Những khái niệm cơ bản thể hiện mối quan hệ chi phí khối lƣợng lợi nhuận Số dƣ đảm phí

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán quản trị (Nghề Kế toán doanh nghiệp Trình độ Cao đẳng) (Trang 54 - 58)

1.1. Số dƣ đảm phí

Sốdƣ đảm phí hay lãi trên biến phí trong tiếng Anh là Contribution margin. Sốdƣ đảm phí là chênh lệch giữa giá bán (hay doanh thu) với chi phí biến đổi của nó. Số dƣ đảm phí có thể đƣợc xác định cho mỗi đơn vị sản phẩm, cho từng mặt hàng hoặc tổng hợp cho tất cả các mặt hàng tiêu thụ.

Bản chất và cách xác định số dƣ đảm phí

Toàn bộ chi phí đƣợc phân tích thành hai loại chi phí đó là chi phí biến đổi và chi phí cố định. Khi đó chúng ta không tính toán, phân bổ chi phí cố định cho mỗi đơn vị sản phẩm mà luôn ứng xử nó là tổng số và là chi phí thời kì. Tổng chi phí cố định ở kì nào phải đƣợc bù đắp đầy đủ trong kì đó.

Nếu gọi x: số lƣợng, g: giá bán, a: chi phí khả biến đơn vị, b: chi phí bất biến. Ta có báo cáo thu nhập theo số dƣ đảm phí nhƣ sau:

Từ báo cáo thu nhập tổng quát trên ta xét các trƣờng hợp sau:

–Khi xn không hoạt động sản lƣợng x = 0 ⇒lợi nhuận doanh nghiệp : P = -b nghĩa là doanh nghiệp lỗ bằng chi phí bất biến.

–Tại sản lƣợng xh mà ở đó số dƣ đảm phí bằng chi phí bất biến ⇒lợi nhuận doanh nghiệp: P = 0, nghĩa là doanh nghiệp đạt đƣợc điểm hoà vốn.

56

–Tại sản lƣợng x1 > xh ⇒lợi nhuận xn P1 = (g-a) x1 – b

–Tại sản lƣợng x2 > x1 > xh ⇒lợi nhuận xnP2 = (g- a) xx -b Nhƣ vậy khi sản lƣợng tăng 1 lƣợng là Δx = x2 – x1

⇒Lợi nhuận tăng 1 lƣợng là ΔP = P2 – P1 ⇒ ΔP = (g – a) (x2 – x1)

Vậy: ΔP = (g- a) (x2-x1)

1.2. Tỷ lệ số dƣ đảm phí

Tỷ lệ số dƣ đảm phí là tỷ lệ giữa số dƣ đảm phí với doanh thu một công cụ rất mạnh khác.

Tỷ lệ số dƣ đảm phí có thể đƣợc tính theo hai cách:

Tỷ lệ số dƣ đảm phí đƣợc sử dụng để xác định mức chênh lệch của tổng số dƣ đảm phí khi doanh thu thay đổi.

Chênh lệch doanh thu ...XXX Nhân: Tỷ lệ số dƣ đảm phí...XXX Chênh lệch số dƣ đảm phí...XXX

Nếu định phí không thay đổi, bất kỳ khoản tăng (hoặc giảm) sốdƣ đảm phí nào đều làm tăng (hoặc giảm) lợi nhuận tƣơng ứng.

57

Định nghĩa

Kếtcấu chi phí trong tiếng Anh là Cost structure. Kết cấu chi phí là mối quan hệ vềtỉtrọng của chi phí cố định và chi phí biến đổi của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp có kết cấu chi phí khác nhau thì sẽ có kết quả kinh doanh là khác nhau mặc dù có cùng mức độ tăng doanh thu.

Mối quan hệ giữa kết cấu chi phí và lợi nhuận

- Kết cấu chi phí có quan hệ với lợi nhuận.

- Doanh nghiệp nào có kết cấu chi phí với phần định phí cao hơn thì sẽ đem lại lợi nhuận nhiều hơn khi doanh thu gia tăng và ngƣợc lại trong trƣờng hợp doanh thu suy giảm thì sẽ gặp rủi ro nhiều hơn.

Kết cấu chi phí nhƣ thế nào thì đƣợc coi là hợp lí?

- Điều này không có câu trả lời chung.

- Kết cấu chi phí tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm, chính sách và chiến lƣợc kinh doanh của từng doanh nghiệp.

Trong điều kiện ổn định và phát triển kinh tế, doanh nghiệp nào có kết cấu chi phí với phần chi phí cố định lớn hơn, tức là có qui mô tài sản cố định lớn hơn, thì sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn trong việc chiếm lĩnh thị trƣờng.

Nhƣng trong nền kinh tế không ổn định, việc tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn thì doanh nghiệp nào có kết cấu chi phí với chi phí biến đổi nhiều hơn, tức là qui mô tài sản cố định nhỏ hơn, thì doanh nghiệp đó sẽ dễ dàng và linh hoạt hơn trong việc chuyển đổi cơ cấu mặt hàng và ít gặp rủi ro kinh doanh hơn.

1.4. Đòn bẩy kinh doanh Khái niệm Khái niệm

Đòn bẩy kinh doanh trong tiếng Anh là Operating Leverage, viết tắt là OL. Đòn bẩy kinh doanh hay còn gọi là đòn bẩy hoạt động là khái niệm đƣợc sử dụng để phản ánh mức độ ảnh hƣởng của kết cấu chi phí kinh doanh của doanh nghiệp (kết cấu giữa chi phí kinh doanh cố định và chi phí kinh doanh biến đổi) đến lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay khi doanh thu thay đổi.

58

Với một kết cấu chi phí kinh doanh không thay đổi, độ lớn của đòn bẩy kinh doanh cho chúng ta biết phần trăm thay đổi của lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay khi doanh thu thay đổi 1%. Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh còn gọi là độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh hoặc mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh, thƣờng đƣợc kí hiệu là DOL (Degree of Operating Leverage).

Đolƣờng mứcđộ đònbẩy kinh doanh

Mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh đo lƣờng mức độ thay đổi của lợi nhuận trƣớc lãi vay và thuế do sự thay đổi của doanh thu hoặc khối lƣợng hàng bán.

Nếu gọi:

F: là chi phí cố định kinh doanh (không bao gồm lãi vay) v: chi phí biến đổi 1 đơn vị sản phẩm

p: giá bán đơn vị sản phẩm Q: số lƣợng sản phẩm bán ra

EBIT: lợi nhuận trƣớc lãi vay và thuế

Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh tại một mức doanh thu gốc đƣợc tính theo công thức sau:

Trong đó:

ΔEBIT = EBIT1 - EBIT0: là độ gia tăng của lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay

ΔQ = Q1 - Q0: là độ gia tăng doanh thu

59

Từ công thứctrên ta thấy, doanh nghiệp nào trong kết cấu chi phí kinh doanh có phần chi phí cố định lớn hơn thì có DOL lớn hơn, khi đó lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay tăng nhiều hơn khi doanh thu tăng, ngƣợc lại sẽ có lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay giảm nhiều hơn khi doanh thu giảm.

Rủi ro giảm lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay đƣợc gọi là rủi ro kinh doanh. Một doanh nghiệp có kết cấu chi phí kinh doanh với phần chi phí kinh doanh cố định lớn hơn sẽ có nhiều cơ hội thu đƣợc lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay lớn hơn nhƣng gắn liền với nó là rủi ro kinh doanh cũng lớn hơn.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán quản trị (Nghề Kế toán doanh nghiệp Trình độ Cao đẳng) (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)