Quy hoạch vùng sản xuất

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn thị trấn phố bảng, huyện đồng văn tỉnh hà giang (Trang 61 - 62)

Sử dụng các công thức luân canh tăng vụ để đạt hiệu quả kinh tế cao, của xã căn cứ vào điều kiện tự nhiên - kinh tế, điều kiện đất đai, thuỷ lợi, kinh nghiệm sản xuất thâm canh của nhân dân để lựa chọn các công thức luân canh cho phù hợp. Tập trung chỉđạo các xã xây dựng các công thức sau:

+ Luân canh Ngô Xuân + Đậu tương ,rau, đậu. + Luân canh Ngô Đông + xen rau, đậu , đậu tương. + Luân canh Ngô Xuân + Ngô Đông + xen rau, đậu.

Thời vụ trồng Ngô Xuân đã được đúc kết theo kinh nghiệm, thường vào các tháng 3,4 khi đủđộẩm.

- Do là Thị trấn núi đá, diện tích đất canh tác ít nên dành riêng để trồng cây lương thực là chính, diện tích ưu tiên để trồng hoa màu là không có, mà chủ yếu sử dụng biện pháp trồng luân canh, xen canh với diện tích trồng ngô,lúa có độ dốc thấp, độ phì, độ ẩm đất cao có thể sản xuất luân canh, xen canh. các công thức luân canh đểnâng cao độ che phủđược áp dụng phổ biến như sau:

+ Luân canh Ngô Xuân, Lúa + hoa màu các loại. + Luân canh Ngô Đông + xen hoa màu các loại. + Luân canh Ngô Xuân + hoa tam giác mạch

- Do tiểu khí hậu, đất đai và các điều kiện sinh thái cho phép, có thể trồng đậu tương 2 vụ liên tiếp với một cây trồng khác nhau như:

+ Luân canh Ngô Xuân+ đậu tương,rong giềng. + Luân canh Ngô Xuân + gối đậu tương,khoai lang.

Các công thức phải quy hoạch thành vùng sản xuất, mỗi công thức phải từ 10 ha trởlên, để dễ cho công tác kiểm tra, chỉđạo và nhận rõ hiệu quả.

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn thị trấn phố bảng, huyện đồng văn tỉnh hà giang (Trang 61 - 62)