I. Xu hƣớng biến đổi của thế kỷ XXI
3. Về văn hóa, nhân văn
Thế kỷ XXI là thế kỷ sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề nhân văn và văn hóa có tính toàn cầu. Tiêu biểu là các xu hƣớng sau:
3.1 Mặt trận nhân dân đoàn kết vì một thế giới an toàn
Đây là xu thế tất yếu của thế kỷ XXI, để tồn tại trƣớc các nguy cơ mang tính toàn cầu (tin tặc, buôn bán phụ nữ, trẻ em, buôn bán cơ thể ngƣời, chiến tranh sắc tộc, tôn giáo, tệ nạn khủng bố quốc tế, tệ nạn mại dâm, ma túy, tệ nạn áp đặt lối sống ích kỷ, tệ nạn sử dụng khai thác khoa học công nghệ theo hƣớng tàn pá môi trƣờng và lối sống lành mạnh, hƣớng thiện…); đồng thời nó cũng phù hợp với xu thế toàn cầu hóa của sự phát triển (tin học, sinh học, khai thác vũ trụ và đại dƣơng…)
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng và các xu thế biến đổi tất yếu về kinh tế và chính trị, quân sự, lực lƣợng điều hành các nhà nƣớc sẽ lần lƣợt tập trung và những ngƣời đại diện cho lợi ích và quan điểm cuả các chủ doanh nghiệp và các tập đoàn lớn thuộc phạm vi mỗi quốc gia và đa quốc gia. Các chính quyền nhà nƣớc khi đó không còn mang nhiều tính giai cấp nữa, mà chỉ còn là chính quyền của các chủ thể kinh tế nhất định (nhà nƣớc doanh nghiệp); nó không thể nào đại diện đƣợc cho lợi ích toàn diện và đa chiều của công dân các nƣớc và thế giới. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nƣớc để giữ gìn bản sắc nhân văn, văn hóa của dân tộc sẽ phát triển hết sức mạnh mẽ vào thế kỷ XXI, đặc biệt là sau những năm 30 khi mà các nhà nƣớc doanh nghiệp chẩn bị gây chiến tranh với quy mô khu vực và quốc tế.
3.2. Nhu cầu dân chủ xã hội phát triển
Đây là xu thế tất yếu sẽ xảy ra ở thế kỷ XXI: Con ngƣời đòi hỏi phải đƣợc tôn trọng và đƣợc tham gia quyết định số phận của chính mình. Xu thế này một mặt do lối sống tự do cạnh tranh của các nhà nƣớc phƣơng Tây áp đặt và truyền bá trên phạm vi toàn cầu, mặt khác nó còn do chính sự bất lực của các nhà nƣớc doanh nghiệp đã xóa bỏ vấn đề nhân cách con ngƣời trong lộ trình làm giàu của họ. Các hoạt động tôn giáo, các hoạt động văn hóa mang tính tâm linh sẽ phát triển mạnh trong thế kỷ XXI đồng thời với sự phát triển của khoa học và công nghệ. Chính khoa học và công nghệ đã đẩy các nhà nƣớc doanh nghiệp tới cách cƣ xử kém văn minh và để chống lại, nd các nƣớc phải tự cứu mình bằng các hoạt động tôn giáo và
tâm linh. Xu thế dân chủ xã hội sẽ phát triển trên quy mô quốc gia và toàn cầu với mong muốn trở về cuộc sống tốt lành, đạo lý của con ngƣời mà nền văn minh công nghiệp không tạo ra đƣợc. Các hoạt động và thành công của lĩnh vực nhân văn, văn hóa sẽ tiến tới sự ngang bằng với các thành công của các hoạt động chính trị và kinh tế; một vận động viên thể dục thể thao giỏi, một nhà văn hóa lớn, một diễn viên điện ảnh nổi tiếng, một võ sỹ quyền anh tài ba, một chuyên gia tin học hàng đầu… sẽ không kém gì (về thu nhập và uy tín) so với một tổng thống, một nghệ sỹ, một nhà doanh nghiệp lớn.
4. Tiêu thức và nguyên tắc xử lý các vấn đề quản lý của thế kỷ XXI
Để đảm bảo cho các hoạt động quản lý thành công và phát triển lâu dài, ổn định phù hợp với xu thế phát triển khách quan của lịch sử, tiêu thức và nguyên tắc xử lý cho các vấn đề quản lý của thế kỷ XXI là:
4.1 Phải dựa vào và sử dụng có hiệu quả các thành tựu của khoa học và công nghệ
Một sản phẩm quản lý tạo ra cho thế kỷ XXI phải dung nạp đƣợc các thành tựu mới và tốt nhất của khoa học và công nghệ, tạo ra đƣợc sức cạnh tranh có văn hóa trong quá trình tồn tại. Để có đƣợc điều mong muốn này, các hệ thống cần đặc biệt quan tâm đến yếu tố con ngƣời phục vụ cho các hoạt động của hệ thống, Mọi sự vay mƣợn khoa học và công nghệ chỉ đem lại rất ít kết quả vì nó không thể nào trùng khớp với nhu cầu sử dụng thực tế của bản thân từng hệ thống.
4.2 Phải luôn chú trọng đến yếu tố văn hóa trong các hoạt động quản lý
Đó là đừng vì lợi ích riêng có của hệ thống mà làm hại nhân loại (môi trƣờng, sinh mạng, sức khỏe con ngƣời, nhân phẩm, nhân cách); đồng thời phải luôn biết cách tự bảo vệ mình trong tiến trình thực hiện mục tiêu quản lý và tổ chức cuộc sống. Rõ ràng trƣớc nguy cơ phá hoại của các cƣờng quốc có dã tâm xâm lƣợc, các quốc gia không có một chiến lƣợc và đối sách phòng vệ thích hợp sẽ bị nô dịch và thôn tính trong tƣơng lai.
Trong quan hệ đối ngoại, các hệ thống phải biết liên kết để tồn tại và phát triển nhƣng không đƣợc chủ quan mất cảnh giác trƣớc hiểm họa bị tiêu diệt do sự chuyển hóa vô ý thức.