8. Cấu trúc của luận văn
2.3.2. Hệ thống bài tập phát triển năng lực đọc hiểu
Bài đọc 1: Đọc hiểu và hoàn thành các bài tập sau:
Trường của Páo
Sau bao ngày mong ngóng, trường của Páo cũng được xây xong. Sáng đầu tuần, Páo cùng các bạn náo nức “mừng trường mới”.
Mẹ chuẩn bị cho Páo mấy bông dong riềng đỏ thắm. Nun mang cây sim nhỏ trồng vào bồn hoa trước cửa lớp. Ka-ếp hái mận “đãi tiệc” thầy cô và bạn bè.
Đó là một ngày đặc biệt. Những phòng học tuềnh toàng nay được thay bằng dãy nhà vững chãi. Thầy Hiệu trưởng cứ xúc động quệt nước mắt trong lễ chào cờ. Páo và các bạn cũng rưng rưng.
Suốt buổi sáng, Páo thấy cô chủ nhiệm cứ đi lại xốn xang, hết nhìn bình hoa dong riềng lại hân hoan ngắm những nụ cười trẻ thơ nở bừng trong lớp học.
( Trích Luyện đọc lớp 1 theo Chương trình GDPT 2018)
Câu 1: Những từ nói lên cảm xúc của thầy trò trong ngày “mừng trường mới”?
Câu 2: Páo và các bạn đã mang gì đến lớp để mừng trường mới?
Câu 3: Những hành động nào cho thấy thầy, cô giáo xúc động?
A. Đi lại xốn xang.
B. Rưng rưng
C. Quệt nước mắt
Câu 4: Câu cuối bài cho em thấy điều gì?
……….… ……….
Bài đọc 2: Đọc hiểu và hoàn thành các bài tập sau:
BỒ NÔNG CÓ HIẾU
Thế là chỉ còn hai mẹ con Bồ Nông ở lại nơi nắng bỏng cát rang này. Bồ
náo nức xúc động
xốn xang
rưng rưng vững chãi
hân hoan
Páo
Nun
Ka-ếp
hái mận “đãi tiệc” thầy cô và bạn bè.
mang đến lớp bông dong riềng đỏ thắm
mang cây sim nhỏ trồng vào bồn hoa.
Nông hết dắt mẹ tìm nơi mát mẻ, lại mò mẫm đi kiếm mồi. Đêm đêm khi gió gợn hiu hiu, chú Bồ Nông nhỏ bé một thân một mình ra đồng xúc tép, xúc cá. Đôi chân khẳng khiu của chú vốn đã dài, giờ càng dài thêm ra vì lặn lội. Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết. Mặt sông chỉ còn xăm xắp, xơ xác rong bèo. Bắt được con mồi nào, chú Bồ Nông cũng ngậm vào miệng để phần mẹ. Ngày này tiếp ngày nọ, đêm này rồi đêm nữa, chú Bồ Nông cứ dùng miệng làm cái túi đựng thức ăn nuôi mẹ qua trọn mùa hè sang mùa thu.
Lòng hiếu thảo của chú Bồ Nông đã làm cho tất cả các chú Bồ Nông khác cảm phục và noi theo.
(Theo Phong Thu)
Câu 1: Trên vùng đất nắng bỏng cát rang có những ai đang sinh sống? A. Các loài chim muông
B. Cả đàn Bồ Nông
C. Hai mẹ con Bồ Nông
D. Một mình chú Bồ Nông nhỏ bé. Câu 2: Bồ Nông đã dùng cái gì để đựng thức ăn nuôi mẹ?
A. Cái túi C. Cái giỏ
B. Cái miệng D. Cái bát
Câu 3: Bồ Nông đã chăm sóc mẹ như thế nào?
A. Dẫn mẹ ra đồng xúc tép C. Bắt được con mồi chia cho mẹ
B. Dắt mẹ đi chơi D. Dắt mẹ tìm nơi mát mẻ, kiếm mồi về cho mẹ
Câu 4: Vì sao mọi người lại cảm phục Bồ Nông?
………. ………. Câu 5: Em học tập được điều gì ở bạn Bồ Nông?
………. ……….
Bài đọc 3: Đọc hiểu và hoàn thành các bài tập sau:
Heo Con nói dối
Heo Con tan học muộn, bụng đói cồn cào. Về nhà, nhìn đĩa trứng luộc, Heo Con thèm lắm, rón rén lấy một quả bóc ăn. Đến bữa, thấy thiếu một quả trứng,
Heo Bà liền hỏi:
- Ai đã ăn một quả trứng?
Cả nhà không ai nói gì. Heo Bà nói tiếp:
- Bà sợ ai đó ăn nhầm phải quả trứng hỏng chưa chín thì một con gà con sẽ nở trong bụng.
Nghe vậy, Heo Con sợ quá, ngồi khóc thút thít. Hoe Bà mỉm cười, hiền từ nói: - Bà nói đùa vậy thôi. Lần sau Heo Con phải thật thà nhé!
Em trả lời câu hỏi, bài tập theo một trong hai cách sau: - Khoanh tròn vào chữ cái trước ý kiến trả lời em chọn. - Viết ý kiến của em vào chỗ trống.
Câu 1: Heo Con đã ăn vụng gì?
a. Thịt rán b. Trứng luộc c. Đùi gà
Câu 2: Khi bà hỏi ăn trứng, Heo Con đã làm gì?
a. Không nói gì. b. Nói mình không ăn c. Nói rằng mình ăn
Câu 3: Bà nói ăn vụng trứng sẽ bị làm sao? a. Gà con sẽ nở trưng bụng.
b. Sẽ bị đau bụng. c. Chạy ra ngoài.
Câu 4: Nghe bà nói gà con sẽ nở trong bụng, Heo Con đã làm gì? a. Nhận lỗi đã ăn trứng.
b. Khóc thút thít. c. Chạy ra ngoài.
Câu 5: Bà khuyên Heo Con điều gì?
……… ………
Bài đọc 4: Đọc hiểu và hoàn thành các bài tập sau:
Đường bờ ruộng sau đêm mưa
Sau trận mưa đêm qua, đường bờ ruộng trơn như đổ mỡ. Tan học về, các bạn học sinh tổ Đức Thượng phải men theo bờ cỏ mà đi. Các bạn phải lần từng
bước một để khỏi trượt chân xuống ruộng. Chợt một cụ già từ phía trước đi lại. Tay cụ dắt một em nhỏ. Em bé đi trên bờ cỏ còn bà cụ đi trên mặt đường trơn. Vất vả lắm hai bà cháu mới đi được một quãng ngắn. Chẳng ai bảo ai, mọi người đều tránh sang một bên để nhường bước cho cụ già và em nhỏ.
Bạn Hương cầm lấy tay cụ:
- Cụ đi lên vệ cỏ kẻo ngã. Bạn Sâm đỡ tay em nhỏ:
- Cụ để cháu dắt em bé. Đi khỏi quãng đường lội, bà cụ cảm động nói: - Các cháu biết giúp đỡ người già như thế này là tốt lắm.Bà rất cảm ơn các cháu. Các em vội đáp:
- Thưa cụ, cụ đừng bận tâm ạ. Thầy giáo và cha mẹ thường dạy chúng cháu phải giúp đỡ người già và trẻ nhỏ.
(Theo Đạo đức lớp 4, NXBGD - 1978)
Câu 1: Sau trận mưa đêm qua, đường bờ ruộng trơn như thế nào ?:
a. mỡ b. đổ c. đổ mỡ
Câu 2: Hương và các bạn gặp bà cụ và em bé trong hoàn cảnh nào? a. Hai bà cháu cùng đi trên con đường trơn như đổ mỡ.
b. Bà đi trên mặt đường trơn còn em bé đi ở bờ cỏ. c. Hai bà cháu dắt nhau đi ở bờ cỏ.
Câu 3: Bạn Sâm đã làm gì? a. Đỡ tay bà cụ
b. Dắt tay em nhỏ c. Cõng em nhỏ
Câu 4: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “……….. lắm hai bà cháu mới đi được một quãng ngắn”
a. mệt mỏi b. siêng năng c. vất vả
Câu 5: Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
……… Bài đọc 5: Đọc hiểu và hoàn thành các bài tập sau:
Quê hương
Quê Thảo là một vùng nông thôn trù phú. Thảo rất yêu quê hương mình. Thảo yêu mái nhà tranh của bà, yêu giàn thiên lí tỏa mùi hương rất thơm ngát, yêu tiếng võng kẽo kẹt mẹ đưa, yêu cả những đứa trẻ hồn nhiên mà tinh nghịch. Thảo sinh ra và lớn lên ở nơi đây. Nơi thơm hương cánh đồng lúa chín ngày mùa, thơm hương hạt gạo mẹ vẫn đem ra sàng sẩy, nơi nâng cánh diều tuổi thơ bay lên cao, cao mãi.
Thảo nhớ lại những ngày ở quê vui biết bao. Mỗi sáng, Thảo đi chăn trâu cùng cái Tí, nghe nó kể chuyện rồi hai đứa cười rũ rượi. Chiều về thì đi theo các anh anh chị lớn bắt châu chấu, cào cào. Tối đến rủ nhau ra ngoài sân đình chơi và xem đom đóm bay. Đom đóm ở quê thật nhiều, trông cứ như là những ngọn đèn nhỏ bay trong đêm. Màn đêm giống như nàng tiên khoác chiếc áo nhung đen thêu nhiều kim tuyến lấp lánh.
Thời gian dần trôi, Thảo chuyển về thành phố. Đêm tối ở thành phố ồn ã, sôi động chứ không yên tĩnh như ở quê. Những lúc đó, Thảo thường ngẩng lên bầu trời đếm sao và mong đến kì nghỉ hè để lại được về quê.
(Văn học và Tuổi trẻ) Câu 1: Quê Thảo là vùng nào?
a. Vùng thành phố náo nhiệt. b. Vùng nông thôn trù phú c. Vùng Tây Nguyên
Câu 2: Thảo nhớ những kỉ niệm gì ở quê nhà
a. Thảo đi chăn trâu cùng cái Tí, theo các anh anh chị lớn bắt châu chấu,
cào cào. Tối đến rủ nhau ra ngoài sân đình chơi và xem đom đóm bay. b. Chiều về thì đi theo các anh anh chị lớn bắt châu chấu, cào cào. c. Chèo thuyền trên sông.
Câu 3 : Vì sao Thảo lại mong đến kì nghỉ hè để được về quê. a. Vì quê Thảo yên tĩnh không ồn ã như ở thành phố.
c. Vì ở quê không khí mát và trong lành.
Câu 4 : Trong câu : “Đêm tối ở thành phố ồn ã , sôi động chứ không yên
tĩnh như ở quê ”, có thể thay từ sôi động bằng từ nào?
a. Náo nhiệt b. Bình yên c. Thanh bình
Câu 5: Em hãy viết một câu nói về tình cảm của em đối với quê hương. ………
Bài đọc 6: Đọc hiểu và hoàn thành các bài tập sau:
Có những mùa đông
Có một mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy Bác còn trẻ. Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống. Công việc này rất mệt nhọc. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng chân tay thì lạnh cóng. Sau tám giờ làm việc, Bác vừa mệt vừa đói.
Lại có những mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động. Buổi sáng, trước khi đi làm, Bác để một viên gạch vào bếp lò. Tối về Bác lấy viên gạch ra, bọc nó vào một tờ giấy báo cũ, để xuống dưới đệm nằm cho đỡ lạnh.
Câu 1: Bác trọ ở đâu? a. Khách sạn rẻ tiền. b. Trọ nhà dân
c Khách sạn sang trọng
Câu 2: Lúc ở nước Anh, Bác Hồ phải làm nghề gì để sinh sống? a. Cào tuyết trong một trường học.
b. Viết báo.
c. Làm đầu bếp trong một quán ăn.
Câu 3: Hồi ở Pháp, mùa đông Bác phải làm gì để chống rét? a. Dùng lò sưởi.
b. Dùng viên gạch nướng lên để sưởi. c. Mặc thêm áo cũ vào trong người cho ấm.
Câu 4: Bác Hồ phải chịu đựng gian khổ như thế để làm gì? a. Để kiếm tiền giúp đỡ gia đình.
b. Để theo học đại học.
c. Để tìm cách đánh giặc Pháp, giành độc lập cho dân tộc. Câu 5: Nhớ ơn Bác Hồ em sẽ làm gì?
... Câu 6: Hãy viết một câu thể hiện tình cảm với Bác Hồ?
... Bài đọc 7: Đọc hiểu và hoàn thành các bài tập sau:
Con lợn đất
Một hôm, mẹ đi chợ về, mua cho em một con lợn đất.
Con lợn dài chừng một gang tay, béo tròn trùng trục. Toàn thân nó nhuộm đỏ. Hai tai màu xanh lá mạ. Hai mắt đen lay láy.
Cái mõm nhô ra như đang dũi ở trong chuồng. Bốn chân quặp lại dưới cái bụng phệ. Cái đuôi xinh xinh vắt chéo ngang hông. Phía trên lưng có một khe hở nhỏ dài bằng hai đốt ngón tay. Mẹ âu yếm bảo: "Mẹ mua lợn về cho con nuôi đấy." Rồi mẹ cho lợn ăn một tờ tiền mới lấy may. Mẹ cười và vui vẻ nói: "Nó tên là lợn tiết kiệm. Con đừng để nó bị đói nhé!".
Thỉnh thoảng, em lại nhấc lợn đất lên, lắc lắc xem nó đã no chưa. Em mong đến cuối năm, lợn đất sẽ giúp em mua được những cuốn sách yêu thích.
(Theo Văn miêu tả tuyển chọn)
Câu 1. Mẹ đã mua gì cho em khi đi chợ về?
A. Một con heo con B. Một con heo nhựa C. Một con lợn đất
Câu 2. Phía trên lưng của lợn đất có cái gì?
A. Một cái lỗ nhỏ để nhét tiền.
B. Một cái khe nhỏ ngắn.
Câu 3. Bạn nhỏ trong đoạn văn mong rằng lợn đất sẽ giúp bạn ấy mua được những gì?
A. Những cuốn sách B. Những cuốn truyện tranh C. Vé xem phim
Câu 4. Nếu em cũng có một bạn lợn đất của mình, em mong bạn ấy sẽ giúp em mua được gì? Vì sao?
……….… ……….
Bài đọc 8: Đọc hiểu và hoàn thành các bài tập sau:
Cây gạo
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn Mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy!
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
Theo VŨ TÚ NAM Câu 1: Bài văn tả cây gạo vào mùa nào trong năm ?
A. Mùa xuân. B. Mùa hạ. C. Mùa thu D. Mùa đông.
Câu 2: Từ ngữ nào miêu tả cây gạo?
sừng sững
khổng lồ
tưng bừng
lóng lánh
Câu 3: Các loài chim làm gì trên cây gạo ? A. Làm tổ.
B. Bắt sâu. C. Ăn quả.
D. Trò chuyện ríu rít.
Câu 4: Hết mùa hoa, cây gạo như thế nào? A. Trở lại tuổi xuân.
B. Trở nên trơ trọi. C. Trở nên xanh tươi. D. Trở nên hiền lành.
Câu 5: Em thích hình ảnh nào trong bài văn nhất? Vì sao ?
……….… ……….
Bài đọc 9: Đọc hiểu và hoàn thành các bài tập sau:
Ủng hộ từ trái tim
Cuối tuần, mẹ và Mai gom đồ để gửi ủng hộ các bạn học sinh ở miền Trung. Mẹ cẩn thận xếp từng cuốn sách còn mới của Mai từ năm học trước cho vào một chiếc túi kèm với một hôm bút chì rất to mẹ mua hồi sáng, Còn Mai thì ngồi gấp quần áo cũ cho vào túi ni – lông. Lúc sau, mẹ quay sang Mai và bảo:
- Sao con lại để quần áo lộn xộn thế này?
Vừa nói, mẹ vừa đổ quần áo từ trong túi ra để sắp xếp lại. Mẹ chọn những bộ quần áo còn mới rồi gấp lại gọn gàng. Những đồ cũ quá mẹ bỏ đi. Mẹ nói :
- Con đem tặng các bạn phải xuất phát từ tình thương từ trái tim. Tặng đồ phải tặng tử tế, đừng đưa những thứ mình không thích, không dùng được cho họ. Quà tặng cũng tốt nhưng cách tặng còn quan trọng hơn con ạ!
Nghe theo lời mẹ, Mai ngồi lựa và sắp xếp lại cẩn thận. Mai thầm nghĩ lời mẹ mói nhẹ nhàng mà thật thấm thía!
Câu 1: Mẹ và Mai làm gì vào cuối tuần? A. Đi xem phim.
B. Đến nhà thăm bà ngoại.
C. Gom đồ để gửi ủng hộ các bạn học sinh ở miền Trung. Câu 2: Tại sao mẹ lại đổ quần áo Mai đã xếp trong túi ra? A. Vì Mai xếp nhiều quá.
B. Vì Mai để quần áo lộn xộn. C. Vì mẹ muốn Mai không xếp nữa.
Câu 3: Câu nói nào của mẹ khiến Mai thấm thía?
……….… ………. Câu 4: Qua câu chuyện, em học tập được điều gì?
……….… ……….
Bài đọc 10: Đọc hiểu và hoàn thành các bài tập sau:
Bà chủ vườn rau
Thời gian vừa qua tình hình dịch bệnh covid – 19 đang diễn biến phức tạp. Chính phủ yêu cầu người dân thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch cũng như các chỉ thị đưa ra. Thành phố Linh ở phát hiện có bệnh nhân nghiễm viruts nguy hiểm này. Vì thế cả thành phố thực hiện giãn cách xã hội, các bạn học sinh phải nghỉ học ở nhà học online. Linh rất buồn. Linh thấy nhớ cô giáo và các bạn vô cùng.
Gia đình Linh nghe theo chỉ đạo của Chính phủ, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Mẹ đã quyết định trồng rau để đáp ứng nhu cầu của gia đình và hạn chế việc đi ra ngoài. Tranh thủ những lúc được nghỉ, Linh đã giúp mẹ chăm sóc vườn rau trên sân thượng. Nào là gieo hạt, tưới nước, nhổ cỏ,…, việc nào mẹ cũng hướng dẫn Linh rất tỉ mỉ. Lúc đầu chưa quen nên Linh còn vụng về. Sau đó Linh đã có thể làm thành thạo các công việc mẹ giao.