8. Cấu trúc của luận văn
1.2.2. Thực trạng và nhu cầu phát triển năng lực đọc hiểu của học sinh lớp
thông qua hệ thống bài tập.
1.2.2.1. Khái quát chung về việc khảo sát thực trạng
Những năm gần đây, giáo dục chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, hướng tới phát triển năng lực – phầm chất, lấy người học là trung tâm là mục
tiêu trong đổi mới giáo dục. Để đạt được hiệu quả thì yếu tố con người là một trong những yếu tố quan trọng, cần thiết nhất. Con người làm nên tri thức, làm nên thành công. Trong đó, phải kể đến đội ngũ cán bộ giáo viên- những người định hướng, tổ chức, điều khiển và giúp đỡ các học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức. Phần lớn các giáo viên đều nỗ lực tự bồi dưỡng chuyên môn, tăng cường các kĩ năng sư phạm, trau dồi vốn kiến thức theo kịp với sự đổi mới trong giáo dục, dạy học theo định hướng phát triển năng lực với thời đại công nghệ ngày càng phát triển. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận giáo viên còn mang tư tưởng bảo thủ, vẫn giữ cái cổ hủ, chưa thực sự quan tâm, đầu tư vào tiết dạy, trau dồi thêm về mặt chuyên môn. Do đó, trong quá trình dạy còn phối hợp các hình thức luyện đọc máy móc, chưa chú trọng hướng dẫn phát triển năng lực đọc hiểu của học sinh, phân phối tiết dạy hợp lí, chưa phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động cá nhân với thảo luận nhóm. Bên cạnh đó, một số giáo viên chưa khai thác được vốn kinh nghiệm, vốn sống cũng như khả năng sáng tạo của các học sinh, chỉ chăm chú vào truyền dạy kiến thức, bỏ qua, bỏ quên các kĩ năng giúp học sinh phát triển năng lực.
Hai năm trở lại đây, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng chịu ảnh hưởng vô cùng nặng nề từ dịch bệnh covid – 19. Học sinh phải nghỉ học và học online trong thời gian dài để phòng tránh dịch lây lan trong cộng đồng. Các em còn nhỏ, khả năng tập trung chưa cao nên khi học online các em tiếp thu kiến thức không thể bằng việc học trực tiếp ở trên lớp. Trang thiết bị học online thì chưa đầy đủ và còn nhiều hạn chế. Giáo viên cũng không có nhiều thời gian để hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, rèn luyện các kĩ năng đọc cho học sinh. Thời lượng học ít đi, thời gian nghỉ kéo dài làm các em quên đi một phần kiến thức, thích chơi hơn thích học.
Bên cạnh những yếu tố khách quan, sĩ số ở các lớp ngày càng tăng, dẫn đến thực trạng ở hầu hết các lớp, các trường đều quá tải, thời gian luyện đọc ở trên lớp của các em không nhiều. Với các em chưa nhanh, còn chưa bắt kịp sẽ bị đuối lại, cảm giác “chán” với việc học ngày càng tăng.
1.2.2.2. Kết quả khảo sát thực trạng
Qua việc khảo sát chất lượng đọc hiểu bài “Ngày hôm qua đâu rồi?” (Tiếng Việt 2, tập 1, tr 13) (Phụ lục 2) ở hai lớp 2A3 (31 học sinh) và 2A4 (33 học sinh) với 64 học sinh ở trường Tiểu học Mỹ Đồng, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng vào đầu năm học chúng tôi có kết quả như sau:
Bảng 1.2. Thống kê kết quả điều tra học sinh Lớp (sĩ số) Mức độ Lớp 2A3 (31 học sinh) Lớp 2A4 (33 học sinh) Số lượng (học sinh) Tỉ lệ (%) Số lượng (học sinh) Tỉ lệ (%) Hoàn thành tốt 14 45,2 15 45,5 Hoàn thành 16 51,6 18 54,5 Chưa hoàn thành 1 3,2 0 0
Sau khảo sát cho thấy, tỉ lệ hoàn thành tốt khi làm phiếu khảo sát về đọc hiểu văn bản của hai lớp xấp xỉ nhau, đều không vượt quá 50%, có thể do những nguyên nhân sau:
- Học sinh yếu về khả năng nhận diện ngôn ngữ trong văn bản, chưa biết cách đọc lướt để nắm được nội dung, chưa có kỹ năng tìm hiểu nghĩa của từ mới.
- Học sinh yếu về khả năng hồi đáp văn bản, chưa hình thành được thói quen đọc và suy nghĩ, đọc và trải nghiệm bản thân để từ đó rút ra cho mình bài học về nhận thức, về tình cảm, về hành vi. Đa phần các em kết thúc việc hiểu bài ở bước làm rõ nội dung văn bản, không suy nghĩ để phê phán hay khẳng định, không quan tâm đến mong muốn mà người viết đặt vào.
Tóm lại, ở học sinh tiểu học còn đọc thụ động, kỹ năng đọc hiểu được trang bị còn thiếu nhiều hành động, thao tác dẫn đến việc đọc hiểu không hoàn thiện.
Cùng với đó, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát về việc dạy đọc hiểu của giáo viên (phụ lục 2) nhằm đánh giá mức độ của các bài tập đọc hiểu hiện nay.
Bảng 1.3. Thống kê kết quá đánh giá bài tập của giáo viên Bài tập Phương án trả lời 1.1 1.2 Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Nhiều 10 55,6 7 38,9 Vừa phải 8 44,4 10 61,1 Ít 0 0 0 0 Tổng 18 100 18 100
Bảng 1.4. Thống kê kết quá đánh giá câu hỏi 2 của giáo viên Phương án trả lời Số lượng (người) Tỉ lệ (%)
Giữ nguyên bài tập 12 66,7
Thêm bài tập 1 5,6
Bớt bài tập 0 0
Ý kiến khác 5 27,7
Theo số liệu khảo sát trên, đa số giáo viên được khảo sát cho rằng bài tập mức 1 (câu hỏi nhận diện và hiểu nghĩa văn bản) chiếm số lượng nhiều, bài tập mức 2 (câu hỏi phát hiện được những chi tiết quan trọng, kết nối thông tin trong văn bản) và câu hỏi mức 3 (câu hỏi vận dụng thông tin vào giải quyết những vấn
đề trong học tập và đời sống) chiếm số lượng ít. Như vậy, giáo viên cần chú ý đến việc tạo điều kiện cho học sinh phát huy ý kiến riêng của mình trong quá trình đọc hiểu văn bản. Vì thế, khi dạy các bài đọc hiểu trên lớp, một số giáo viên đã mạnh dạn chia tách câu hỏi trong sách giáo khoa thành những câu hỏi nhỏ để học sinh dễ trả lời, ngoài ra giáo viên còn đưa thêm một số câu hỏi mở để học sinh bộc lộ những suy nghĩ, đánh giá của mình về văn bản qua đó góp phần củng cố kiến thức, phát triển kĩ năng đọc hiểu và tình cảm thẩm mĩ cho học sinh.
Kết quả khảo sát là một trong những căn cứ quan trọng để chúng tôi xây dựng và đề xuất cách thức sử dụng hệ thống bài tập đọc hiểu phù hợp.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Dạy học phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 2 theo chương trình, sách giáo khoa hiện hành đã có những thành công nhất định, học sinh bước đầu được tiếp cận với một số lượng lớn các văn bản thuộc nhiều thể loại khác nhau; học sinh tiếp tục được rèn luyện, nâng cao kĩ năng đọc thành tiếng với tốc độ nhanh hơn so với lớp 1, đọc hiểu văn bản trên cơ sở trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa; đọc diễn cảm được một đoạn hoặc toàn bài dưới sự hướng dẫn của giáo viên; có thêm những hiểu biết, tích luỹ được vốn từ thông qua các văn bản được học. Như vậy, có thể nói về cơ bản, dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 2 đã thực hiện được mục tiêu đề ra.
Qua nghiên cứu, tôi thấy các nhà biên soạn đã xây dựng hệ thống bài tập khá phong phú, đa dạng cả về hình thức lẫn nội dung. Có nhiều bài tập hay, phù hợp với vốn sống và trình độ nhận thức của phần lớn học sinh, phù hợp với lứa tuổi của các em. Hệ thống bài tập hiện nay được xây dựng theo quan điểm đồng tâm, thống nhất, là một hệ thống từ chi tiết đến cụ thể.
Các bài tập được sắp xếp theo mức độ từ dễ đến khó, bài tập trước làm tiền đề cho bài tập sau; bài tập sau phát triển, mở rộng, nối tiếp bài tập trước. Hệ thống bài tập đưa ra như vậy rất phù hợp giúp các em nắm được những vấn đề cũng như.
Nhìn chung, một hệ thống bài tập giúp cho học sinh từng bước nắm nội dung cơ bản mỗi đoạn và tiến tới nắm nội dung chính của bài một cách chặt chẽ hơn.
Để thực hiện được mục tiêu phát triển năng lực của học sinh, dạy đọc hiểu phải được tổ chức thông qua các hoạt động, bằng hoạt động để phát triển năng lực. Chương 1 đã trình bày lí luận về dạy học đọc hiểu văn bản với khung năng lực đọc hiểu văn bản gồm ba mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thông tin vào giải quyết vấn đề. Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi quan tâm đến tổ chức các hoạt động tìm hiểu bài hướng đến hình thành những kĩ năng thuộc ba mức độ của khung năng lực đã đề xuất ở chương này.
Việc xác lập cơ sở lí luận và thực tiễn chính là căn cứ đề xuất những biện pháp xây dựng và thiết kế hệ thống bài tập phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 2.
CHƯƠNG 2: MÔ TẢ HỆ THỐNG CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN