I. Xu hƣớng biến đổi của thế kỷ XXI
1. Về lĩnh vực kinh tế
Trong thế kỷ XXI, nhân loại sẽ có những bƣớc biến đổi và phát triển vô cùng to lớn về lĩnh vực kinh tế, một lĩnh vực đƣợc ƣu tiên hang đầu của các quốc gia, doanh nghiệp và cá nhân. Xu hƣớng biến đổi và phát triển kinh tế đƣợc diễn ra với hang loạt đặc trƣng cơ bản sau:
1.1. Sự liên kết và cạnh tranh kinh tế diễn ra trên quy mô khu vực và toàn cầu
Đây là một đặc trƣng cơ bản nhất chi phối thế kỷ XXI. Cùng với sự hội nhập mang tính xu thế khách quan diễn ra theo nhiều khối nƣớc trên nhiều phƣơng diện (quân sự, chính trị, kinh tế, thông tin công nghệ, đào tạo, phòng chống tội ác và tội phạm quốc tế, bảo vệ môi trƣờng, dân số, ma túy, khai thác vũ trujvaf đại dƣơng, thiên tai hạn hán, các căn bệnh thế kỷ v.v…)
Sự liên kết kinh tế trong thế kỷ XXI là bƣớc phát triển tiếp tục của thế kỷ XX theo hƣớng liên doanh, sáp nhập các tập đoàn kinh tế lớn (về tài chính, ngân hang, sản phẩm công nghiệp, đặc biệt là sản phẩm khai khoáng và khai thác vũ trụ). Sự liên kết kinh tế diễn ra trên quy mô đa quốc gia và toàn cầu; khởi đầu là các tập đoàn kinh tế thuộc cùng nhóm ngành nghề và sau đó là các tập đoàn siêu quốc gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, thuộc nhiều nhóm ngành nghề khác nhau. Sự liên kết nhằm đảm bảo đem lại hiệu quả cao cho các bên tham gia liên kết và chính điều này do sự đa dạng của các bên, nó sẽ chỉ phát triển đến một mức nào đó để rồi lại diễn ra tình trạng ngƣợc lại: sự cạnh tranh dƣới dạng thức mới với hy vọng đem lại một hiệu quả cao hơn.
Để tiến hành liên kết kinh tế, theo nguyên lý trọng lƣợng của các phía tham gia, chủ thể nào đóng góp tỷ trọng đóng góp lớn sẽ thu lại hiệu quả lớn (và ngƣợc lại) và mỗi phía tham gia liên kết đều thu đƣợc thành quả cao hơn so với việc tiến hành các hoạt động độc lập, riêng lẻ.
Cạnh tranh trong thế kỷ XXI là sự tiếp tục xu thế tất yếu của nền kinh tế thị trƣờng diễn ra trên quy mô toàn cầu, nó vừa là động lực, vừa là mục tiêu của các chủ thể kinh tế (tập đoàn, doanh nghiệp, quốc gia…); đây là quá trình diễn ra song hành với quá trình liên kết kinh tế, liên kết và cạnh tranh là 2 mặt của quá trình
thủ cạnh tranh cùng nhóm ngành nghề hoặc cùng nhóm sản phẩm (dầu hỏa với dầu hỏa, ô tô với ô tô, điện tử với điện tử…) để rồi mở rộng ra cho các chủ thể thuộc phạm vi đa ngành nghề và đa sản phẩm của nhiều quốc gia và các khu vực.
1.2 Dân số và nhân lực trong phát triển kinh tế
Thế kỷ XXI nhân loại sẽ phải gánh tải sự sự bùng nổ dân số, nếu trƣớc đây dân số đƣợc đánh giá là nhân tố tích cực cho sự phát triển kinh tế thì bây giờ nó không còn đơn thuần chỉ mang lại giá trị tích cực mà còn mang nhiều nhân tố gánh nặng, gây cản trở cho sự tăng trƣởng kinh tế; cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, của kinh tế tri thức, nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI là nguồn nhân lực chất lƣợng cao, đƣợc đào tạo sâu về tri thức, có kỹ năng nghề nghiệp cao. Do đó dân số và nhân lực của thế kỷ XXI sẽ phải giải quyết hàng loạt các vấn đề nan giải:
Thứ nhất, vấn đề việc làm và đời sống ở nhiều quốc gia, đặc biệt là những nƣớc đang phát triển và những nƣớc nghèo, nơi mà thu nhập hàng ngày dƣới 3 USD, các nƣớc không có đủ nguồn vốn đầu tƣ cho việc cung cấp lƣơng thực, thực phẩm, nhà ở, việc làm, nƣớc sinh hoạt, đầu tƣ giáo dục và nâng cao dân trí. Việc tăng dân số còn kéo theo hang loạt các bế tắc khác: ô nhiễm môi trƣờng, tội ác xã hội… Đối với các nƣớc công nghiệp phát triển, một xu thế ngƣợc lại cũng không kém gay gắt đặt ra trong thế kỷ XXI là tình trạng lão hóa dân số. Cùng với mức sống cao, các dịch vụ y tế xã hội tốt, tinh thần cầu tiến mạnh mẽ, ở nhiều nƣớc giàu, tuổi thọ bình quân ngày càng cao, tuổi thành lập gia đình ngày càng lớn (trên dƣới 40 tuổi), dân số ngày càng già cỗi khó có thể đảm bảo các nguồn nhân lực có tri thức và kỹ năng tốt trong tƣơng lai. Để xử lý bế tắc này, việc biến động cơ học dân số theo hƣớng di chuyển cƣ dân từ các nƣớc nghèo đến các nƣớc giàu sẽ ngày một mạnh mẽ, rất khó kiểm soát và tất yếu dẫn theo các biến động phức tạp khác.
Thứ hai, tất cả diễn biến nói trên sẽ kéo theo một vấn đề không kém phức tạp mà nhân loại phải đối đầu là khoảng cách giàu nghèo giữa các và trong từng nƣớc ở thế kỷ XXI sẽ ngày càng nặng nề hơn mà mở rộng hơn3. Chính hậu quả này đến một lúc nào đó sẽ tất yếu làm nảy sinh các biến động về mặt chính trị xã hội trên quy mô khu vực và quốc tế. Các nƣớc nghèo tất yếu phải liên kết lại với nhau sau nhiều toan tính liên kết với các nƣớc giàu mà kết quả thu lại không thể thỏa mãn các mong muốn đặt ra.
1.3 Cách mạng khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ diễn ra trên thế giới từ những năm 1980 đến nay là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ lần thứ tƣ (cách mạng nông nghiệp thế kỷ XVII, cách mạng công nghiệp lần thứ nhất thế kỷ XVIII-XIX, cách mạng công nghiệp làn thứ hai cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX) đã và sẽ tiếp tục làm đảo lộn sự phát triển của nền kinh tế thế giới, các ngành kinh tế dung nạp đƣợc các luồng tri thức cao sẽ ngày càng chiếm một vị trí quan trọng và quyết định
xu thế phát triển chung của kinh tế các nƣớc. Các công nghệ mới về tin học, tự động hóa, sinh học, vật liệu mới, năng lƣợng mới, khai thác vũ trụ và đại dƣơng, công nghệ quốc phòng… đang và sẽ đóng vai trò then chốt của sự phát triển kinh tế trong tƣơng lai. Mọi hệ thống quản lý (kinh tế hay phi kinh tế, quy mô toàn quốc hay doanh nghiệp…) nếu không biết tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học công nghệ thì sẽ bị đào thải.
1.4 Sự cạn kiệt tài nguyên cho sản xuất
Cùng với thành quả của khoa hoc công nghệ, một phản ứng ngƣợc chiều đã gây ra thảm họa cho nhân loại là sự cạn kiệt tài nguyên và sự ô nhiễm trầm trọng môi trƣờng sống của con ngƣời. Chính các nƣớc công nghiệp phát triển, nơi sử dụng tập trung các thành tựu khoa học và công nghệ đã góp phần to lớn vào việc tàn phá môi trƣờng của nhân loại: Nƣớc Mỹ với 4% dân số thế giới đã thải ra 40% lƣợng chất thải công nghiệp độc hại, nƣớc Nhật với 2% dân số đã tiêu thụ tới 50% sản lƣợng gỗ xuất khẩu của tất cả các nƣớc đang phát triển và nghèo. Trên 70% lƣợng nƣớc ngầm bị nhiễm độc; các giếng dầu, mỏ than… ngày một cạn kiệt, trên 50% các loài côn trùng và động vật quý hiếm bị tiêu diệt…
2. Về lĩnh vực chính trị, quân sự
2.1 Chiến tranh thế giới có thể chưa xảy ra
Trong 30 năm đầu của thế kỷ XII, chiến tranh với quy mô toàn thế giới có thể sẽ không xảy ra, nhƣng nguy cơ tiềm tàng của chiến tranh không hề bị loại bỏ. Các cƣờng quốc kinh tế thế giới đồng thời cũng là những nƣớc có chi phí lớn nhất cho chiến tranh vì công nghiệp quốc phòng tiêu tốn khoa học và công nghệ nhất và nó là mũi nhọn đem hiệu quả to lớn cho sự phát triển kinh tế. Kinh tế và quốc phòng là 2 mục tiêu song hành của các cƣờng quốc ngày nay (Năm1997, Mỹ chi 276 USD cho quốc phòng thì năm 2000 đã chi 305 tỷ, chiếm 4% GDP; Nga năm 1999 chi 4.7 tỷ USD bằng 3,5% USD cho quốc phòng, Ấn Độ năm2000 chi 13,5 tỷ USD chiếm 2.6% GDP. Các cƣờng quốc xuất khẩu vũ khí năm 1999 là: Mỹ 11.8 tỷ USD chiếm 38%, Anh 10%, Pháp 6%, Nga 4,5%, Trung Quốc 3%...)
2.3 Chiến tranh cục bộ sẽ phát triển trong 30 năm đầu thế kỷ XXI
Bên cạnh nguy cơ tiềm ẩn của chiến trang giữa các khối nƣớc lớn (Mỹ và NATO với Nga, Trung Quốc, Ấn Độ…) thì chiến tranh cục bộ diễn ra từ hai nguyên nhân sắc tộc và tôn giáo sẽ ngày một nguy hiểm và lan rộng. Với nguyên lý chia để trị, các cƣờng quốc phƣơng Tây luôn tạo ra tình thế không ổn định ở các nƣớc đang phát triển và nghèo để dễ theo túng họ (bóc lột tài nguyên xuất khẩu thô, buôn bán vũ khí…). Nhƣng chiến tranh cục bộ kết thúc để thay vào đó một mặt trận rộng lớn của các nƣớc nhỏ và nghèo cùng với các nƣớc đang phát triển và nghèo sẽ đƣợc hình thành trong những năm 30 của thế kỷ XXI tạo nên một cuộc đối đầu tất yếu đối với các cƣờng quốc đang cố lợi dụng và khống chế họ.
Một xu thế thứ ba sau hai xu thế chính sự ở trên là tệ nạn khủng bố xã hội của các thế lực có tổ chức ở nhiều nƣớc với mục đích băng nhóm ngày càng phát triển gây không ít phiền hà cho các cƣờng quốc, các tập đoàn kinh tế lớn và cho cả ngƣời dân tại những nơi thƣờng xảy ra khủng bố, bạo hành. Nguyên nhân chủ yếu của tệ nạn khủng bố này một mặt do cách cƣ xử thiếu văn hóa và bế tắc của xã hội, đại diện là các tập đoàn kinh tế lớn siêu lợi nhuận, đa quốc gia, mặt khác đó còn là do sự bất hợp tác (hoặc xoay lƣng lại) của ngƣời dân đối với nhà nƣớc khi nhà nƣớc chỉ còn là công cụ của các tập đoàn lớn.