Công thức luân canh là tổng hợp không gian và thời gian của các loại cây trồng trên một mảnh đất canh tác. Mỗi một vùng hay một địa phương đều có hình thức luôn canh hợp lý. Công thức luân canh phù hợp giúp nâng cao năng suất cây trồng, sử dụng hết khả năng của đất.
Diện tích đất SXNN của vùng chủ yếu là đất trồng lúa. Trong hệ thống, ngoài sản xuất lúa còn có trồng các cây vụ đông trên đất 1vụ lúa. Tuỳ thuộc vào yêu cầu thực tế, hiệu quả sản xuất mà có thể trồng các loại cây trồng khác như: Ngô, đậu, khoai lang, rau. Các công thức luân canh tăng vụ ở địa phương là rất phong phú và đa dạng được thể hiện cụ thểở bảng sau:
Bảng 4.8 Một số công thức luân canh trên đất lúa của địa phương qua 3 năm 2015 – 2017
Công thức luân canh
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%)
Diện
tích (ha) Cơ cấu
(%) Diện tích
(ha) Cơ cấu
(%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 BQ Tổng diện tích đất canh tác 626,27 100 628,5 100 712 100 100,35 113,28 106,62 I.đất lúa 1 vụ 626,27 100 628,5 100 712 100 100,35 113,28 106,62 1 vụ lúa +1 vụ ngô 220,17 35,15 220,10 35,01 300 42,13 99,96 136,30 116,72 1 vụ lúa +1 vu rau 145,9 23,29 144,3 22,95 143 20,08 98,90 99,09 99,00
1 vụ lúa + 1 vụ đậu tương 130,5 20,83 136,7 21,75 140 19,66 104,75 102,41 103,57
1 vụ lúa +bỏ hoang 129,7 20,70 127,4 20,27 129,0 18,11 98,22 101,25 99,72
Qua bảng 4.8 cho thấy:
Diện tích đất lúa một vụ tương đối cao, hệ thống các công thức luân canh bốtrí trên đất lúa một vụcũng rất phong phú, đa dạng với bốn công thức chính. Cụ thể diện tích đất trồng lúa một vụ kết hợp trồng 1 vụ ngô có sự gia tăng qua ba năm với tốc độ tăng bình quân đạt 6.26% năm, lúa một vụ kết hợp trồng đậu tươngtăng với tốc độ 3.57% năm, diện tích đất trồng lúa một vụ kết hợp một vụ rau giảm bình quân là 1.00% năm, diện tích đất lúa một vụsau đó bỏ hoang với tốc độ giảm bình quân là 0.28% năm do người dân đã kết hợp đất lúa một vụ với trồng các cây màu qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng đất cũng như kinh tế.
4.2.7. So sánh hiệu quả kinh tế của 1 số công thức luân canh
Hiệu quả kinh tế là kết quả của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và trong nông nghiệp cũng vậy hiệu quả từ những giống cây trồng mới hay những công thúc luân canh là vấn đề người nông dân luôn quan tâm. Để tìm hiểu được hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh của địa phương ta xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 4.9 Hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh trên 1ha
( ĐVT:1000đ ) STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2017 Đất lúa 1 vụ+ bỏ hoang Ngô xuân, lúa + hoa màu các loại Ngô xuân, lúa +xen hoa màu các loại Ngô xuân, lúa + gối đậu tương, khoai lang, lanh 1 Chi phí sản xuất 1.260 1.540 2.020 2.200 2 Giá trị sản xuất 2.000 3.020 3.500 4.900 3 Lợi nhuận 740 1.480 1.480 2.700
Qua bảng số liệu 4.9 cho thấy:
Hiệu quả kinh tế của hai công thức luân canh trên đất lúa, ngô phổ biến trong năm 2015 thấp hơn rất nhiều so với hai công thức luân canh trên đất lúa ,ngô được sử dụng phổ biến trong năm 2017.
Nguyên nhân là do năm 2015 người dân sử dụng chủ yếu là các loại giống lúa như: nhị ưu 838, san ưu 63 và đã sử dụng làm giống qua nhiều năm nên hiệu quả năng suất chưa cao. Đến năm 2017 thì vẫn sử dụng giống lúa cũ và trồng xen ngô và các loại rau, khoai lang,… đã được đưa vào trong đất lúa vì vậy đã góp phần tăng giá trị sản xuất cho người dân đồng thời với trình độ nhận thức được nâng cao nên việc sử dụng đất lúa,đất ngô cũng hiệu quả hơn được minh chứng bằng việc đưa những cây trồng vụ đông có giá trị và đáp ứng nhu cầu thịtrường vào canh tác trên đất lúa,đất ngô.
Qua đó ta có thể thấy được sự chuyển đổi công thúc luân canh của thị trấn đang đi theo hướng tương đối hợp lý với sự gia tăng của diện tích trồng ngô và rau đông trên đất lúa 1 vụ đã góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân lên đáng kểđồng thời cũng thể hiện việc sử dụng đất lúa cao của thị trấn Phố Bảng. Chính vì vậy trong nhứng năm tới cần tiếp tục phát triển những công thức luân canh trên đất lúa,đất ngô hiệu quả hơn, nâng cao thu nhập cho người nông dân trên địa bàn thị trấn.
4.3 Những thuận lợi và khó khăn của thị trấn Phố Bảng trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng chuyển dịch cơ cấu cây trồng
Thuận lợi
Thị trấn Phố Bảng có vị trí của một hình tái tim chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng ruộng bậc thang là chủ yếu có thu nhập cao đã làm chuyển đổi mạnh mẽ nhận thức của cán bộcũng như nông dân thị trấn Phố Bảng có ý thức bốtrí cơ cấu cây trồng có hiệu quả kinh tế cao. Từng bước chuyển từ sản xuất những gì mình đang có sang sản xuất những gì thị trường cần và biết quan tâm hơn đến chất lượng mẫu mã của sản phẩm.
Các giống mới đã và đang triển khai tới người nông dân đang đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời với sự kết hợp giữa cán bộ khuyến nông với người nông dân nên người nông dân đã được tập huấn qua các lớp về kỹ thuật trồng các cây giống mới có năng suất cao và đặc biệt những giống này đã được trồng thử nghiệm trên địa bàn thị trấn trước khi đem ra nhân rộng trồng đại trà. Sự hỗ trợ của thị trấn về giống và các kỹ thuật đã khuyến khích người nông dân mạnh dạn áp dụng các giống mới có năng suất và cho giá trị kinh tế nhằm nâng cao đời sống cho họ.
Sản xuất nông nghiệp được chú trọng quan tâm của Đảng, chính quyền với mục tiêu tăng năng suất, chất lượng hiệu quả sản phẩm, giảm chi phí đầu vào sản xuất, đưa nông nghiệp từ manh mún nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hoá.
Khó khăn
Việc áp dụng tiến bộ KHKT mới vào sản suất còn chậm, năng suất chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh thịtrường còn hạn chế.
Công tác chỉ đạo điều hành của chính quyền một số xã chưa ngang tầm với nhiệm vụ, lúng túng trong công tác chỉ đạo, biện pháp chưa cụ thể, kết quả công việc không được đánh giá kịp thời để tìm ra nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm.
Địa bàn rộng lớn gắn với mức độ và trình độ thâm canh, tập quán sản xuất có sự khác biệt nhau trên cùng một địa bàn, việc áp dụng các tiến bộ khoa học mới vào sản xuất còn khó khăn, không tập trung đồng bộ giữa các vùng các khu vực các xóm, phường trong trong địa bàn thị trấn.
Trình độ dân trí, mức độ tiếp thu, áp dụng tiến bộ KHKT của nông dân không đồng đều, do thói quen đưa cái mới vào sản xuất còn hạn chế ảnh hưởng lớn đến thực hiện chỉ đạo sản xuất, xây dựng mô hình điển hình, đưa nhân tố mới vào thực tế sản xuất.
Đất sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún nhỏ lẻ chưa tập trung nên ảnh hưởng rất lớn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng của xã, mặt khác vấn đề thủy lợi và các dịch vụ nông nghiệp vân chưa được quan tâm đúng mức.
4.4. Một số giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng
4.4.1. Giải pháp về khoa học kỹ thuật
Trong điều kiện sản xuất phát triển theo hướng hàng hóa, áp dụng tiến bộ khoa học ngày càng có vai trò quan trọng và là động lực thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. Khoa học phát triển là chìa khóa thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
Ngày nay, ứng dụng KHKT được thừa nhận là một trong những biện pháp kinh tế nhất trong sản xuất nông nghiệp. Người nông dân tiến hành sản xuất kinh doanh áp dụng tiến bộ KHKT thì mới tăng nhanh được năng suất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thịtrường.
Thay đổi chếđộ canh tác còn lạc hậu, sử dụng giống cây trồng, vật nuôi có năng xuất cao. Thay đổi giống đi đôi với hệ thống canh tác, công nghệ sau thu hoạch. Đẩy mạnh hoạt động khuyến nông trong vùng đặc biệt là khuyến nông tự nguyện.
- Về giống: Tiếp tục đầu tư nâng cấp trung tâm sản xuất giống cây con, đưa nhanh giống mới có chất lượng cao vào sản xuất, đặc biệt là các giống lai, ứng dụng công nghệ cấy ghép, công nghệ lai tạo, công nghệ sinh học, nhập một số giống siêu nguyên chủng, giống gốc, giống bố mẹ để nhân diện rộng. Bảo tồn gen giống cây trồng của địa phương.
- Về tưới tiêu: Hoàn thành phát triển thuỷ lợi phục vụtưới tiêu, áp dụng rộng rãi công nghệtưới tiêu tiết kiệm như: Tưới phun, tưới nhỏ giọt, hạt giữẩm.
4.4.2. Giải pháp về các công tác chỉ đạo
Để quản lý chỉ dạo điều hành,chương trình có hiệu quả đề nghị nhà nước, cần bố trí riêng cán bộ chuyên trách về chỉđạo dự án.Thị trấn cần quan
tâm bồi dưỡng cán bộ khuyến nông,thông qua các lớp tuyên truyền,để nâng cao năng lực trình độ chuyên môn tổ chức thực hiện có hiệu quả các công tác chỉđạo.
4.4.3. Quy hoạch vùng sản xuất
Sử dụng các công thức luân canh tăng vụ để đạt hiệu quả kinh tế cao, của xã căn cứ vào điều kiện tự nhiên - kinh tế, điều kiện đất đai, thuỷ lợi, kinh nghiệm sản xuất thâm canh của nhân dân để lựa chọn các công thức luân canh cho phù hợp. Tập trung chỉđạo các xã xây dựng các công thức sau:
+ Luân canh Ngô Xuân + Đậu tương ,rau, đậu. + Luân canh Ngô Đông + xen rau, đậu , đậu tương. + Luân canh Ngô Xuân + Ngô Đông + xen rau, đậu.
Thời vụ trồng Ngô Xuân đã được đúc kết theo kinh nghiệm, thường vào các tháng 3,4 khi đủđộẩm.
- Do là Thị trấn núi đá, diện tích đất canh tác ít nên dành riêng để trồng cây lương thực là chính, diện tích ưu tiên để trồng hoa màu là không có, mà chủ yếu sử dụng biện pháp trồng luân canh, xen canh với diện tích trồng ngô,lúa có độ dốc thấp, độ phì, độ ẩm đất cao có thể sản xuất luân canh, xen canh. các công thức luân canh đểnâng cao độ che phủđược áp dụng phổ biến như sau:
+ Luân canh Ngô Xuân, Lúa + hoa màu các loại. + Luân canh Ngô Đông + xen hoa màu các loại. + Luân canh Ngô Xuân + hoa tam giác mạch
- Do tiểu khí hậu, đất đai và các điều kiện sinh thái cho phép, có thể trồng đậu tương 2 vụ liên tiếp với một cây trồng khác nhau như:
+ Luân canh Ngô Xuân+ đậu tương,rong giềng. + Luân canh Ngô Xuân + gối đậu tương,khoai lang.
Các công thức phải quy hoạch thành vùng sản xuất, mỗi công thức phải từ 10 ha trởlên, để dễ cho công tác kiểm tra, chỉđạo và nhận rõ hiệu quả.
4.4.4. Giải pháp về tổ chức
Cán bộ khuyến nông cần mở lớp đào tạo, nâng cao kiến thức của nông dân. Khuyến khích nông dân tham gia các lớp tập huấn .
4.4.5. Giải pháp về đất đai
Trong việc hoạt động sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu. Việc sử dụng đất có hiệu quả có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người nông dân. Hiện nay đất canh tác còn manh mún, nhỏ lẻ. Vì vậy, cần vận động người dân tiến hành dồn điền đổi thửa để có diện tích đất canh tác tập trung tạo điều kiện đầu tư cho thâm canh, chăm sóc thu hoạch.
Hoàn thiện việc quy hoạch sử dụng đất đai và cơ sở hạ tầng thiết yếu trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế xã hội và môi trường mới, quy hoạch phát triển khu dân cư trung tâm thị trấn và chỉnh trang các khu dân cư hiện có đảm bảo theo hướng văn minh, bảo tồn nét đẹp văn hóa.
Phấn 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Sau khi nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn thị trấn Phố Bảng huyện Đồng Văn Tỉnh Hà Giang” tôi đưa ra kết luận như sau:
- Thị trấn Phố Bảng là thị trấn biên giới có nền kinh tế khá phát triển, thu nhập của người dân là khá ổn định, đời sống của người dân đã được cải thiện đáng kể.
- Về chuyển dịch cơ cấu cây trồng: Cơ cấu cây trồng của thị trấn trong những năm gần đây (2015- 2017) tương đối phong phú đa dạng đang dần được bố trí hợp lý hơn. Cơ cấu cây trồng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Các cây trồng có năng xuất chất lượng cao đã đưa vào để thay thế các giống cây trồng cũ và thoái hoá.
- Hệ thống cây trồng của thị trấn đang có xu hướng chuyển sang các loại cây có giá trị và hiệu quả kinh tế cao như: Cây lê, cây đào, mận….. Cây lúa vẫn là cây chủ đạo và chiếm phần lớn diện tích gieo trồng. Bên cạnh đó người dân đã biết bố trí các công thức luân canh, xen canh làm cho hệ số sử dụng đất được tăng lên, tăng thu nhập ,đời sống nhân dân được cải thiện hơn. Song thực trạng luân canh cây trồng của thị trấn vẫn còn hạn chế. Hệ thống cây trồng chưa đa dạng, chưa thoát khỏi độc canh cây lúa. Việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chưa cao. Đất đai còn manh mún, chưa tập trung nên chưa hình thành được vùng sản xuất chuyên canh. Các hộ nông dân còn bịảnh hưởng bởi hình thức sản xuất tự cung tự cấp, chưa mạnh dạn đầu tư đổi mới trong sản xuất đưa các công thức luân canh vào sản xuất. Chính những điều này đã ảnh hưởng không nhỏđến quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn thị trấn phố bảng.
5.2. Kiến nghị
Để đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá trên địa bàn thị trấn tôi xin đưa ra một số kiến nghịnhư sau:
- Cần có các biện pháp thích hợp để sử dụng và phát huy những nguồn lợi tự nhiên, kinh tế xã hội sẵn có ở thị trấn.
- Ứng dụng trên phạm vi rộng cho các mô hình chuyển đổi đã được xây dựng nhằm nâng cao thu nhập cho người dân lao động và góp phần phát triển nông nghiệp của thị trấn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chi cục Thống kê thị trấn Phố Bảng , Niên giám thống kê thị trấn Phố Bảng giai đoạn 2015 – 2017.
2. Đào Duy Hùng(2002), Khóa luận tốt nghiệp năm, Đánh giá tình hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên.
3. Đào Thế Tuấn(2000), Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý ở HTX sản xuất nông nghiệp, NXB Nông nghiệp.
4. Ngô Đình Giao(2002), Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá nền kinh tế quốc dân, NXB Chính trị quốc gia.
5. Nguyễn Vy(2005), Chiến lược sử dụng bảo vệ môi trường đất đai và bảo vệ môi trường, Tập san khoa học số 2. NXB nông nghiệp.
6. Lê Đình Thắng ( 2000), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn - những vẫn đề lý luận và thực tiễn, NXB nông nghiệp Hà Nội.
7. ( 2004), Phát triển nông nông thôn và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, NXB Chính trị Quốc gia
8. Phòng Lao động thương binh và xã hôi thị trấn Phố Bảng , số liệu dân số và lao động qua các năm 2015-2017.
9. UBND thị trấn Phố Bảng, báo cáo tổng kết cuối năm 2015-2017.
10. UBND thị trấn Phố Bảng , kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2015- 2017.
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA CÁC HỘ GIA ĐÌNH