1. Toàn cầu hóa và những đặc trƣng của nó.
1.1 Toàn cầu hóa (globallization)
Có nhiều cách hiểu toàn cầu hóa khác nhau:
- Một số quan điểm cho rằng, toàn cầu hóa là sự liên kết kinh tế thế giới, trong đó những gì đang diễn ra ở một nƣớc nào đó đều ảnh hƣởng đến các nƣớc khác, và ngƣợc lại. Một số quan điểm khác lại cho rằng toàn cầu hóa không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực kinh tế mà còn mở rộng sang cả các lĩnh vực chính trị, quân sự,
Có quan điểm còn gắn toàn cầu hóa với các vấn đề toàn cầu nhƣ năng lƣợng, dân số, môi trƣờng, lƣơng thực…
- Theo tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD): “… toàn cầu hóa là quá trình diễn ra do dự thay đổi về công nghệ, tăng trƣởng dài hạn liên tục về đầu tƣ nƣớc ngoài và nguồn lực quốc tế, và sự hành thành trên pạhm vi rộng lớn với quy mô toàn cầu những hình thức mới về mối liên kết quốc tế giữa các công ty và các quốc gia. Sự kết hợp này làm tăng quá trình hội nhập giữa các quốc gia và thay đổi bản chất của cạnhtranh toàn cầu…”
- Toàn cầu hoá có thể hiểu theo nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Dƣới góc độ khoa học quản lý có thể hiểu toàn cầu hóa là quá trình hình thành hệ thống các quan hệ liên kết giữa các tổ chức trong nhiều lĩnh vực và trên phạm vi tòan cầu.
Cần nhấn mạnh cách tiếp cận này dƣới góc độ hệ thống tổ chức là một doanh nghiệp và hệ thống tổ chức nhà nƣớc.
+ Với tổ chức doanh nghiệp, toàn cầu hóa nhƣ là một chiến lƣợc kinh doanh. Chiến lƣợc này có hai đặc điểm cơ bản là: thứ nhất, doanh nghiệp thực hiện đầu tƣ ở nƣớc ngoài dƣới hình thức FDI hay liên doanh, liên kết thay vì trực tiếp xuất khẩu. Đặc điểm này nhằm mục đích khai thác những lợi thế so sánh ở nƣớc ngoài nhƣ lao động, nguồn tài nguyên, thị trƣờng: và hạn chế những hành rào nhƣ thuế, chính sách bảo hộ mậu dịch… Đặc điểm thứ hai là doanh nghiệp coi “thị trƣờng toàn cầu là thị trƣờng chung nhất” – nghĩa là không còn quan niệm thị trƣờng nƣớc ngoài. Đặc điểm này dựa trên quan điểm là thế giới ngày càng trở nên thống nhất, sự khác biệt giữa các thị trƣờng ở các nƣớc không chỉ mờ nhạt dần đi mà còn biến mất với một số sản phẩm. Một chiến lƣợc quảng cáo có thể khai thác sự tƣơng đồng này để kích thích tăng trƣởng bán hàng ở tất cả mọi nơi, và ở mức giá thấp hơn rất nhiều khi phải thực hiện từng chiến lƣợc marketing cho từng thị trƣờng riêng lẻ.
+ Với tổ chức là một quốc gia, hệ thống quan hệ liên kết này đƣợc biểu hiện dƣới hình thức cam kết tự nguyện giữa các quốc gia, có thể thiết chế và thể chế buộc các thành viên phải tuân theo. Kết quả là tạo nên một hệ thống có trật tự mới nhằm đem lại lợi ích cho nào đó cho các tổ chức thành viên.
Hội nhập quốc tế (international intergration) là một thuật ngữ gắn liền với chính sách kinh tế đối ngoại của nhà nƣớc. Hội nhập quốc tế đƣợc hiểu nhƣ là các chính sách, biện pháp mà các chính phủ thực thi nhằm mở cửa kinh tế. Chính sách hội nhập quốc tế gắn liền với mở cửa kinh tế và tự do hoá kinh tế; không những trên lĩnh vực kinh tế mà còn trên các lĩnh vực khác nhƣ văn hoá, khoa học kỹ thuật, quân sự…
Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế có thể diễn ra trên nhiều cấp độ khác nhau và tạo thành những hệ thống trật tự mới có quy mô khác nhau: ở mức độ khu vực, liên khu vực, châu lục, liên châu lục và thậm chí trên góc độc toàn cầu. Xu thế này diễn ra sâu rộng và lan truyền trên phạm vi toàn cầu trong những thập kỷ cuối của
thế kỷ XX đã tạo ra những xu thế mới nhƣ xu thế khu vực hoá (regionalization) và toàn cầu hóa.
Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu diễn ra đối với các tổ chức dƣới góc độ là một quốc gia. Bởi vì hầu hết các nƣớc trên thế giới đều nhận thức rằng muốn phát triển hệ thống kinh tế xã hội của mình thì phải mở cửa ra bên ngoài, tức là tất yếu phải tham gia vào hội nhập.
Tuy nhiên, toàn cầu hóa không chỉ có những ảnh hƣởng tích cực mà còn có những ảnh hƣởng tiêu cực đến các quốc gia thành viên, và tất nhiên sự tác động tích cực hay tiêu cực hày cũng ảnh hƣởng tới các tổ chức nhằm trong hệ thống quốc gia đó. Do vậy, hoạt động quản lý các tổ chức hiện nay và tƣơng lai tất yếu phải phân tích và gắn với xu thế toàn cầu hóa này.
1.2 Các đặc trưng cơ bản của toàn cầu hóa
Toàn cầu hoá bao gồm các dạng đặc trƣng cơ bản sau:
- Về mặt kinh tế, toàn cầu hóa nhƣ là một giai đoạn phát triển mới của quá trình quốc tế hoá kinh tế. Nguồn gốc của toàn cầu hóa là sự hội tụ những tƣ tƣởng công nhận giá trị của kinh tế thị trƣờng và tự do mậu dịch. Toàn cầu hoá thống nhất ác lực lƣợng liên kết nền kinh tế quốc giá vào cộng đồng thế giới. Lực lƣợng này bao gồm các nguồn vốn đầu tƣ, công nghệ, hàng hoá, dịch vụ, lao động và thậm chí cả những tƣ tƣởng, chuẩn mực hành vi và các giá trị của con ngƣời. Trong tƣơng lai, toàn cầu hóa sẽ xoá bỏ ranh giới giữa các quốc gia và hình thành nền kinh tế thị trƣờng thống nhất toàn thế giới. Kết quả toàn cầu hóa sâu sắc sẽ dẫn đến một thế giới không biên giới và một nền kinh tế thế giới phụ thuộc lẫn nhau, mở và hoà nhập hơn.
- Gắn liền với xu thế thống nhất các lực lƣợng kinh tế này là xu thế tự do hoá thể chế trong phạm vi quốc gia và xu thế hình thành các luật lệ và quy tắc mới trong khu vực và toàn cầu. Các hiệp định đa phƣơng về thƣơng mại, dịch vụ và sở hữu trí tuệ, đƣợc hỗ trợ bởi cơ chế thực hiện và ràng buộc đối với các chính phủ quốc gia dƣới sự giám sát và quản lý của các tổ chức quốc tế xuyên quốc gia vô hình chung đã làm giảm vai trò và phạm vi của các chính sách quốc gia.
- Về mặt chính trị, toàn cầu hoá là xu thế quốc tế hoá các vấn đề chính trị thế giới. Toàn cầu hoá dần dần sẽ tạo ra cấu trúc và thể chế chính trị mới, tạo ra những liên minh chính trị xuyên quốc gia. Toàn cầu hoá làm thay đổi vai trò của các quốc gia, các vùng, các tổ chức quốc tế đối với các vấn đề chính trị và khu vực.
- Về mặt văn hoá, toàn cầu hóa là sự hội nhập và kết tinh của nhiều nền văn hoá khác nhau. Nhƣng ảnh hƣởng văn hoá hiện nay không cân bằng, theo một phía: từ các nƣớc giàu sang các nƣớc nghèo. Qua mạng viễn thông toàn cầu và công nghệ thông tin, qua phim ảnh và văn hoá nƣớc ngoài, qua sự lan rộng của các quảng cáo tìm kiếm thị trƣờng mới và đi cùng với nó là các giá trị chuẩn mực văn hoá theo kiểu phƣơng Tây đã tạo ra sự ảnh hƣởng về văn hóa trên phạm vi toàn
cầu. Điều đó có thể đặt sự đa dạng của các nền văn hoá trƣớc các rủi ro và sự lo ngại về mất bản sắc văn hoá dân tộc là có căn cứ.
- Về mặt xã hội, bên cạnh những lợi ích mà toàn cầu hóa đem lại cho xã hội nhƣ xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh thì, mặt khác, toàn cầu hóa cũng đào sâu sự bất bình đẳng giữa ngƣòi giàu và ngƣời nghèo, ở bên trong các nƣớc và giữa các nƣớc với nhau trong xã hội. Hậu quả là gia tăng thất nghiệp, tăng cách biệt về thu nhập, các vấn đề xã hội nảy sinh.
- Về mặt phát triển của khoa học kỹ thuật, toàn cầu hóa là kết quả của sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là của công nghệ thông tin và viễn thông toàn cầu. Khoảng cách về thời gian và thông gian không cò ý nghĩa đối với các hoạt độngcủa con ngƣời cũng nhƣ của tổ chức. Khoa học kỹ thuật đã tạo ra những điều kiện quyết định giúp cho hệ thống có khả năng tổ chức quản lý và trao đổi có hiệu quả ở quy mô toàn cầu.
- Về mặt môi trƣờng sinh thái, toàn cầu hóa là biện pháp giải quyết đối với các vấn đề môi trƣờgn sinh thái- là hậu quả của phát triển kinh tế. Vấn đề môi trƣờng sinh thài hiện nay không thể giải quyết theo chiều hƣớng cục bộ mà phải giải quyết trên góc độ toàn cầu; phải có sự liên kết tích cực, không phải đối với một nƣớc hoặc một nhóm nƣớc riêng lẻ mà phải có sự liên kết toàn cầu.
2. Xu thế khách quan của toàn cầu hóa
Ngày nay xu hƣớng toàn cầu hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ, có nhiều nguyên nhân đƣợc đƣa ra lý giải cho cho sự phát triển này, nhƣng có thể tóm tắt lại do một số nguyên nhân chính sau:
Thứ nhất, do sự tăng trƣởng và mở rộng của thị trƣờng tài chính và trao đổi hàng hoá toàn cầu. Sau khi chế độ Bretton Woods (chế độ đồng tiền của các quốc gia chuyển đổi thành đồng đô la và vàng theo tỷ giá cố định) bị huỷ bỏ vào năm 1971, và thay vào đó là chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi thì động thái này đã tác động to lớn tới sự tăng trƣởng của lƣu chuyển tài chính giữa các quốc gia. Nguồn vốn, một trong những yếu tố sản xuất quan trọng, đƣợc toàn cầu hóa theo đà phân công quốc tế ngày càng sâu sắc, cộng với sự phát triển nhanh chóng của các tập đoàn xuyên quốc gia sử dụng lƣu chuyển tài chính nhƣ là biện pháp vƣợt qua các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đã tạo ra quy mô lƣu chuyển vốn lớn chƣa từng thấy. Từ năm 1980 đến nay, tốc độ tăng bình quân của lƣu chuyển tài chính toàn cầu là 20%/năm (1980: 5000 tỷ USD, 1996: 35.000 tỷ, 2000: 83.000 tỷ).
Thứ hai là sự cải cách về chính sách phát triển kinh tế ở các nƣớc Đông Âu và xã hội chủ nghĩa khác sau khi kết thúc chiến tranh lạnh. Các nƣớc này đều hƣớng tới sự phát triển theo nền kinh tế thị trƣờng, mở cửa, tự do hoá kinh tế và hội nhập, tuy rằng mỗi nƣớc có cách thức và con đƣờng đi riêng của mình. Vai trò của FDI đối với sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế đƣợc đánh giá các và các quốc gia đều cố gắng xây dựng môi trƣờng đầu tƣu thông qua các công cụ luật pháp, chính sách thuế, hình thức đầu tƣ… hấp dẫn nhằm thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Điều
này đã tạo ra một môi trƣờng khách quan trong việc lƣu chuyển tự do vốn, hàng hoá, dịch vụ và các nguồn lực khác, tạo ra sự thống nhất và thắt chặt hơn nữa các mối liên kết trong nền kinh tế toàn cầu.
Mở của kinh tế, hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới là những bƣớc đi nhằm mục đích thƣơng mại, tăng đầu tƣ và động lực phát triển kinh tế. Gắn với nó là xu thể hình thành khối kinh tế và liên minh kinh tế với quy mô khác nhau. Số lƣợng thành viên trong các khối tăng nhanh, lợi ích về kinh tế của các thành viên đƣợc khẳng định, các quốc gia ngoài thành viên đều tích cực thực hiện cải cách các chính sách cho phù hợp với các tiêu chuẩn của khối nhằm trở thành thành viên của khối đó.
Thứ ba là sự phát triển của tập đoàn xuyên quốc gia (Tranational
Corporations) và xu thế hợp nhất và sáp nhập (Merger and Acquisition- M&A). Liên kết toàn cầu là kết quả của sự phát triển của các tập đoàn xuyên quốc gia. Thay vì xuất khẩu các sản phẩm của mình, các tập đoàn xuyên quốc gia đã đầu tƣ vốn xây dựng nhà máy xí nghiệp ở nƣớc ngoài, thực hiện chuyển giao công nghệ kỹ thuật, kỹ năng quản lý nhằm giảm chi phí sản phẩm thông qua khai thác những lợi thế so sánh ở các nƣớc này nhƣ thuế, chi phí vận chuyển, các yếu tố đầu vào, quy mô thị trƣờng… Hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 60.000 tập đoàn xuyên quốc giá với khoảng 500.000 công ty con, khống chế từ 40% đến 50% tổng giá trị sản xuất công nghiệp thế giới, 50% đến 60% mậu dịch quốc tế, 90% vốn FDI và hơn 90% chuyển nhƣợng kỹ thuật trên toàn cầu. Nhằm tăng cƣờng sức mạnh cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trƣờng toàn cầu, các tập đoàn lớn trên thế giới đã thực hiện chiến lƣợc sáp nhập, liên kết. Từ năm 1990 đến nay đã có hàng loạt tập đoàn xuyên quốc gia thực hiện chiến lƣợc này. Lớn nhất về giá trị sáp nhập diễn ra trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, ví dụ vụ sáp nhập giữa Deutsche Bank và Dresdner Bank với giá trị sáp nhập là 1.250 tỷ USD- là tập đoàn lớn thứ hai trên thế giới.
Thứ tƣ là cuộc cách mạng trong CNTT và viễn thông. Cuộc cách mạng này đã tăng nhanh chóng khả năng xử lý, lƣu trữ và truyền tải thông tin đồng thời với giảm một cách kỷ lục chi phí trong một vài thập kỷ gần đây. Ví dụ tiêu biểu là chi phí gọi điện thoại từ New York (Mỹ) đến London:
Năm Chi phí (theo giá USD năm 1990)
1930 244.65
1940 188.54
1950 53.20
1960 45.86
1990 3.32
2000 2.01
Sự phát triển nhanh chóng về công nghệ thông tin và viễn thông nhƣ máy tính cá nhân, điện thoại di động, internet… và chi phí giao dịch giảm xuống rất thấp đã tạo ra những cơ hột hoạt động kinh doanh mới chƣa từng đƣợc thực hiện. Nhiều hình thức kinh doanh hiện đại đã xuất hiện nhƣ thƣơng mại điện tử, quảng cáo điện tử, văn phòng ảo… Các hoạt động giao dịch mua bán, dịch vụ tƣ vấn, giao dịch tài chính, giáo dục & đào tạo, hoạt động điều hành quản lý trong doanh nghiệp cũng nhƣ quản lý hành chính nhà nƣớc có thể đƣợc thực hiện từ xa thông qua mạng viễn thông tạo ra hiệu quả quản lý mới cực kỳ to lớn.
Thƣơng mại điện tử (e-commerce) bao gồm doanh nhiệp với doanh nghiệp (Business to Business – B2B), doanh nghiệp với khách hàng Business to Customer – B2C), khách hàng với khách hành (C2C) và khách hàng với doanh nghiệp (C2B).
Internet đã góp phần làm thay đổi toàn diện đời sống xã hội. trong lĩnh vực quản lý kinh doanh, Internet ngày càng có ảnh hƣởng sâu sắc:
+ Giúp doanh nghiệp giảm chi phí dịch vụ: một dịch vụ ngân hàng ở Mỹ thựuc hiện tại chi nhánh tốn 1.14 USD, qua điện thoại tốn 0.85 USD, qua ATM tốn 0.45 USD và chỉ cần 0.01 USD nếu thực hiện qua internet.
+ Giúp doanh nghiệp xích lại gần khách hàng hơn. DELL computer đã cho phép khách hàng tự lựa chọn mẫu mã, chi tiết kỹ thuật của sản phẩm qua mạng, dựa vào đó và tối ƣu hoá hệ thống sản xuất. Nhờ đó mà tối ƣu hoá việc lựa chọn của khách hàng và tối thiểu hoá sản phẩm tồn kho và dƣ thừa do không phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Kết quả là hoạt động bán hàng này chiếm 50% tổng kim ngạch của công ty.
+ Giúp doanh nghiệp tối ƣu hóa chi phí cung ứng. Thƣơng mại điện tử có thể tiết kiệm cho doanh nghiệp khoảng 10-25% chi phí cung ứng. British Telecom tiết kiệm đƣợc 1 tỷ USD trong ngân sách 9 tỷ hàng năm của mình nhờ thƣơng mại điện tử.
+ Internet ảnh hƣởng rất rõ đến hoạt động hành chính của nhà nƣớc.
Việc khai thác lợi thế của công nghệ thông tin đã làm cho hàng hóa và thị trƣờng liên kết chặt chẽ với nhau, đồng thời tạo ra một thị trƣờng thế giới chung và thống nhất. Trong tƣơng lai không xa, thế kỷ XXI là thế kỷ của CNTT và viễn thông, là cơ sở quan trọng phát triển nền kinh tế tri thức.
Thứ năm là sự quốc tế hóa về môi trƣờng và năng lƣợng. Các hiện tƣợng