8. Cấu trúc của luận văn
2.2.1. Khái niệm bài tập phát triển năng lực đọc hiểu
Mục đích khi dạy đọc hiểu trong nhà trường phố thông là giúp học sinh không chỉ thông hiểu văn bản mà còn biết sử dụng các ngôn ngữ một cách có ý thức và từ đó các em có thể hiểu đúng tư tưởng tình cảm của người khác được thể hiện bằng ngôn ngữ và để biểu hiện chính xác tư tưởng tình cảm mà mình cũng như hoàn thiện thêm các kĩ năng đọc, viết, nghe, nói. Hệ thống bài tập đọc hiểu sẽ giúp học sinh được rèn luyện tốt hơn. Những bài tập này xác định cái đích của việc đọc thầm của học sinh hướng tới, đồng thời đó cũng là phương tiện để đạt đến sự thông hiểu của học sinh. Các bài tập có thể yêu cầu học sinh
phát hiện những từ mình chưa chưa hiểu, yêu cầu học sinh giải nghĩa một số từ trong bài, những câu chứa nội dung, ý nghĩa quan trọng của bài đọc. Từ đó giúp học sinh nắm được ý chung của bài, lập được dàn ý, hiểu được giá trị nghệ thuật của một số yếu tố.
Trong chương trình GDPT 2018, việc dạy học các bài tập phát triển năng lực đọc hiểu càng được chú trọng hơn nữa. Toàn bộ các bài tập này yêu cầu học sinh phát triển năng lực và phẩm chất. Trong sách giáo khoa Tiếng Việt, bài tập dạng này chiếm tỉ lệ cao và được chia thành các nhóm, dạng khác nhau như: bài tập đọc hiểu nội dung, bài tập đọc hiểu hình thức, bài tập liên hệ, so sánh, kết nối, đọc mở rộng.
2.2.2. Các dạng bài tập phát triển năng lực đọc hiểu
Dựa vào tính độc lập của học sinh có thể chia bài tập đọc hiểu thành các dạng bài tập sau:
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ dạng bài tập đọc hiểu theo tính độc lập cho học sinh lớp 2
Dựa vào thang đo nhận thức Bloom, Thông tư 30 có thể chia bài tập đọc hiểu thành các dạng bài tập đọc hiểu theo ba mức: biết, hiểu, vận dụng.
Dựa vào các bình diện của văn bản - trong và ngoài văn bản, nội dung và hình thức của văn bản, có thể chia bài tập đọc hiểu thành các dạng bài tập sau:
- Bài tập đọc hiểu nội dung - Bài tập đọc hiểu hình thức - Bài tập liên hệ, so sánh, kết nối - Bài tập đọc mở rộng.
2.2.2.1. Bài tập nhận diện, tái hiện
Nhóm bài tập này yêu cầu tính làm việc độc lập của học sinh. Học sinh chỉ cần nhận diện, ghi nhớ, phát hiện ra các từ ngữ, câu, đoạn, hình ảnh, chi tiết của văn bản.
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ các dạng bài tập nhận diện, tái hiện cho học sinh lớp 2
Các bài tập thường hỏi và trả lời được các câu hỏi đơn giản liên quan đến các nhân vật, chi tiết được thể hiện tường minh hay các chi tiết nổi bật trong văn bản. Ví dụ:
- Câu chuyện kể về ai? ( Cầu thủ dự bị);
- Khổ thơ nào cho thấy học sinh trò chuyện với trống trường như một người bạn? ( Cái trống trường em)
- Trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ A đứng ở vị trí nào? (Chữ A và những người bạn)
- Đồ chơi lê-gô còn được các bạn nhỏ gọi là gì? (Tớ là lê-gô) - Qua tên sách em biết được điều gì? ( Cuốn sách của em)
Bài tập yêu cầu học sinh phát hiện ra những câu quan trọng của bài. Các bài tập hỏi và trả lời câu hỏi đơn giản về nội dung cơ bản dựa vào gợi ý, hỗ trợ. Ví dụ:
- Câu văn nào cho biết cây xấu hổ rất mong con chim xanh quay trở lại? (Cây xấu hổ)
- Hai câu thơ “Sao trời trôi qua/ Diều thành trăng vàng” tả cánh diều vào lúc nào?
a. Vào buổi sáng b. Vào buổi chiều c. Vào ban đêm
(Thả diều) - Theo em câu thơ cuối bài muốn nói đến điều gì? a. Có mẹ quạt mát, con ngủ ngon lành.
b. Tay mẹ quạt mát hơn cả gió trời.
c. Mẹ là niềm hạnh phúc của con suốt đời. (Mẹ) - Chữ A muốn nhắn nhủ điều gì với các bạn? a. Chăm viết chữ cái.
b. Chăm đọc sách.
c. Chăm xếp các chữ cái.
(Chữ A và những người bạn) - Cách chào nào sau đây không được nhắc đến trong bài?
a. bắt tay
b. chạm mũi vào trán c. nói lời chào
2.2.2.2. Bài tập làm rõ nghĩa
Bài tập làm rõ nghĩa chia làm các dạng bài như sau:
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ các dạng bài tập làm rõ nghĩa cho học sinh lớp 2
Đây là nhóm bài tập yêu cầu giải nghĩa từ, làm rõ nghĩa của từ ngữ hay tìm những từ ngữ trong câu chuyện thể hiện hình dáng, hành động của nhân vật dựa vào gợi ý của giáo viên hay bài tập nhận biết trình tự các sự việc có trong văn bản.
Ví dụ:
- Những dòng thơ nào cho thấy mẹ đã thức rất nhiều vì con? ( Mẹ) - Tìm những từ ngữ chỉ hoạt động của các loài chim trong bài vè. ( Vè chim) - Bé nặn đồ chơi tặng cho những ai? ( Nặn đồ chơi)
- Sắp xếp các thông tin theo đúng trình tự trong bài đọc a. Tác giả
b. Mục lục c. Tên sách d. Nhà xuất bản
- Sắp xếp các ý dưới đây theo trình tự các đoạn trong bài đọc.
(Tết đến rồi) - Sắp xếp các thẻ theo trình tự các đoạn trong bài đọc. ( kèm theo 4 thẻ) ( Đất nước chúng mình)
Loại bài tập tìm lời nhân vật dựa vào gợi ý của giáo viên. Bài tập hiểu nghĩa của một số tín hiệu đợn giản, gần gũi với học sinh.
Ví dụ:
- Tìm những câu nói cho thấy hai anh em rất quan tâm và yêu quý nhau.
(Niềm vui của Bi và Bống)
- Trước sự thay đổi của voi em, voi anh đã nói gì? ( Em có xinh không?) - Người đàn ông nói gì về việc làm của cậu bé? (Những con sao biển) - Người dân một số nước có những cách chào đặc biệt nào? (Những cách chào độc đáo)
A B
Người Ma-ô-ri ở Niu Di-lân Chắp hai tay cúi đầu
Chạm nhẹ mũi và trán Người Ấn Độ
Nói về hoa mai, hoa đào Giới thiệu chung về Tết
Nói về bánh chưng, bánh tét. Nói về hoạt động của mọi
người trong dịp Tết
1 2
3 4
Các miền, khí hậu. Tên nước, tên thủ đô
Trang phục truyền thống. Những người anh hùng
2
3 4
Bài tập liên hệ tranh minh họa và chi tiết trong văn bản Ví dụ:
- Tìm bức tranh thích hợp với mỗi đoạn trong bài đọc. (Tôi là học sinh lớp 2)
- Nói về hành trình giọt nước đi ra biển. (Giọt nước và biển lớn)
- Đọc khổ thơ tương ứng với từng bức tranh (kèm 3 tranh) ( Yêu lắm trường ơi!)
- Đọc khổ thơ tương ứng với bức tranh (Em học vẽ)
- Dựa vào bài đọc nói tên mùa phù hợp với mỗi tranh. (Chuyện bốn mùa)
2.2.2.3. Bài tập hồi đáp
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ các dạng bài tập hồi đáp cho học sinh lớp 2
vỗ tay Nhiều người ở Mỹ
Bài tập hồi đáp thường liên hệ, so sánh, kết nối và được tích hợp với luyện nói và nghe, tích hợp cả giáo dục phẩm chát và kĩ năng sống,… Học sinh cũng nêu những cảm xúc của bản thân hay được tham gia đánh giá.
Loại bài tập nêu được nhân vật yêu thích nhất và giải thích vì sao. Ví dụ:
- Nếu là Bống, em có thả cánh cam không? Vì sao? (Tạm biệt cánh cam) - Em thích nhất câu thơ nào? Vì sao? ( Hạt thóc)
- Em thích nặn đồ chơi gì? Để tặng cho ai? (Nặn đồ chơi)
- Trong câu chuyện trên, em thích nhân vật nào nhất? Vì sao? (Ánh sáng của yêu thương)
Bài tập có thể giúp học sinh liên hệ với những gì bản thân các em đã
được trải nghiệm, được khám phá với khả năng của bản thân học sinh.- Nếu
cần trò chuyện với người ở xa em chọn phương tiện nào? Vì sao? ( Từ chú bồ câu đến in-tơ-nét)
- Khi nói trước lớp, em cảm thấy thế nào? (Một giờ học)
- Nếu không có thời khóa biểu, em sẽ gặp khó khăn gì? (Thời khóa biểu) - Em thích những hoạt động nào của gia đình em trong dịp Têt? (Tết đến rồi) - Đóng vai một người bạn trong rừng, nói lời an ủi dê trắng. (Gọi bạn) - Đóng vai hạt thóc, tự giới thiệu về mình. (Hạt thóc)
Ngoài ra, học sinh được liên hệ với thực tế, kết nối với cuộc sống.
- Dựa vào nội dung bà vè và hiểu biết của em, giới thiệu về một loài chim. (Vè chim)