Năng suất một số cây trồng chủ yếu tại địa phương qua 3 năm 2015 – 2017

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn thị trấn phố bảng, huyện đồng văn tỉnh hà giang (Trang 44)

Trong những năm gần đây nhờ có áp dụng những tiến bộ KHKT vào sản xuất nên năng suất cây trồng của địa phương đã có nhiều biến chuyển rõ rệt qua bảng số liệu sau.

Bảng 4.3 Năng suất một số cây trồng chủ yếu tại địa phương qua 3 năm 2015- 2017

ĐVT: Tạ/ha

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm

2017 Tốc độ phát triển (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 BQ I. Cây lương thực 1.1.Lúa 59,03 59,19 55 100,27 93,17 96,52 1.2.Ngô 34,5 36,45 32,2 105,65 93,33 96,60 1.3.Tam giác mạch 15,5 21,8 30,1 140,64 138,07 139,35 II.Cây thực phẩm 90,5 120,1 98,7 132,7 109,06 104,43 2.1.Rau các loai 14,7 13,9 14,7 94,55 105,75 100 2.2.Đậu tương 18,3 14,2 10,5 77,59 73,94 75,74

III.Cây ăn quả 64,2 58,2 67,5 90,51 115,97 102,53

3.1.Cây đào 14,5 14,2 19,2 97,93 135,21 115,07

3.2.Cây hồng 13,0 10,0 12,0 76,92 120 96,07

3.3.Cây lê 16,4 13,7 15,0 83,53 109,48 95,63

4.4.Cây mận 20,3 20,3 21,3 100 104,92 102,43

Qua bảng 4.3 ta thấy nhìn chung năng suất cây trồng trong nhóm cây lương thực tăng không đồng đều qua ba năm. Lúa là cây trồng có năng suất lớn nhất trên địa bàn thị trấn. Năng suất ngô qua ba năm có xu hướng tăng lên. Cụ thể năm 2015 năng suất là 59,03 tạ/ha sang năm 2016 năng suất tăng lên 59,19 tạ/ha tăng 0, 27% so với năm 2015. Năm 2017 năng suất là 55tạ/ha giảm 3,17 % so với năm 2016. Năm 2016 năng suất đạt 36,45 tạ/ha.Nguyên nhân là do người dân đã chuyển sang buôn bán hàng hóa và trồng cây ăn quả vì vậy mà năng suất ngô đã giảm năng suất trong ba năm qua.

Nhìn chung năng suất lúa của thị trấn vẫn còn thấp và chưa có sự tăng nhanh về năng suất do việc áp dụng một số giống lúa mới vào sản xuất vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Người dân vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với các giống lúa mới. Vì vậy xã cần có những biện pháp, kế hoạch về giống cây trồng nhằm tăng năng suất lúa để đảm bảo về sự giảm diện tích đất trồng lúa những vẫn tăng về giá trị sản lượng lúa trên địa bàn toàn thị tấn.

Tam giác mạch cũng là cây trồng có sự tăng nhanh về năng suất cụ thể là năm 2015 năng suất tam giác mạch là 21,5 tạ/ha sang năm 2016 năng suất tăng5,58 tạ/ha. Năm 2017 tiếp tục tăng 8,21 tạ/ha.

Trong nhóm cây thực phẩm rau các loại là cây trồng có sự giảm nhẹ về năng suất cụ thể là năm 2015 năng suất rau các loại là 14,7 tạ/ha sang năm 216 năng suất giảm 0,8 tạ/ha. Năm 2017 giữ nguyên năng suất.

Năng suất đậu tương của thị trấn đã giảm qua ba năm .Năng suất bình quân năm giảm 24,26%.

Trong nhóm cây ăn quả thì cây mận và cây đào là cây có năng suất ổn định trong ba năm, năng suất tăng mỗi năm của cây mận tăng 2,43%, cây đào tăng 15,07%.

Cây hồng và Cây lê là những cây trồng có năng suất giảm nhẹ qua ba năm. Nguyên nhân là do nhu cầu thị trường giảm và những cây kém chất lượng bị chết.

Thông qua bảng năng suất của một số cây trồng chính của thị trấn trong giai đoạn 2015 – 2017 ta nhận thấy: Tình hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng của thị trấn đang diễn ra sôi động và mạnh mẽ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tích cực, giảm diện tích gieo trồng có giá trị kinh tế thấp để tăng diện tích gieo trồng có năng suất cao và ổn định.

4.2.3. Giá trị sản xuất của một số cây trồng chính ở địa phương qua 3 năm 2015- 2017

Trong mọi ngành sản xuất kinh doanh nói chung cũng như ngành trồng trọt nói riêng, thì giá trị sản xuất (giá trị sản lượng) là một trong những chỉ tiêu quan trọng biểu hiện kết quả sản xuất của ngành. Để thấy được giá trị sản lượng ngành trồng trọt của toàn xã qua bảng số liệu sau.

Bảng 4.4 .Cơ cấu giá trị sản xuất một số cây trồng chính của địa phương qua 3 năm 2015- 2017

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ phát triển (%)

Giá trị

sản xuất cơ cấu (%) Giá trị

sản xuất cơ cấu (%) Giá trị

sản xuất cơ cấu (%) 2016/ 2015

2017/

2016 BQ

Tổng giá trị sản xuất (GO) 179,35 100,00 201,73 100,00 275,4 100,00 112,47 136,51 123,91 I.Cây lương thực 139,53 77,79 158,63 78,63 206,85 75,10 113,68 130,30 121,75 1.1.Lúa 111,8 80,12 112,32 70,80 114,7 55,45 100,46 102,11 101,28 1.2.Ngô 26,07 18,68 45,2 28,49 90,5 43,75 173,37 200,22 184,10 1.3.Tam giác mạch 1,66 1,18 1,11 0,69 1,65 79,76 66,68 99,39 99,69 II.Cây thực phẩm 32,62 18,18 34,7 17,20 58,45 21,22 106,37 168,44 133,85 2.1. Rau các loại 10,82 33,16 12,84 37,00 17,12 29,28 118,66 133,33 125,78 2.2. Đậutương 21,8 66,83 21,9 63,11 41,33 70,71 100,45 188,72 140,98

III.Cây ănquả 7,2 4,01 8,4 4,16 10,1 3,66 116,66 120,23 118,43

3.1.Cây lê 1,2 16,66 1,5 17,85 2,3 22,27 125 153,33 138,44

3.2.Cây mận 2,0 27,77 2,2 26,19 2,3 22,27 110 104,54 107,23

3.3.Cây hồng 1,0 13,38 1,5 17,85 2,1 20,79 150 140 144,91

3.4.Cây đào 3,0 41,66 3,2 38,09 3,4 33,66 106,66 106,25 106,45

Qua bảng 4.4 ta thấy:

Giá trị sản xuất của ngành trồng trọt tăng đều qua ba năm với tốc độ tăng bình quân là 23.91 % năm đạt 275 triệu đồng năm 2017.

Nhóm cây lương thực chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất của ngành trồng trọt chiếm hơn 77% trong năm 2015 đạt 139 triệu đồng và tiếp tục tăng trong thời gian qua với tốc độ tăng trưởng bình quân tăng 21,75% trên năm. Trong nhóm cây lương thực thì giá trị sản xuất của cây ngô là lớn nhất chiếm 8,68 % giá trị sản xuất của nhóm cây lương thực trong năm 2015, tốc độ tăng trung bình năm là 84,10%. Nguyên nhân là do người dân đã đưa vào sản xuất những giống cây ngô có hiệu quả hơn vào trong sản xuất.

Nhóm cây ăn quả chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá trị sản xuất của ngành trồng trọt chiếm hơn 4% trong năm 2015 đạt 1 triệu đồng và tiếp tục tăng trong thời gian tới với tốc độ tăng trưởng bình quân tăng 18,43% trên năm. Trong nhóm cây ăn quả thì giá trị sản xuất của cây lê là lớn nhất chiếm 6,66% giá trị sản xuất của nhóm cây ăn quả trong năm 2015, tốc độ tăng trung bình năm là 38,44%. Nguyên nhân là do người dân đã chuyển từ trồng cây lương thực sang trồng thêm cây ăn quảtăng thu nhập cho gia đình.

Nhóm cây thực phẩm cũng đóng góp tỷ lệ không nhỏ trong giá trị sản xuất của ngành trồng trọt với giá trị sản xuất đạt 32 triệu đồng năm 2015, đến năm 2017 tăng lên 58 triệu đồng. Tốc độ tăng bình quân là 33,85% năm.

Trong đó giá trị sản xuất của các loại cây trồng như: Cây ngô, rau các loại,tăng với tốc độ bình quân lần lượt là 84,10%, 28,,78%, 18,43% năm. Trong đó giá trị sản xuất của tam giác mạch giảm 0,31% năm. Nguyên nhân là do sản xuất giống cây trồng không ổn định và chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện thời tiết.

Nhìn chung giá trị sản xuất của ngành trồng trọt qua ba năm đều tăng đã đóng góp tỷ lệ không nhỏ vào trong giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp thị

trấn Phố Bảng. Tuy nhiên giá trị sản xuất của một số cây trồng vẫn còn thấp và không ổn định.

4.2.4. Cơ cấu diện tích gieo trồng theo mùa vụ tại địa phương

Thị trấn Phố Bảng ngoài nhóm cây ăn quả được trồng theo thời kỳ trong năm còn các nhóm cây trồng khác đều chủ yếu được trồng theo mùa vụ. Bởi mùa vụ là đặc trưng của sản xuất nông nghiệp, mỗi loại cây trồng có thời gian sinh trưởng và phát triển khác nhau. Do vậy việc bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, phù hợp không những cho kết quả cao mà còn làm giảm tính thời vụ, giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Dưới tác động của nhiều yếu tố, sự biến động của cơ cấu cây trồng theo mùa vụ của địa phương được thể hiện qua bảng sau.

Bảng 4.5 Cơ cấu diện tích gieo trồng theo mùa vụ của địa phương qua 3 năm 2015- 2017

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%)

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 BQ Tổng diện tích gieo trồng 301,79 100,00 291,26 100,00 295,3 100,00 96,51 101,38 98,91 I.Vụ Xuân 288,89 95,72 281,26 96,57 280,8 95,08 97,35 99,83 98,58 Ngô 113,9 34,42 110,57 39,31 107,0 38,10 97,07 96,77 96,92 Đậu Tương 4,10 1,41 4,00 1,42 3,00 106,83 97,41 75 85,53 Lúa 150,9 52,23 147,0 52,26 150,0 53,41 97,41 102,04 101,01 Rau các loại 10,9 3,77 10,5 3,73 10,7 38,81 96,33 101,90 99,07 Tam giác mạch 9,09 3,14 9,19 3,26 10,10 35,96 101,10 109,90 105,40 II.Vụ đông 12,9 4,27 9,89 3,39 14,5 4,92 76,66 146,61 106,02 Rau các loại 10,3 79,84 9,78 98,88 10,5 72,41 94,95 107,36 100,96 (Nguồn:UBND thị trấn Phố Bảng)

Qua bảng 4.5 ta thấy tổng diện tích gieo trồng qua ba năm điều giảm cụ thể là năm 2015 diện tích là 301,79 ha, năm 2016 diện tích giảm 10,53 ha xuống 291,26 ha và sang năm 2017 diện tích gieo trồng giảm 6,49 ha xuống 295,3 ha. Tốc độ giảm trung bình là 1,09% năm. Trong tổng diện tích gieo trồng theo mùa vụ của thị trấn thì diện tích gieo trồng vụ xuân là lớn nhất, sau đó là diện tích cây trồng vụ đông. Do thời tiết thuận lợi cho cây trồng phát triển.

Diện tích gieo trồng của vụ Xuân có xu hướng giảm qua ba năm trở lại đây, tốc độ giảm bình quân là 1,42 % năm. Trong đó diện tích trồng lúa, ngô, đậu tương , rau các loại giảm và diện tích trồng tam giác mạch trong vụ xuân tăng lên với diện tích năm 2017 là 10,10 ha. Tốc độ tăng bình quân là 5,4% năm.

Do người dân đã chuyển sang buôn bán hàng hóa, một phần đi làm thuê để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Nhóm cây trồng vụ Đông có diện tích nhỏ nhất chỉ chiếm 4,92% diện tích gieo trồng của toàn thị trấn năm 2017, nhưng ba năm trở lại đây thì diện tích đangcó xu hướng tăng lên mạnh với tốc độ tăng bình quân là 6,02% năm. Trong đó diện tích trồng rau các loại tăng với tốc độ giảm bình quân là 96%. Nguyên nhân tăng mạnh như vậy là do người dân đã nhận thức được giá trị cũng như hiệu quả kinh tế từ tam giác mạch đem lại cho họ.

Như vậy cơ cấu cây trồng theo mùa vụ của thị trấn Phố Bảng có tỷ lệ tương đối cân bằng, cây trồng đa dạng phong phú. Tuy nhiên tỷ lệ cơ cấu các loại cây trồng theo mùa vụ không đều. Sự chuyển dịch và tăng diện tích cây trồng có giá tri kinh tế cao chưa được đầy đủ hợp lý. Diện tích lúa 1 vụ có xu thế giảm trong khi năng suất lại không tăng hoặc tăng ít. Do vậy đây là vấn đề cần khắc phục trong những năm tới.

Qua bảng 4.5 ta thấy diện tích lúa ở thị trấn Phố Bảng vẫn chiếm một diện tích rất lớn, là cây trồng chủ đạo của thị trấn và một thực tế là tình trạng độc canh cây lúa vẫn còn. Vì vậy khi nghiên cứu về cây trồng trên địa bàn thị

trấn Phố Bảng cần phải tính đến giá trị sản xuất của các cây trồng để có hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá cho phù hợp.

4.2.5. Cơ cấu giống một số cây trồng chính của địa phương năm 2017

4.3.4.1. Cơ cấu giống lúa của địa phương năm 2017

Giống là yếu tố quan trọng quyết định trực tiếp đến năng suất của cây trồng và hiệu quả sản xuất của cả hệ thống cây trồng. Thời gian sinh trưởng và đặc điểm sinh vật học của từng giống có liên quan chặt chẽ với việc bố trí công thức luân canh và chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Vì vậy để xem xét kỹ hơn về chuyển dịch cơ cấu cây trồng của địa phương ta cũng cần xem xét đến sự thay đổi về giống của một số cây trồng chính trên địa phương.

Bảng 4.6 Cơ cấu giống lúa của địa phương năm 2017

Giống lúa

Vụ Xuân Tổng cả năm

Diện tích

(ha) Cơ cấu (%) Diện tích

(ha) Cơ cấu (%)

Nhị ưu 838 5,5 3,2 5,5 3,9

San ưu 63 4,1 2,1 5,5 2,8

(Nguồn UBND thị trấn Phố Bảng)

Qua bảng 4.6 cho thấy:

Cơ cấu giống lúa thị trấn Phố Bảng vẫn còn hạn chế vì điều kiện tự nhiên không phù hợp với những giống cây trồng khác . Họ lựa chọn ra những giống cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương. Cơ cấu giống lúa của thị trấn Phố Bảng năm 2017 thì diện tích trồng giống lúa cũ vẫn chiếm diện tích khá lớn trên 50% diện tích trồng lúa tuy nhiên giống lúa của thị trấn đang có sự chuyển dịch khi diện tích lúa cũ đang có sự giảm xuống. Nguyên nhân của việc giảm xuống này là do người dân đã chuyển sang buôn bán và đi làm thuê . Vì vậy cần tăng diện tích gieo trồng những giống lúa có chất lượng và năng suất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người dân.

4.3.4.2. Cơ cấu giống của một số cây trồng hàng năm của địa phương năm 2017

Hiện nay, hệ thống canh tác trên đất lúa, chủ yếu là đất lúa 1 vụ qua bảng 4.7 cho thấy thực trạng sử dụng, bố trí cây trồng trên đất lúa như sau:

Bảng 4.7 Cơ cấu giống của một số cây trồng hàng năm của địa phương năm 2017

Cây trồng Cơ cấu giống cây trồng

Ngô CP999, NK4300, NK 54, NK66.

Đậu tương AK06, AK03,DT84, DT94.

Rau các loại ( bắp cải,su hào,cải ngọt,cải bẹ…)

Giống Trung quốc.

Cây ăn quả ( cây lê,cây hồng,cây mận,cây đào,..)

Từ cán bộ khuyến nông

(Nguồn UBND thị trấn Phố Bảng)

Qua bảng 4.7 ta thấy:

- Cây ngô: Giống ngô hiện nay được trồng phổ biến trên địa bàn thị trấn Phố Bảng là giống ngô CP999, NK4300 Đây là bộ giống trong những năm qua cho năng suất cao chất lượng khá, có khả năng chống đổ tốt và kháng được nhiều loại sâu bệnh. Bên cạnh đó, lĩnh vực chăn nuôi của xã đã và đang dần phát triển mạnh nên nhu cầu nguồn nguyên liệu như ngô, lúa... làm thức ăn cho vật nuôi cũng ngày càng gia tăng. Giống ngô NK54, được đưa vào sản xuất nhiều năm nên đã có biểu hiện thoái hoá như: Khả năng chống chịu thích ứng kém, năng suất và chất lượng giảm nhiều, do đó việc chuyển đổi sang các giống khác có năng suất cao, phẩm chất cao hơn là điều hết sức cần thiết.

- Cây rau chủ yếu trồng các loại cây như: Bắp cải , su hào , cải bẹ, cải ngọt... Rau là cây thực phẩm có diện tích gieo trồng khá lớn và nhu cầu thị trường về rau ngày càng nhiều nên việc đưa các giống rau mới có năng suất, sản lượng và phù hợp với yêu cầu thị trường là hết sức quan trọng và thiết yếu.

- Cây ăn quả trồng chủ yếu là các giống: cây lê lai ,mận lai.. do cán bộ khuyến nông hỗ trợ, là cây trồng chủ yếu đem lại thu nhập cho những hộ nông dân. Tuy nhiên cần có kỹ thuật chăm sóc tốt hơn để đem lại năng suất cao hơn.

4.2.6. Một số công thức luân canh trên đất lúa

Công thức luân canh là tổng hợp không gian và thời gian của các loại cây trồng trên một mảnh đất canh tác. Mỗi một vùng hay một địa phương đều có hình thức luôn canh hợp lý. Công thức luân canh phù hợp giúp nâng cao năng suất cây trồng, sử dụng hết khả năng của đất.

Diện tích đất SXNN của vùng chủ yếu là đất trồng lúa. Trong hệ thống, ngoài sản xuất lúa còn có trồng các cây vụ đông trên đất 1vụ lúa. Tuỳ thuộc vào yêu cầu thực tế, hiệu quả sản xuất mà có thể trồng các loại cây trồng khác như: Ngô, đậu, khoai lang, rau. Các công thức luân canh tăng vụ ở địa phương là rất phong phú và đa dạng được thể hiện cụ thểở bảng sau:

Bảng 4.8 Một số công thức luân canh trên đất lúa của địa phương qua 3 năm 2015 – 2017

Công thức luân canh

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%)

Diện

tích (ha) Cơ cấu

(%) Diện tích

(ha) Cơ cấu

(%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 BQ Tổng diện tích đất canh tác 626,27 100 628,5 100 712 100 100,35 113,28 106,62

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn thị trấn phố bảng, huyện đồng văn tỉnh hà giang (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)