QUY ĐỊNH CHUNG VỀ XÁC LẬP, THỰC HIỆN QUYỀN SỞ HỮU,

Một phần của tài liệu Những điểm mới cơ bản của Bộ luật Dân sự năm 2015 (Trang 54 - 58)

THỰC HIỆN QUYỀN SỞ HỮU, QUYỀN KHÁC ĐỐI VỚI TÀI SẢN

1. Về quan điểm tiếp cận về quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

Bộ luật bên cạnh quyền sở hữu đã bổ sung chế định chiếm hữu và các quyền khác đối với tài sản. Trong đó, quyền khác đối với tài sản được hiểu là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác, bao gồm quyền đối với bất động sản liền kề, quyền hưởng dụng và quyền bề mặt. Cách tiếp cận này là dựa trên các yêu cầu sau đây:

Một là, BLDS cần thể chế hóa quy định về quyền đối với tài sản của

Hiến pháp năm 2013, cơng nhận tính đa dạng, phong phú về các quyền đối với tài sản trong giao lưu dân sự. Quy định về quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là để bảo đảm thống nhất với nội dung, tinh thần của Hiến pháp năm 2013 về việc “Nhà nước xây dựng và hoàn thiện

thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường” (Điều 53). Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011

- 2020 và Cương lĩnh xây dựng Đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (bổ sung phát triển năm 2011) cũng nhấn mạnh mục tiêu: “Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền và nghĩa

chất tuyệt đối, có tính loại trừ, có tính chất chi phối nên phải do luật định cụ thể trên mọi khía cạnh: về các loại quyền, nội dung, hiệu lực của quyền... Nếu những quyền này khơng dựa trên ngun tắc luật định thì trật tự xã hội và trật tự giao dịch có thể bị xáo trộn làm ảnh hưởng đến lợi ích chung và lợi ích của chính chủ thể;

Bốn là, bổ sung và hoàn thiện các quy định về quyền khác đối với

tài sản. BLDS năm 2005 đã ghi nhận một quyền đối với tài sản là quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề(60) và có những quy định về các quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản (Điều 173)... Tuy nhiên, những quy định này có những hạn chế như: chưa bao quát hết được các loại quyền khác cơ bản, chưa quy định được mối quan hệ giữa các quyền, hậu quả pháp lý trong việc xử lý các quyền; chưa quy định triệt để được về tính chất “quyền đi theo vật”... Điều này dẫn đến các quy định của Phần thứ hai “Tài sản và quyền sở hữu” chưa tạo được cơ sở pháp lý đầy đủ để vừa phát huy tính “động”, khai thác cao nhất giá trị kinh tế của tài sản ở nước ta, đáp ứng nhu cầu điều chỉnh pháp lý về các quan hệ liên quan đến quyền của cá nhân, pháp nhân không phải là chủ sở hữu đối với tài sản đã và đang phát sinh ngày càng nhiều trong đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam, bảo đảm sự ổn định trật tự xã hội trong các quan hệ xã hội có liên quan. Trong thực tế, nhiều người có nhiều tài sản. Để giúp cho chủ sở hữu khai thác tối đa lợi ích của khối tài sản của mình thì pháp luật cũng cần đề ra một số cơ chế để chủ sở hữu giao cho các chủ thể khác quyền đối với tài sản của mình để khai thác, sử dụng và nộp tiền cho chủ sở hữu tài sản lợi ích kinh tế nhất định. Các quyền đối với tài sản này cần được quy định một cách rõ ràng và cần có cơ chế cơng khai

60. Trong đó bao gồm quyền về lối đi qua bất động sản liền kề (Điều 275), quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản liền kề (Điều 276), Quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề (Điều 277), Quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác (Điều 278)

được chủ sở hữu giao quản lý sử dụng các tài sản để kinh doanh; phân phối lợi nhuận tạo ra cho người chủ sở hữu, người được giao quản lý sử dụng và người lao động; bảo đảm quyền con người, quyền công dân và các điều kiện để mọi người phát triển toàn diện”...

Hai là, BLDS cần bảo đảm có đủ cơ chế pháp lý, đồng bộ, thống

nhất, có tính bao qt để tạo hành lang pháp lý trong việc hỗ trợ phát triển các quan hệ kinh tế - xã hội. Theo quy định tại Điều 51 Hiến pháp năm 2013 “Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân,

doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa”. Trên tinh thần đó, các quy

định về bảo đảm minh bạch, công khai trong việc đăng ký tài sản; tách bạch giữa thời điểm giao dịch có hiệu lực, thời điểm chuyển quyền đối với tài sản và thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba, quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản của người khác và mối quan hệ pháp lý giữa người không phải là chủ sở hữu với chủ sở hữu khi họ đều có lợi ích trên cùng một tài sản... đã được quan tâm xây dựng, hoàn thiện. Việc hoàn thiện thể chế pháp luật nhằm tăng cơ hội pháp lý và bảo đảm pháp lý về tài sản và quyền đối với tài sản làm cho các chủ sở hữu mạnh dạn đầu tư hoặc yên tâm giao tài sản của mình cho người khác đầu tư, khai thác sử dụng và những người không phải là chủ sở hữu cũng mạnh dạn, yên tâm đầu tư vào tài sản thuộc sở hữu của người khác;

Ba là, BLDS cần đảm bảo luật định các vấn đề về quyền đối với tài

sản. Việc quy định cụ thể về quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản có một ý nghĩa lớn về chính sách pháp luật trong việc bảo đảm trật tự xã hội và trật tự giao lưu dân sự không bị xáo trộn làm ảnh hưởng đến lợi ích chung và lợi ích của chính chủ thể. Do các quyền này có tính

hữu, quyền khác đối với tài sản) khác với các quyền đối vật mà pháp luật đã cơng nhận.

Tính chất luật định cịn được thể hiện trong mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản, theo đó, Bộ luật đã khá tương thích với pháp luật thế giới khi quy định quyền khác đối với tài sản vẫn có hiệu lực trong trường hợp quyền sở hữu được chuyển giao (trừ trường hợp BLDS, luật khác có liên quan quy định khác) và chủ sở hữu không có quyền địi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó. Bên cạnh đó, chủ sở hữu khơng có quyền địi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này khơng bị vô hiệu theo quy định về bảo vệ người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự vơ hiệu nhưng có quyền khởi kiện, u cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hồn trả những chi phí hợp lý và BTTH (Điều 160, Điều 166, Điều 164).

- Nguyên tắc chủ thể có quyền đối vật được thực hiện các quyền năng lên đối tượng của quyền theo ý chí của mình : chủ sở hữu được

thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Chủ thể có quyền khác đối với tài sản được thực hiện mọi hành vi trong phạm vi quyền được quy định tại Bộ luật này, luật khác có liên quan nhưng khơng được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản hoặc của người khác. Khơng ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái luật quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường (Điều 160, Điều 163).

để việc đầu tư và sử dụng tài sản được ổn định và đồng thời tránh rủi ro cho chủ sở hữu khi đòi lại tài sản.

Khắc phục những bất cập của BLDS năm 2005 và nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, BLDS năm 2015 đã bổ sung quyền khác đối với tài sản, cho phép chủ thể có quyền này được trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác, bao gồm: quyền đối với bất động sản liền kề, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt.(61)

2. Về nguyên tắc xác lập, thực hiện, bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

Một trong những điểm mới cơ bản của Bộ luật là làm rõ hơn quy định về tài sản và sở hữu dựa trên lý thuyết về vật quyền(62). Theo đó, bản chất pháp lý của quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là chủ thể có quyền trực tiếp đối với tài sản, họ trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản mà khơng phụ thuộc vào ý chí, hành vi của chủ thể khác. Do đó, để bảo đảm cho chủ thể thực hiện quyền của mình đối với tài sản một cách thuận lợi, quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu và các chủ thể khác được tôn trọng và bảo vệ, các quan xã hội có liên quan được ổn định và trật tự, Bộ luật quy định cụ thể các nguyên tắc về xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản. Trong đó:

- Nguyên tắc luật định: Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

được xác lập, thực hiện trong trường hợp BLDS, luật khác có liên quan quy định (Điều 160 BLDS năm 2015). Đây là nguyên tắc mà pháp luật dân sự nhiều nước trên thế giới ghi nhận. Theo đó, chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự không thể tự do tạo ra các quyền đối vật (quyền sở

61. Điều 159, Điều 245 đến Điều 273 BLDS năm 2015.

62. Vật quyền được hiểu là quyền được chủ thể (người có quyền) thực hiện trực tiếp và tức thì trên một vật mà khơng cần vai trị trung gian của một người khác.

2014, Luật thương mại năm 2005, Luật hơn nhân và gia đình năm 2014, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)... Do đó, bên cạnh việc bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất với pháp luật có liên quan thì Bộ luật cũng cần phải xác lập một nguyên tắc chung về xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản bảo đảm thống nhất trong nhận thức, xây dựng và áp dụng pháp luật;

Trên quan điểm tiếp cận như vậy, thay vì chỉ quy định về xác lập quyền sở hữu như BLDS năm 2005 thì Bộ luật đã quy định cụ thể về thời điểm xác lập quyền khác đối với tài sản trong cùng chế độ pháp lý với quyền sở hữu. Bên cạnh đó, Bộ luật cũng quy định rõ ràng thứ tự xác định thời điểm xác lập quyền là: (1) Xác lập theo thời điểm được quy định tại BLDS, luật khác có liên quan; (2) Trường hợp BLDS, luật khác có liên quan khơng quy định thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên; và (3) Nếu khơng có hai căn cứ trên thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là thời điểm tài sản được chuyển giao(63).

63. Theo quy định tại Điều 161 BLDS năm 2015, thời điểm tài sản được chuyển giao là thời điểm bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ chiếm hữu tài sản, trường hợp tài sản chưa được chuyển giao mà phát sinh hoa lợi, lợi tức thì hoa lợi, lợi tức thuộc về bên có tài sản chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật, có quyền u cầu Tịa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu BTTH (Điều 164).

Quy định như trên của Bộ luật chính là sự cụ thể hóa ngun tắc tuyệt đối của quyền đối vật: (1) Người có quyền đối vật có quyền thực hiện các quyền năng lên đối tượng của quyền hồn tồn theo ý chí của mình miễn là khơng trái với quy định của luật; (2) Người có quyền đối vật có quyền bảo vệ trước mọi chủ thể khác có hành vi xâm phạm đến quyền đối vật của mình, tức là người có quyền đối vật được xác lập quyền đối kháng với mọi chủ thể khác.

3. Về thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

Bộ luật quy định về thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được tiếp cận trên các cơ sở sau đây:

Một là, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong quy định của Bộ luật

về tài sản, quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản.Theo đó,để làm rõ quan hệ có liên quan đến quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, quyền, lợi ích của các chủ thể trong các quan hệ này, BLDSphải quy định tách bạch rõ ràng về mặt pháp lý giữa thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản với thời điểm giao dịch có hiệu lực và thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba. Qua đó góp phần làm cho BLDStrở thành luật của quan hệ thị trường.

Hai là, trong hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam, bên cạnh

BLDS, thì thời điểm chuyển quyền đối với tài sản còn được quy định ở nhiều văn bản luật khác, như: Luật đất đai năm 2013, Luật nhà ở năm

Một phần của tài liệu Những điểm mới cơ bản của Bộ luật Dân sự năm 2015 (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)