VỀ CÁC THỜI ĐIỂM LIÊN QUAN ĐẾN HỢP ĐỒNG

Một phần của tài liệu Những điểm mới cơ bản của Bộ luật Dân sự năm 2015 (Trang 95 - 97)

LIÊN QUAN ĐẾN HỢP ĐỒNG

Các thời điểm liên quan đến hợp đồng là căn cứ quan trọng để xác định thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. BLDS năm 2015 đã có nhiều điểm mới quan trọng trong việc bóc tách rõ ràng các loại thời điểm liên quan đến hợp đồng gồm:

1. Thời điểm có hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng (Điều 388):

BLDS năm 2015 quy định thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định do bên đề nghị ấn định và nếu bên đề nghị khơng ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác;

2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng đối với các bên tham gia

quan hệ (Điều 401): việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng

có ý nghĩa trong việc xác định quyền và nghĩa vụ của các bên, theo đó, bên có quyền được phép yêu cầu bên có nghĩa vụ thi hành nghĩa vụ trong hợp đồng và được hưởng mọi quyền lợi hợp pháp phát sinh từ hợp đồng; bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng và phải chịu trách nhiệm dân sự trước bên có quyền về việc vi phạm hợp đồng.

quyền sở hữu (Điều 458). Theo đó, hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực khi bên được tặng cho nhận tài sản như BLDS 2005 và thêm sau đó cụm từ: “trừ trường hợp có thỏa thuận khác”, như vậy, các bên có thể thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản là động sản khơng phải đăng ký quyền sở hữu theo ý chí của mình.

3. Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản (Điều 161):

Về cơ bản thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được thực hiện theo quy định tại Điều 161 BLDS năm 2015, theo đó “Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thực hiện

theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; trường hợp luật khơng có quy định thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên; trường hợp luật khơng quy định và các bên khơng có thỏa thuận thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là thời điểm tài sản được chuyển giao. Thời điểm tài sản được chuyển giao là thời điểm bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ chiếm hữu tài sản”. Bên

cạnh đó, trong một số trường hợp cụ thể, pháp luật có quy định về thời điểm xác lâp quyền sở hữu thì tn theo quy định đó, chẳng hạn trong trường hợp mua bán quyền tài sản thì “thời điểm chuyển quyền sở hữu

đối với quyền tài sản là thời điểm bên mua nhận được giấy tờ về quyền sở hữu đối với quyền tài sản đó hoặc từ thời điểm đăng ký việc chuyển quyền sở hữu, nếu pháp luật có quy định” (khoản 3 Điều 450).

4. Thời điểm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba:

BLDS năm 2015 quy định thời điểm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba trong các quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tại khoản 1 Điều 297, Điều 298, khoản 2 Điều 310, khoản 2 Điều 319, khoản 2 Điều 331, khoản 2 Điều 347 BLDS năm 2015. Theo đó, biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm giao kết(126), trừ trường

hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có liên quan có quy định khác. Trong trường hợp pháp luật quy định hợp đồng phải thể hiện bằng hình thức văn bản, cơng chứng hoặc chứng thực thì thời điểm có hiệu lực là thời điểm các bên xác lập giao dịch bằng hình thức đó(127).

Trong một số trường hợp cụ thể, đối với những hợp đồng mà pháp luật đã có quy định riêng về thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực phải được xác định theo quy định riêng đó. Chẳng hạn, đối với hợp đồng tặng cho tài sản, luật đã có quy định riêng về thời điểm có hiệu lực như sau:Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực khi bên được tặng cho nhận tài sản; đối với động sản mà pháp luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kế từ thời điểm đăng ký”.

BLDS năm 2015 cũng có quy định bổ sung(128) điều khoản loại trừ đối với hiệu lực của hợp đồng tặng cho động sản không phải đăng ký

126. Theo quy định tại Điều 400, hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết. Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.

127. Điều 5 Luật công chứng cũng ghi nhận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được công chứng tương ứng với quy định này của BLDS năm 2015

128. Trước kia, BLDS 2005 quy định: Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực khi bên được tặng cho nhận tài sản; đối với động sản mà pháp luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký. Như vậy, với quy định này, trường hợp hợp đồng tặng cho động sản mà pháp luật không quy định đăng ký quyền sở hữu thì chỉ có một thời điểm có hiệu lực duy nhất, đó là thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản. Quy định như vậy là quá cứng nhắc , đã triệt tiêu đi nguyên tắc tự định đọa và thảo thuận của các chủ thể. Trên thực tế có nhiều trường hợp, các bên có thể thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho là trước hoặc sau khi bên được tặng cho nhận tài sản.

Một phần của tài liệu Những điểm mới cơ bản của Bộ luật Dân sự năm 2015 (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)