Những thuận lợi và khó khăn của thị trấn Phố Bảng trong việc chuyển

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn thị trấn phố bảng, huyện đồng văn tỉnh hà giang (Trang 58 - 60)

chuyển dịch cơ cấu cây trồng

Thuận lợi

Thị trấn Phố Bảng có vị trí của một hình tái tim chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng ruộng bậc thang là chủ yếu có thu nhập cao đã làm chuyển đổi mạnh mẽ nhận thức của cán bộcũng như nông dân thị trấn Phố Bảng có ý thức bốtrí cơ cấu cây trồng có hiệu quả kinh tế cao. Từng bước chuyển từ sản xuất những gì mình đang có sang sản xuất những gì thị trường cần và biết quan tâm hơn đến chất lượng mẫu mã của sản phẩm.

Các giống mới đã và đang triển khai tới người nông dân đang đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời với sự kết hợp giữa cán bộ khuyến nông với người nông dân nên người nông dân đã được tập huấn qua các lớp về kỹ thuật trồng các cây giống mới có năng suất cao và đặc biệt những giống này đã được trồng thử nghiệm trên địa bàn thị trấn trước khi đem ra nhân rộng trồng đại trà. Sự hỗ trợ của thị trấn về giống và các kỹ thuật đã khuyến khích người nông dân mạnh dạn áp dụng các giống mới có năng suất và cho giá trị kinh tế nhằm nâng cao đời sống cho họ.

Sản xuất nông nghiệp được chú trọng quan tâm của Đảng, chính quyền với mục tiêu tăng năng suất, chất lượng hiệu quả sản phẩm, giảm chi phí đầu vào sản xuất, đưa nông nghiệp từ manh mún nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hoá.

Khó khăn

Việc áp dụng tiến bộ KHKT mới vào sản suất còn chậm, năng suất chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh thịtrường còn hạn chế.

Công tác chỉ đạo điều hành của chính quyền một số xã chưa ngang tầm với nhiệm vụ, lúng túng trong công tác chỉ đạo, biện pháp chưa cụ thể, kết quả công việc không được đánh giá kịp thời để tìm ra nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm.

Địa bàn rộng lớn gắn với mức độ và trình độ thâm canh, tập quán sản xuất có sự khác biệt nhau trên cùng một địa bàn, việc áp dụng các tiến bộ khoa học mới vào sản xuất còn khó khăn, không tập trung đồng bộ giữa các vùng các khu vực các xóm, phường trong trong địa bàn thị trấn.

Trình độ dân trí, mức độ tiếp thu, áp dụng tiến bộ KHKT của nông dân không đồng đều, do thói quen đưa cái mới vào sản xuất còn hạn chế ảnh hưởng lớn đến thực hiện chỉ đạo sản xuất, xây dựng mô hình điển hình, đưa nhân tố mới vào thực tế sản xuất.

Đất sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún nhỏ lẻ chưa tập trung nên ảnh hưởng rất lớn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng của xã, mặt khác vấn đề thủy lợi và các dịch vụ nông nghiệp vân chưa được quan tâm đúng mức.

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn thị trấn phố bảng, huyện đồng văn tỉnh hà giang (Trang 58 - 60)