Cụ thể hóa các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự và các quy định chung về thực hiện, bảo vệ quyền dân sự, giới hạn quyền dân sự, bảo đảm sự thống nhất trong xây dựng, áp dụng pháp luật về trách nhiệm dân sự, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và bảo đảm tính hội nhập, trên cơ sở kế thừa BLDS năm 2005, pháp luật có liên quan và thơng lệ quốc tế, Bộ luật đã sửa đổi hoặc quy định mới nhiều nội dung về trách nhiệm dân sự. Trong đó:
1. Về vi phạm nghĩa vụ, Bộ luật quy định cụ thể vi phạm nghĩa vụ
là việc bên có nghĩa vụ khơng thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.
2. Về trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ, Bộ luật bổ sung trách nhiệm
tiếp tục thực hiện nghĩa vụ với nội dung khi bên có nghĩa vụ thực hiện khơng đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền được u cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Đây là sự bổ sung cơ bản, cần thiết để bảo đảm cho bên có quyền có thêm sự lựa chọn về cách ứng xử đối với bên có nghĩa vụ khi bên này vi phạm nghĩa vụ, trong đó bên có quyền có thể lựa chọn buộc bên vi phạm nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Quy định này khơng chỉ có ý nghĩa trong việc giảm thiểu rủi ro, thiệt hại cho bên có quyền, nâng cao trách nhiệm của bên có nghĩa vụ đối với nghĩa vụ mà mình phải thực hiện mà cịn có ý nghĩa làm ổn định các quan hệ nghĩa vụ, nhất là quan hệ hợp đồng.
Thứ hai, Bộ luật đã không ràng buộc yếu tố lỗi là điều kiện, nghĩa vụ
chứng minh bắt buộc của bên bị thiệt hại khi có yêu cầu áp dụng trách nhiệm BTTH đối với bên vi phạm mà tiếp cận theo nguyên tắc suy đoán lỗi đối với bên vi phạm nghĩa vụ, nếu luật khơng có quy định khác. Nguyên tắc này được thể hiện rõ qua quy định về các trường hợp bên vi phạm được loại trừ trách nhiệm BTTH khi thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hồn tồn do lỗi của bên có quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác (khoản 2, khoản 3 Điều 351, khoản 2, khoản 4 Điều 584). Như vậy, nếu khơng có sự kiện bất khả kháng hoặc lỗi thuộc về bên có quyền mà luật khơng có quy định khác thì bên vi phạm phải chịu trách nhiệm dân sự.
Quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng của Bộ luật đã thể hiện rõ tinh thần này bằng việc thay vì quy định “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vơ ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường” tại khoản 1 Điều 604 BLDS năm 2005 thì đã quy định “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác” (khoản 1 Điều 584).
Thứ ba, bổ sung thêm Điều 361 về thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ,
điểm mới của Điều 361 này là khẳng định tổn thất tinh thần khi các nghĩa vụ trong hợp đồng bị vi phạm(116).
- Để cụ thể hóa ngun tắc thiện chí, trung thực, Bộ luật bổ sung quy định về nghĩa vụ của bên có quyền là phải áp dụng các biện pháp
116. BLDS 2005 chỉ nhắc đến tổn thất tinh thần đối với trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng và chỉ khi các quyền nhân thân bị xâm phạm.
3. Về trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền, để bảo
đảm thống nhất, có tính khả thi và phù hợp với chính sách pháp luật quy định trong BLDS là không lấy lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm lãi suất tham chiếu và để khắc phục những quy định còn chưa rõ ràng của BLDS năm 2005 về trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền, Bộ luật quy định tách biệt trách nhiệm chịu lãi và mức lãi suất phát sinh do chậm trả tiền, theo đó, lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất giới hạn được quy định trong hợp đồng vay tài sản có thỏa thuận về trả lãi và lãi suất, trường hợp các bên không thỏa thuận được lãi suất phát sinh do chậm trả tiền thì áp dụng lãi suất theo luật định được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn được quy định trong hợp đồng vay tài sản có thỏa thuận về trả lãi và lãi suất.
4. Về trách nhiệm BTTH do vi phạm nghĩa vụ, Bộ luật đã có cách
tiếp cận mới về loại trách nhiệm dân sự này, như:
- Bổ sung nguyên tắc trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường tồn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Quy định này cùng với quy định tại Điều 13 “Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác” và việc khơng quy định lại nội dung “người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác” tại khoản 1 Điều 308 của BLDS năm 2005 cho thấy, Bộ luật đã có cách tiếp cận mới cơ bản về vấn đề này trên hai phương diện:
Thứ nhất, Bộ luật đã chấp nhận cho các bên trong quan hệ nghĩa vụ
thỏa thuận mức bồi thường, trường hợp các bên không thỏa thuận mức bồi thường này thì mới căn cứ vào thiệt hại thực tế hoặc quy định của luật;