103,89 101,39

3. Đất chưa sử dụng 328,45 29,06 329,0 29,11 327,31 28,96 100,16 99,48 99,82

Qua bảng 4.1 cho thấy diện tích đất tự nhiên của thị trấn Phố Bảng không thay đổi qua ba năm.

Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm nhẹ qua ba năm, cụ thể năm 2015 diện tích đất nông nghiệp 752,79ha đến năm 2017 diện tích là 752,56ha, bình quân giảm 0,02%, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân giảm 0,01%, đất lâm nghiệp bình quân giảm 0,03%, đất nuôi trồng thủy sản gữ nguyên .

Diện tích đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng nhưng lại tăng chậm, năm 2015 diện tích là 48,78ha đến năm 2016 giảm 0,51ha . Năm 2017 diện tích tăng 1,88ha, diện tích đất phi nông nghiệp bình quân tăng 1,39%. Nguyên nhân là do các hộ mới tách ra tăng nhưng không đáng kể.

Diện tích đất chưa sử dụng có xu hướng giảm nhẹ,năm 2015diện tích đất là 328,45ha đến năm 2016 tăng 0,55ha. Năm 2017 diện tích đất giảm 1,69ha, diện tích đất chưa sử dụng bình quân giảm 0,18%. Nguyên nhân do thời tiết mưa nhiều.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Điều kiện kinh tế

- Trong 3 năm từ năm 2015 đến năm 2017, kinh tế của xã đã có những chuyển biến tích cực. Giá trị sản xuất kinh doanh của các ngành, giá trị sản xuất trên khẩu hay trên hộ nhìn chung đều tăng một cách đáng kể, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.

- Kinh tế trên địa bàn xã vẫn thiên về nông nghiệp là chủ yếu. Nhưng qua các năm thì xã đã có xu hướng tăng tỉ trọng của TTCN, thương mại- dịch vụ lên và giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp

4.1.2.2. Điều kiện văn hóa - xã hội

Trng trt

- Năm 2017, UBND thị trấn đã tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện tốt kế hoạch sản xuất nông nghiệp với một số kết quả cụ thể như sau :

-Tổng diện tích ngô, lúa là 85,75 ha (Trong đó: diện tích ngô là 65,2 ha, lúa là 20,55 ha), tổng sản lượng lương thực đạt 322,9 tấn, đạt 88,1% KH; năng suất bình quân ngô đạt 32,2 tạ/ha, lúa đạt 55 tạ/ha.

- Ngoài ra nhân dân còn trồng được 120,6/118,6 ha rau đậu các loại, đạt 101,7 kế hoạch. Tổng diện tích cây ăn quả các loại là 55,5 ha (trong đó trồng mới là 11/6,5 ha đạt 169,25 kế hoạch); Cỏ làm thức ăn cho gia súc là 30,6 ha (trong đó diện tích trồng mới 4/4 ha đạt 100% kế hoạch); cây hoa hồng là 7,5 ha (trong đó trồng mới là 0,3 ha); cây thảo quả là 15,6 ha; cây Tam giác mạch là 09/13 ha đạt 69,23% kế hoạch; 02 ha rau chuyên canh...

Chăn nuôi –Thú y

-Tích cực triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh và phòng chống đói rét cho gia súc, gia cầm, làm tốt công tác kiểm soát vận chuyển, giết mổ gia súc gia cầm trên địa bàn, do vậy đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định. -Tổng đàn gia súc là 2.150/2.056 con đạt 104,6% kế hoạch (tổng đàn hiện có tính đến 01/10/2017 là 1.469 con; xuất bán, giết mổ 681 con). Trong đó: đàn trâu 32/32 con, đạt 100% kế hoạch; đàn bò 502/441 con, đạt 113,8% kế hoạch; đàn dê 269/267 con, đạt 100,7% kế hoạch; đàn lợn 654/642 con, đạt 101,8% kế hoạch. Tổng số vaccine đã nhận và tiêm là: 2000 liều. Công tác thụ tinh nhân tạo được 72/40 con đạt 162,5% kế hoạch (65 con đã có chửa, 7 con đang trong quá trình theo dõi). Trong năm 2017 thị trấn phát triển được 03 gia trại lợn và 01 gia trại gà đạt 200% kế hoạch. Tham gia hội thi bò đẹp lần thứ 1 năm 2017được 01 giải ba và 01 giải khuyến khích.

-Tổng đàn gia cầm hiện tại là 22.200 con, (tổng số gia cầm hiện có đến 1/10 là 11.620 con, số gia cầm xuất bán, giết mổ là 10.380 con). Đàn ong 245.

- Thú y: Ngay từ đầu năm, UBND thị trấn đã phối hợp Trạm thú y triển khai và thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Tổ chức ký cam kết chăn nuôi an toàn, không sử dụng chất cấm Salbutamol đối với các cơ sở chăn nuôi lợn, gia cầm thương phẩm. Tổ chức phun khử trùng tiêu độc 48 lít hóa chất bencocid cho trên 120.000m2 chuồng trại. Triển khai 02 đợt tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm: Tiêm phòng dại đàn chó 1.331/850 liều vacxin, đạt 156,6% kế hoạch năm; Vacxin Lở mồm long móng 350/600 liều, đạt 58,3% kế hoạch năm; văcxin Tụ huyết trùng trâu bò 250/350 liều đạt 71,4% kế hoạch năm; vacxin Dịch tả lợn 400/1.000 liều đạt 40% kế hoạch năm; vacxin Tụ dấu 395/1.000 liều đạt 39,5% kế hoạch năm , tăng 5,3% so với cùng kỳnăm trước.

4.1.2.2. Điều kiện văn hóa - xã hội

Tình hình dân sốvà lao động

Dân số: Tính đến hết năm 2009 dân số của thị trấn Phố Bảng có 2.130 người với tổng số hộ là 418 hộ sống tập trung tại 6 thôn.

Tình hình biến động dân số của thị trấn Phố Bảng trong 5 năm qua không lớn lắm,tỉ lệgia tăng dân số tự nhiên hiện nay còn 1,2%.

Thị trấn Phố Bảng có tất cả 4 thôn và 2 khu phố thị trấn có 15 dân tộc sinh sống gồm: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Hmông, Sán Dìu, Hoa, Giấy ,Cờ Lao, Lô Lô, Hán, Pu Péo, Thái, Cao Lan, Mường,tuy nhiên tập trung chủ yếu là người Hmômg, từ nhiều miền quê hội tụ, do vậy phong tục tập quán rất đa dạng. Trình độ dân trí so với các xóm xã ở mức cao, giàu truyền thống cách mạng, người dân cần cù chịu khó, có đội ngũ cán bộ có trình độ, năng động nhiệt tình, lãnh đạo các mặt chính trị, kinh tế - xã hội. Theo báo cáo của xã

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn thị trấn phố bảng, huyện đồng văn tỉnh hà giang (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)