8. Cấu trúc của luận văn
3.3.3. Đánh giá chung về kết quả dạy học thực nghiệm
Căn cứ vào kết quả bài kiểm tra của các lớp thử nghiệm và đối chứng, căn cứ vào biên bản dự giờ, căn cứ vào phiếu học tập do giáo viên soạn, căn cứ vào
việc điều tra và phỏng vấn giáo viên, chúng tôi rút ra được kết luận như sau: - Khi sử dụng hệ thống bài tập đọc hiểu theo hướng phát triển năng lực để dạy Tập đọc cho học sinh lớp 2 thì chất lượng dạy học đọc hiểu được nâng cao rõ rệt. Học sinh không chỉ nắm được những kiến thức cơ bản của bài mà còn hình thành và phát triển kĩ năng đọc, biết bày tỏ cảm xúc, đánh giá về nhận vật và tác phẩm.
- Với hệ thống bài tập được xây dựng ngắn gọn, dể hiểu, học sinh tiếp thu bài dễ dàng, nhanh chóng hơn. Các em cảm thấy hứng thú với nội dung, ý nghĩa của bài, nắm được giá trị tác phẩm một cách chủ động thông qua trả lời các câu hỏi đọc hiểu. Đây cũng là nền tảng để các em tiếp thu các nội dung, tác phẩm lớn hơn ở các lớp sau.
Tuy nhiên, do điều kiện khách quan nên tiết học thực nghiệm chỉ được tiến hành trong cùng một trường Tiểu học, việc đánh giá này chỉ mang tính tương đối. Qua kết quả thực nghiệm có thể thấy rằng việc dạy học theo hướng phát triển năng lực ưu thế hơn nhiều so với dạy học truyển thống.
Tiểu kết chương 3
Giáo dục hiện đại nhấn mạnh vai trò của người học, lấy người học làm trung tâm, tập trung vào phát triển năng lực. Người học với tư cách là người tham gia chủ động, trực tiếp vào quá trình dạy học để tìm kiếm kiến thức và lĩnh hội kỹ năng dưới sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên. Giáo viên là người trợ giúp, điều hướng. Nhưng để người học có thể phát huy tối đa vai trò của mình thì các nhà giáo dục phải xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phát triển năng lực đọc hiểu một cách hiệu quả. Việc xây dựng và sử dụng phải dựa trên sự các hoạt động tương tác giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với nhau mà hệ thống bài tập là công cụ quan trọng để “kích hoạt” và dẫn dắt những hoạt động tương tác đó. Việc sử dụng bài tập trong những tình huống dạy học nhất định sẽ đòi hỏi học sinh phải vận dụng các năng lực bản thân để giải quyết vấn đề. Qua quá trình giải quyết vấn đề, học sinh vừa lĩnh hội kiến thức, hình thành kỹ năng vừa rèn luyện năng lực và cũng bồi dưỡng phẩm chất, tâm hồn.
Đối với dạy học theo hướng phát triển năng lực, con người luôn được lấy làm trung tâm, chính vì vậy để đạt được hiệu quả trong dạy học đọc hiểu thì trước hết cần đầu tư vào yếu tố con người vì con người là người xây dựng, sử dụng hệ thống bài tập phát triển năng lực đọc hiểu. Đồng thời cũng cần có kế hoạch xây dựng, đổi mới chương trình phù hợp với mục tiêu mới, theo kịp nhu cầu của xã hội.
Phát triển năng lực đọc hiểu của học sinh là một vấn đề cấp thiết. Việc khảo sát, so sánh kết quả thực nghiệm là tiền đề để đưa ra những đề xuất cho việc dạy đọc hiểu sau này. Có thể nói, dạy đọc hiểu ở Tiểu học còn gặp nhiều khó khăn, cần được nghiên cứu và bàn bạc kĩ hơn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận
Dạy học phát triển năng lực cho học sinh là mục tiêu hàng đầu của đổi mới giáo dục hiện nay. Trong đó, dạy học đọc hiểu là một phần không thể thiếu làm nên thành công của việc đổi mới. Đã có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu vấn đề xung quanh đọc hiểu, rèn kĩ năng đọc, phương pháp sử dụng câu hỏi trong đọc hiểu… chính vì vậy, xây dựng và sử dụng câu hỏi đọc hiểu văn bản nghệ thuật là đề tài rất cần thiết.
Để đạt mục đích đề ra, ở chương I, chúng tôi đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề lí thuyết và thực tiễn có liên quan để làm cơ sở cho những nghiên cứu về việc phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 2. Chúng tôi đã tìm hiểu các khái niệm và vấn đề có liên quan đến bài tập đọc hiểu trong dạy học Tập đọc và tiến hành điều tra khảo sát về việc sử dụng hệ thống bài tập đọc hiểu trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học.
Chương 2 đưa ra một số nguyên tắc và xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu văn bản trong môn Tiếng Việt lớp 2 theo hướng phát triển năng lực.
Việc xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu theo hướng phát triển năng lực nhằm giúp cho quá trình dạy và học đọc hiểu văn bản đạt hiệu quả, bên cạnh đó, học sinh được phát huy trải nghiệm, mở rộng và hoàn thiện kiến thức, năng lực, phẩm chất, làm nền tảng giúp các em học tốt môn Ngữ văn ở cấp Trung học cơ sở
Để kiểm chứng, đánh giá, khẳng định tính khả thi của những đề xuất khoa học
đã nêu trong đề tài, chúng tôi đã tiến hành xây dựng câu hỏi đọc hiểu văn bản “Một
giờ học” theo hướng phát triển năng lực như định hướng đã trình bày ở chương II; sau đó chúng tôi tiến hành dạy thử nghiệm ở một số trường Tiểu học trên phạm vi thành phố Hải Phòng. Kết quả thử nghiệm đã khẳng định tính khoa học và tính khả thi của đề tài.
2. Kiến nghị, đề xuât
Qua quá trình nghiên cứu và thời gian dạy thực tế ở Tiểu học, đặc biệt là nội dung đọc hiểu trong môn Tiếng Việt của học sinh lớp 2, chúng tôi có một số đề xuất như sau:
Về phía nhà quản lí: cần nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, tổ chức tập huấn chuyên đề về phương pháp dạy học cho các trường và từng khối lớp, từ đó có thể giúp bộ phận chuyên môn các trường đi sâu vào việc chỉ đạo dạy học môn Tiếng Việt, rèn kĩ năng đọc cho học sinh có kết quả cao hơn, tăng cường các buổi dự giờ, thảo luận để bàn về cách soạn thảo, cách sử dụng câu hỏi, tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm nhằm giúp giáo viên hiểu được tầm quan trọng của việc sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học và phát huy vai trò, hiệu quả sử dụng chúng.
Các tổ chuyên môn: Cần tăng cường trao đổi, học hỏi kinh nghiệm bằng cách dự giờ, soạn giáo án, viết sáng kiến kinh nghiệm, ...
Về phía giáo viên: Trong dạy học môn Tiếng Việt, đặc biệt là các tiết đọc, người giáo viên nên vận dụng những biện pháp và phương pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh. Bên cạnh đó, mỗi giáo viên cần được trang bị đầy đủ các kiến thức về ngôn ngữ học, cố gắng tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến các vấn đề về tiếng Việt, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình. Mặt khác, hệ thống bài tập là một phần quan trọng nhưng phần không thể thiếu chính là lời giảng của giáo viên. Lời giảng như chất keo dính để xâu chuỗi những thông tin học sinh đã tìm hiểu thông qua hệ thống câu hỏi, từ đó giúp học sinh tiếp nhận và hiểu rõ hơn về văn bản. Vì vậy, bên cạnh hệ thống bài tập, giáo viên nên thường xuyên tự bồi dưỡng, trau dồi thêm kiến thức về văn chương để làm cho lời giảng của mình được hay hơn nữa nhằm thu hút sự chú ý, tiếp thu bài của các em. Việc sử dụng hệ thống bài tập trong quá trình dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học có thể coi là một kĩ năng bao gồm: thiết kế, tổ chức và vận dụng. Để làm được điều đó, đòi hỏi ở mỗi giáo viên sự linh hoạt và sáng tạo trong mỗi tiết dạy.
Đối với kiểm tra, đánh giá: Việc dạy học như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào việc kiểm tra, đánh giá. Do đó, để nâng cao hiệu quả của việc dạy học đọc hiểu văn bản theo hướng phát triển năng lực trong môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 2 thì khi ra đề kiểm tra, Phòng Giáo dục hoặc Nhà trường, Tổ chuyên môn
cần hướng vào việc kiểm tra khả năng đọc hiểu văn bản văn học của học sinh thông qua kiểm tra kĩ năng đọc hiểu cơ bản của các em (Đọc đúng, đọc có ý thức, đọc hay). Trong đó cần chú ý tới khả năng phân tích, vận dụng và sáng tạo của học sinh thông qua những câu hỏi có tính chất gợi mở.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Hòa Bình (1998), Dạy văn cho học sinh Tiểu học, NXB Giáo dục
2. Nguyễn Đình Chỉnh, Vấn đề đặt câu hỏi của giáo viên ở lớp kiểm tra đánh
giá việc học tập của học sinh.
3. Nguyễn Văn Cường (2009), Lý luận dạy học hiện đại.
4. Trần Thị Dung (2016, Xây dựng các câu hỏi đoch hiểu văn bản văn học theo
hướng phát triển năng lực trong môn Tiếng Việt lớp 5, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2.
5. Vũ Dũng (2000), Từ điển Tâm lý học, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
6. Nguyễn Thành Đạt, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ
thông NXB. ĐHSP.
7. Nguyễn Thị Hạnh (2002), Dạy học đọc hiểu ở Tiểu học, NXB ĐHQG Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Hạnh, Giải quyết vấn đề dạy đọc hiểu ở Tiểu học trong chiến
lược dạy đọc ở trường phổ thông Việt Nam giai đoạn sau 2015.
9. Ngô Vũ Thu Hằng, Thiết kế và sử dụng câu hỏi trong dạy học Tập đọc
chương trình Tiếng Việt Tiểu học.
10. Nguyễn Thái Hòa, Vấn đề đọc hiểu và dạy đọc hiểu, NXB
11. Nguyễn Thanh Hùng (2011), Kĩ năng đọc hiểu văn, NXB Đại học Sư Phạm.
12. Nguyễn Thanh Hùng (2008), Đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà
trường, NXB Giáo dục, Hà Nội.
13. Phạm Thu Hương, Phát triển năng lực đọc hiểu truyện cổ tích của học sinh
ở trường phổ thông, NXB Giáo dục.
14. Tác giả I.Ia.Lence, Dạy học nêu vấn đề.
15. Phan Hồng Liên(2015), Rèn kĩ năng đọc cho học sinh tiểu học theo hướng
tích cực hóa hoạt động học tập.
16. Trần Thị Hiền Lương (3/2015), Thiết kế chuẩn học tập môn Ngữ văn theo
định hướng phát triển năng lực, số 114, Tạp chí Khoa học Giáo dục.
18. Lê Phương Nga - Đặng Kim Nga (2007), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
19. Lê Phương Nga (2002), Dạy học tập đọc ở tiểu học, NXB Giáo dục.
20. Lê Phương Nga (10/1994), Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu cho học sinh Tiểu
học, Tạp chí Giáo dục.
21. Lê Phương Nga (1/1996), Xây dựng bài tập dạy đọc hiểu cho học sinh Tiểu
học, Tạp chí ngôn ngữ.
22. Lê Phương Nga, Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học II, NXB Đại
học Sư phạm.
23. Ngôn ngữ – Văn học – Thi pháp học (1988), NXB Khoa học.
24. Tác giả N.Miacolep, Phương pháp và kỹ thuật lên lớp.
25. Hoàng Phê (chủ biên) (1997), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
26. Trần Đình Sử, bài phát biểu trong buổi vinh danh Giải Nghiên cứu vì những đóng góp đặc sắc trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa và lịch sử Việt Nam cận và hiện đại tại Lễ trao giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh lần thứ X năm 2017.
27. Vũ Xuân Thái (1999), Gốc và nghĩa từ Việt thông dụng, NXB Văn hóa
Thông tin.
28. Đỗ Ngọc Thống, Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tiếp
cận năng lực.
29. Đỗ Ngọc Thống (tổng chủ biên)- Đỗ Xuân Thảo (Chủ biên) – Phan thị Hồ Điệp -
Lê Phương Nga. Dạy học phát triển năng lực Tiếng Việt, NXB Đại học sư
phạm).
30. Nguyễn Minh Thuyết, Sách giáo khoa lớp 3, tập, NXB Giáo dục Việt Nam.
31. Nguyễn Minh Thuyết, Bộ Giáo dục và đào tạo. Sách giáo khoa lớp 3, tập 2,
NXB Giáo dục.
32. Nguyễn Minh Thuyết, Sách giáo viên Tiếng Việt 3, tập 1, NXB Giáo dục.
33. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên),Sách giáo viên Tiếng Việt 3, tập 2, NXB
34. Nguyễn Trí, Một số vấn đề về dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp ở Tiểu học, NXB Đại học Sư phạm.
35. Nguyễn Trí, Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
36. Từ điển Giáo dục học (2000), NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
37. Từ điển Triết học (1986), NXB Tiến bộ Mát-xcơ-va (bản dịch của NXB Sự thật).
38. Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Văn Lũy, Đinh Văn Vang (2006), Giáo trình
Tâm lý học đại cương, NXB ĐHSP.
39.Dự án chương trình tổng thể GDPT , Bộ GD & ĐT
40.Lê Phương Nga và tgk (2014), 35 đề ôn luyện Tiếng Việt 1, Nxb ĐHSP.
41.Lê Phương Nga (Chủ biên) (2009), Bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt ở tiểu
học, NXB Đại học Sư phạm.
42. Lê Phương Nga (2019), Dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình
PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1
PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN VỀ DẠY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2
Họ và tên giáo viên: ………. Đơn vị công tác: ……….
Yêu cầu: Ông (bà) hãy trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu x vào ô trống trước ý ông (bà) cho là đúng.
1. Nhận xét của ông (bà) về bài tập đọc hiểu bài trong SGK Tiếng Việt lớp 2 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống?
1.1. Bài tập nội dung (các câu hỏi đơn giản liên quan đến các chi tiết được thể hiện tường minh hay các chi tiết nổi bật trong văn bản.)
Nhiều Vừa phải Ít
Ý kiến khác: ...
1.2. Bài tập hình thức (tìm những từ ngữ, tìm lời nhân vật dựa vào gợi ý) Nhiều
Vừa phải Ít
Ý kiến khác: ... 1.3. Bài tập liên hệ, so sánh, kết nối
Nhiều Vừa phải Ít
Ý kiến khác: ...
2. Ông (bà) đã sử dụng các bài tập trong SGK để dạy đọc hiểu theo những cách nào dưới đây?
Giữ nguyên câu hỏi của bài tập trong SGK Thêm câu hỏi
Ý kiến khác: ...
3. Theo ông (bà), các bài tập trong SGK đã chú ý đến việc tạo điều kiện cho học sinh phát huy ý kiến riêng của mình chưa?
Rất chú ý
Bước đầu đã chú ý Chưa chú ý
PHỤ LỤC 2
PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH VỀ DẠY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC TRONG MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2
Họ và tên: ………. Lớp: ………. Trường: ………
Hãy đọc thầm bài tập đọc: “Cầu thủ dự bị” (Sách Tiếng Việt 2, tập 1, tramg 34) trả lời các câu hỏi sau:
1. Câu chuyện kể về ai?
………
2. Vì sao lúc đầu chưa đội nào muốn nhận gấu con?
A. Vì gấu con xấu tính B. Vì gấu con có vẻ chậm chạp, chơi không tốt.
C. Vì gấu con rất nhanh nhẹn, chơi rất giỏi.
3. Là cầu thủ dự bị gấu con đã làm gì?
A. Gấu con xem các bạn đá.
B. Gấu con cố gắng cổ vũ nhiệt tình.
C. Gấu con đến sớm để luyện tập đá bóng mỗi ngày.
4. Vì sao cuối cùng cả hai đội đều muốn nhận gấu con về đội của mình?
……… ……….
5. Em học tập được điều gì ở bạn gấu con?
……… ……….
PHỤ LỤC 3 1.Giáo án thực nghiệm
BÀI 6: MỘT GIỜ HỌC (Tiết 1 + 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức, kĩ năng
- Đọc đúng các từ ngữ, đọc rõ ràng câu chuyện Một giờ học; bước đầu biết đọc
lời nhân vật với ngữ điệu phù hợp. Chú ý đọc ngắt hơi nghỉ hơi ở những lời nói thể hiện sự lúng túng của nhân vật Quang.
- Hiểu nội dung bài: Từ câu chuyện và tranh minh họa nhận biết được sự thay đổi của nhân vật Quang từ rụt rè xấu hổ đến tự tin.
2. Phát triển năng lực và phẩm chất
- NL: Hình thành và phát triển năng lực văn học, phát triển ngôn ngữ nói và đáp lời
khen. Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác (tự tin, mạnh dạn trước đám đông). Rèn luyện năng lực tự chủ và tự học (biết chia sẻ cảm xúc, nhận xét, sửa sai ).
- PC: Biết yêu quý bạn bè, thầy cô; biết quan tâm, động viên khích lệ bạn bè.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, ti vi để trình chiếu hình ảnh, nhạc bài hát “Những em bé