1. Khái niệm
Quyết định, theo nghĩa rộng là hànhvi chỉ sự lựa chọn hay phán quyết của cá nhân hay tổ chức về một vấn đề nào đó trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu.
Quyết định quản lý gắn với hoạt động của chủ thể quản lý có quyền uy tác động vào đối tƣợng quản lý để đạt mục tiêu nhất định.
Quyết định quản lý là hành vi có tính chỉ thị của chủ thể quản lý để định hƣớng, tổ chức và kích thích hoạt động của đối tƣợng quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra.
Nhƣ vậy quyết định quản lý là những mệnh lệnh, chỉ thị, biện pháp có tính bắt buộc của ngƣời lãnh đạo hay bộ máy quản lý đối với đối tƣợng quản lý. Đó là những hành vi có ý thức và có chủ đích.
2. Phân loại quyết định quản lý
Quyết định quản lý có nhiều loại, nhiều mức độ và tác động trong những phạm vi khác nhau. Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, có thể chia quyết định quản lý thành nhiều loại.
Theo tính chất của quyết định quản lý, có thể có: quyết định chiến lƣợc, quyết định chiến thuật (sách lƣợc) và quyết định tác nghiệp. Quyết định chiến lược
liên quan đến việc giải quyết những vấn đề dài hạn hay trung hạn, những vấn đề hệ trọng của hệ thống quản lý. Quyết định sách lược nhằm giải quyết những vấn đề quan trọng và mang tính ngắn hạn hoặc trung hạn. Quyết định tác nghiệp là những quyết định liên quan đến vấn đề cụ thể, diễn ra thƣờng xuyên, liên tục.
Theo chủ thể ra quyết định quản lý, có thể có quyết định cá nhân và quyết định tập thể dựa vào số lƣợng ngƣời đƣa ra quyết định.
Theo phạm vi tác động, có thể có quyết định phạm vi rộng, chẳng hạn ảnh hƣởng đến toàn bộ xã hội, cả một ngành; quyết định phạm vi hẹp có ảnh hƣởng trong mộttập thể, tổ chức, doanh nghiệp nhỏ.
Theo ngành, lĩnh vực, có các quyết định quản lý trong phạm vi trong các ngành, lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội…
3. Đặc điểm của quyết định quản lý:
- Quyết định quản lý là sản phẩm trí tuệ của chủ thể quản lý, đƣợc thể hiện chủ yếu dƣới dạng thông tin. Do đó, việc nhìn nhận, đánh giá quyết định quản lý là không dễ và có nhiều điểm khác với các sản phẩm thông thƣờng.
- Quyết định quản lý là sản phẩm chủ quan của nhà quản lý trên cơ sở nhận thức và vận dụng quy luật khách quan, nắm bắt thực trạng và tình huống cụ thể về hệ thống quản lý. Do đó quyết định quản lý có thể khoa học, đúng đắn, phù hợp nhƣng cũng có thể thiếu khoa học và không phù hợp với quy luật, với đối tƣợng quản lý.
- Chất lƣợng của quyết định quản lý không chỉ phụ thuộc vào số lƣợng, chất lƣợng thông tin về đối tƣợng quản lý, về nội dung liên quan mà còn phụ thuộc rất lớn vào trình độ, năng lực của chủ thể quản lý và cả quan điểm, tƣ cách, đạo đức và cá tính của ngƣời ra quyết định quản lý.
- Quyết định quản lý chỉ tác động trong phạm vi nhất định, trong chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà chủ thể quản lý do luật định hoặc đƣợc ủy quyền từ cấp trên.
4. Vai trò của quyết định quản lý
Quyếtđịnhquản lý có vai trò đặc biệtquan trọng trong hệ thống quản lý: - Toàn bộ quá trình quản lý thực chất là quá trình ra các quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định đó.
- Quyết định quản lý và quá trình tổ chức thực hiện chúng là yếu tố cơ bản nhất chi phối toàn bộ quá trình vận động, phát triển của hệ thống quản lý.
- Chất lƣợng của việc ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định quản lý là thƣớc đo năng lực của ngƣời quản lý ở mọi lĩnh vực, mọi cấp độ quản lý.
- Quyết định quản lý tác động mạnh tới hệ thống quản lý. Nếu quyết định đƣa ra là đúng đắn và đƣợc tổ chức thực hiện tốt thì sẽ đạt đƣợc các kết quả mong muốn; ngƣợc lại sẽ gây hậu quả rất nghiêm trọng. Những quyết định ở tầm chiến lƣợc, chính sách quốc gia sẽ tác động đến toàn bộ đời sống kinh tế-xã hội, dân cƣ trong một thời gian rất dài, thậm chí ảnh hƣởng đến vận mệnh, sự sống còn của cả quốc gia, sự tồn vong của cả dân tộc. Do đó, những quyết định quan trọng, có phạm vi ảnh hƣởng lớn và lâu dài phải đƣợc xem xét rất thận trọng, cả quy trình ra quyết định và cơ chế kiểm soát quy trình đó.
Ở nƣớc ta hiện nay, trong quá trình chuyển đổi của nền kinh tế xã hội và bối cảnh hội nhập quốc tế, có nhiều bất cập, yếu kém về số lƣợng và chất lƣợng thông tin… thì khả năng có những quyết định chƣa khoa học, chƣa phù hợp là rất lớn. Vì vậy việc ra quyết định đòi hỏi nhà quản lý phải hết sức tỉnh táo, theo dõi chặt chẽ và có điều chỉnh kịp thời.