Bảng 2.6. Các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực đất đai năm 2019

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Chất lượng dịch vụ hành chính công tại UBND quận Thanh Xuân (Trang 69 - 71)

Trường hợp vi phạm Chiếm đất công, đất chưa sử dụng Tự chuyển mục đích sử dụng đất, xây dựng nhà trên đất nông nghiệp

1 Phường Kim Giang 5 4

2 Phường Khương Đình 8 7

3 Phường Nhân Chính 23 0

4 Phường Phương Liệt 19 5

5 Phường Hạ Đình 10 6

Tổng 65 22

Nguồn: UBND quận Thanh Xuân (2020)

- Nhận xét:

Việc vi phạm về sử dụng đất là một vấn đề đã xảy ra từ lâu và vô cùng phức tạp trên địa bàn, mặc dù đã rất nỗ lực, quận Thanh Xuân cũng đã nỗ lực chỉ đạo vào xử lý các tình trạng vi phạm, tuy nhiên việc chỉ đạo và xử lý các vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai còn chưa thống nhất, chồng chéo, không sâu sát, còn nhiều trường hợp kéo dài, chưa thể giải quyết dứt điểm.

Có 65 trường hợp vi phạm gồm: Sử dụng phần lớn diện tích đất vi phạm đã tiến hành thực hiện Quyết định thu hồi đất để sử dụng, xây dựng nhà hoặc xây lại

nhà, nhiều diện tích đất đã thu hồi đất nhưng chưa quy hoạch sử dụng, không ít khu bỏ hoang bị tái chiếm...Các trường hợp trên xảy ra do các phường đã nêu tại bảng hiện nay có số lượng dân cư đông đúc, ngoài ra cũng là nơi có nhiều tòa nhà, công ty, trụ sở nên việc quản lý về xây dựng còn nhiều hạn chế, dẫn đến tình trạng nảy sinh nhiều vi phạm trong lĩnh vực đất đai.

Còn về các trường hợp tự chuyển mục đích, xây dựng nhà trên đất nông nghiệp vẫn còn tiếp diễn, cụ thể có 22 trường hợp trong đó ngoài việc xây dựng nhà để ở, người dân còn tự ý xây dựng nhà xưởng, cơ sở sản xuất, chế biến...trái phép. Thực trạng này vẫn còn tiếp diễn là do tình trạng thiếu kiên quyết, thờ ơ, buông lỏng trong công tác quản lý. Một phần vẫn là do trình độ và năng lực làm việc còn hạn chế, ý thức trách nhiệm của cán bộ chưa cao, còn mang tính xử lý cầm chừng, ngại khó trong quá trình xử lí vi phạm nên nhiều trường hợp khi phát hiện thì đã xây dựng thành công trình kiên cố dẫn đến rất khó giải quyết, phục hồi về tình trạng ban đầu.

2.3. Thực trạng chất lượng dịch vụ hành chính công tại UBND quận Thanh Xuân

Cung cấp DVHCC là hoạt động quan trọng nhằm thực hiện chức năng phục vụ của Nhà nước, đáp ứng nhu cầu thiết thực của người dân, tổ chức và xã hội. Những năm qua, hoạt động cung cấp DVHCC của UBND quận Thanh Xuân đã có nhiều đổi mới theo hướng phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế nhất định. Vì vậy, việc đánh giá thực trạng DVHCC để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao CLDVHCC là việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với UBND quận Thanh Xuân ở thời điểm hiện tại.

Dựa trên mô hình SERVPERF đã chọn để áp dụng vào đánh giá thực trạng CLDVHCC tại UBND quận Thanh Xuân, tác giả đã thực hiện nghiên cứu thông qua bảng khảo sát bằng cách thu thập phiếu khảo sát phát cho người dân khi đến tham gia thực hiện DVHCC, số phiếu thu về thực tế là 100 phiếu để phục vụ phân tích gồm 22 tiêu chí thuộc 5 phương diện của CLDVHCC là: Sự tin cậy, sự đảm bảo,

phương tiện hữu hình, sự đồng cảm và sự phản hồi.

2.3.1. Thực trạng sự tin cậy

Sự tin cậy sẽ tác động cùng chiều với mức độ đánh giá của người dân về CLDVHCC,vì nói được là phải làm được, nói phải đi đôi với làm. Nếu chỉ nói được mà không làm được, việc người dân cảm thấy mất niềm tin vào Cơ quan hành chính nhà nước là điều tất yếu.

Bằng cách phản hồi, giải quyết các vướng mắc, tương tác, hành động dựa trên phản hồi của người dân, quận Thanh Xuân đã thể hiện được thiện chí và sẵn sàng cam kết cải thiện CLDV vào lần kế tiếp, phần lớn người dân sử dụng DVHCC cho rằng quận đã giải quyết các vấn đề một cách đầy nỗ lực, cho thấy quận có trách nhiệm và đáng tin cậy.

Bảng 2.7. Kết quả đánh giá của người dân về sự tin cậy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Chất lượng dịch vụ hành chính công tại UBND quận Thanh Xuân (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w