Giải pháp về đất đai

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn thị trấn phố bảng, huyện đồng văn tỉnh hà giang (Trang 62)

Trong việc hoạt động sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu. Việc sử dụng đất có hiệu quả có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người nông dân. Hiện nay đất canh tác còn manh mún, nhỏ lẻ. Vì vậy, cần vận động người dân tiến hành dồn điền đổi thửa để có diện tích đất canh tác tập trung tạo điều kiện đầu tư cho thâm canh, chăm sóc thu hoạch.

Hoàn thiện việc quy hoạch sử dụng đất đai và cơ sở hạ tầng thiết yếu trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế xã hội và môi trường mới, quy hoạch phát triển khu dân cư trung tâm thị trấn và chỉnh trang các khu dân cư hiện có đảm bảo theo hướng văn minh, bảo tồn nét đẹp văn hóa.

Phấn 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Sau khi nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn thị trấn Phố Bảng huyện Đồng Văn Tỉnh Hà Giang” tôi đưa ra kết luận như sau:

- Thị trấn Phố Bảng là thị trấn biên giới có nền kinh tế khá phát triển, thu nhập của người dân là khá ổn định, đời sống của người dân đã được cải thiện đáng kể.

- Về chuyển dịch cơ cấu cây trồng: Cơ cấu cây trồng của thị trấn trong những năm gần đây (2015- 2017) tương đối phong phú đa dạng đang dần được bố trí hợp lý hơn. Cơ cấu cây trồng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Các cây trồng có năng xuất chất lượng cao đã đưa vào để thay thế các giống cây trồng cũ và thoái hoá.

- Hệ thống cây trồng của thị trấn đang có xu hướng chuyển sang các loại cây có giá trị và hiệu quả kinh tế cao như: Cây lê, cây đào, mận….. Cây lúa vẫn là cây chủ đạo và chiếm phần lớn diện tích gieo trồng. Bên cạnh đó người dân đã biết bố trí các công thức luân canh, xen canh làm cho hệ số sử dụng đất được tăng lên, tăng thu nhập ,đời sống nhân dân được cải thiện hơn. Song thực trạng luân canh cây trồng của thị trấn vẫn còn hạn chế. Hệ thống cây trồng chưa đa dạng, chưa thoát khỏi độc canh cây lúa. Việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chưa cao. Đất đai còn manh mún, chưa tập trung nên chưa hình thành được vùng sản xuất chuyên canh. Các hộ nông dân còn bịảnh hưởng bởi hình thức sản xuất tự cung tự cấp, chưa mạnh dạn đầu tư đổi mới trong sản xuất đưa các công thức luân canh vào sản xuất. Chính những điều này đã ảnh hưởng không nhỏđến quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn thị trấn phố bảng.

5.2. Kiến nghị

Để đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá trên địa bàn thị trấn tôi xin đưa ra một số kiến nghịnhư sau:

- Cần có các biện pháp thích hợp để sử dụng và phát huy những nguồn lợi tự nhiên, kinh tế xã hội sẵn có ở thị trấn.

- Ứng dụng trên phạm vi rộng cho các mô hình chuyển đổi đã được xây dựng nhằm nâng cao thu nhập cho người dân lao động và góp phần phát triển nông nghiệp của thị trấn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chi cục Thống kê thị trấn Phố Bảng , Niên giám thống kê thị trấn Phố Bảng giai đoạn 2015 – 2017.

2. Đào Duy Hùng(2002), Khóa luận tốt nghiệp năm, Đánh giá tình hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên.

3. Đào Thế Tuấn(2000), Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý ở HTX sản xuất nông nghiệp, NXB Nông nghiệp.

4. Ngô Đình Giao(2002), Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá nền kinh tế quốc dân, NXB Chính trị quốc gia.

5. Nguyễn Vy(2005), Chiến lược sử dụng bảo vệ môi trường đất đai và bảo vệ môi trường, Tập san khoa học số 2. NXB nông nghiệp.

6. Lê Đình Thắng ( 2000), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn - những vẫn đề lý luận và thực tiễn, NXB nông nghiệp Hà Nội.

7. ( 2004), Phát triển nông nông thôn và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, NXB Chính trị Quốc gia

8. Phòng Lao động thương binh và xã hôi thị trấn Phố Bảng , số liệu dân số và lao động qua các năm 2015-2017.

9. UBND thị trấn Phố Bảng, báo cáo tổng kết cuối năm 2015-2017.

10. UBND thị trấn Phố Bảng , kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2015- 2017.

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA CÁC HỘ GIA ĐÌNH Phiếu điều tra số...

Địa bàn điều tra ... Người điều tra...

I. Các thông tin về hộ

1. Họ tên chủ hộ: ... 2. Địa chỉ: Thôn (Xóm)...Xã... Tỉnh: Hà Giang

3.Trình độ học vấn :... 4.Tổng số nhân khẩu:...Sốlao động chính... Sốlao động phụ... 5. Dân tộc:... 6.Tuổi:... 7.Giới tính:...

II. Các thông tin chung về tình hình sản xuất nông- lâm nghiệp Câu 1.Gia đình mình có chuyển đổi cơ cấu cây trồng không? a. Có b. Không

Câu 2. Nếu có thì chuyển đổi cơ cấu cây trồng gì? a. Cây lúa

b. Cây ngô c. Cây rau

d.Cây khác...

Câu 3. Lý do tại sao lại chuyển đổi sang cây trồng đó?

a. Cho hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập, dễ trồng, thịtrường tiêu thụ thuận lợi, phù hợp với người tiêu dùng.

b. Do cán bộđịa phương phát động.

Câu 4. Trước khi chuyển đổi thì gia đình mình trồng cây gì? a. Cây lúa

b. Cây ngô c. Cây rau

d.Cây khác...

Câu 5. Diện tích và năng suất cây trồng qua các năm như thế nào?

STT Loại cây trồng

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha ) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha ) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha ) 1 Lúa 2 Ngô 3 Khoai 5 Rau Tổng

Câu 6. Trong quá trình chuyển dịch gia đình có gặp những khó khăn gì không? a. Có b. Không Câu7. Nếu có thì là những khó khăn gì? a. Về giống b. Về kỹ thuật c. Về vốn d. Về công lao động e. Khác ...

Câu 8. Nguồn thông tin trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng gia đình thường lấy ởđâu?

a. Từ cán bộ khuyến nông b. Từ cán bộđịa phương c. Từ các tổ chức cá nhân d. Hay tựgia đình tìm hiểu

e. Hay từ các nguồn khác ...

Câu 9. Cán bộ có trợgiúp gia đình về vẫn đề tiêu thụ sản phẩm không? a. Có Không

Câu 10. Trong tiêu thụ sản phẩm gia đình có gặp khó khăn không? a. Có Không Câu 11. Nếu có thì gặp những khó khăn gì? a. Nơi tiêu thụ b. Giá cả c. Chất lượng hàng hoá d. Thông tin e. Vận chuyển

Câu 12. Công thức luân canh trên đất lúa chủ yếu được gia đình sử dụng trong năm 2015 và năm 2017 là gì?

STT Công thức Năm 2015 Năm 2017 Chi phí/ha (đồng) Doanh thu/ha (đồng) Chi phí/ha (đồng) Doanh thu/ha (đồng)

Câu 13.Những giống cây lương thực gia đình sử dụng trong năm 2017 là gì?

Loại cây lương thực Giống cây Ngô

Khoai lang Lúa

Đậu tương ...

Câu 14. Gia đình có nhân xét gì về quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng? ... ...

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn thị trấn phố bảng, huyện đồng văn tỉnh hà giang (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)