PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA

Một phần của tài liệu Bài giảng Các phương pháp nghiên cứu định lượng trong kinh tế (Trang 123 - 125)

Quy trình thực hiện EFA, có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra các bước(step) khác nhau: Theo Hoàng Trọng và Chu Mộng Ngọc(2010), có 6 bước để thực hiện EFA:

Hình IV-1. Các bước thực hiện phân tích nhân tố

Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu gồm có nhiều bước.Đầu tiên phải nhận

diện các mục tiêu của PTNT cụ thể là gì. Các biến tham gia vào PTNT phải được xác định dựa vào các nghiên cứu trong quá khứ, phân tích lý thuyết, và đánh giá của các nhà nghiên cứu. Một điều quan trọng là các biến này phải được đo lường một cách thích hợp bằng các thang đo định lượng (khoảng cách hay tỷ lệ), và cỡ mẫu phải đủ lớn. Thông thường thì số quan sát (cỡ mẫu) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong PTNT. Trong nhiều tình huống nghiên cứu, kích thước mẫu khá nhỏ và tỷ số này đôi khi cũng khá

Tính toán các nhân số Đặt tên và giải thích các nhân tố

Xoay các nhân tố Tính số lượng nhân tố Xây dựng ma trận tương quan

nhỏ. Trong trường hợp này thì việc giải thích các kết quả cần phải thận trọng. Để minh họa, chúng ta hãy xem ví dụ sau. Một nhà nghiên cứu muốn xác định các lợi ích căn bản người tiêu dùng cần có khi mua một ống kem đánh răng. Mẫu gồm 35 người tiêu dùng được phỏng vấn. Những người được phỏng vấn cho biết mức độ quan trọng của 6 lợi ích sau trên thang đo 7 điểm (1 = không quan trọng, 7 = rất quan trọng). Danh sách 6 lợi ích đó như sau:

V1 (V = value): ngừa sâu răng V2: làm trắng răng

V3: làm chắc nướu V4: làm hơi thở thơm tho V5: làm sạch răng

V6: làm bóng răng

Bước 2: Xây dựng ma trận tương quan: Quá trình phân tích dựa trên ma trận

tương quan của các biến này. Để có thể áp dụng được PTNT thì các biến phải có liên hệ với nhau. Trong thực tế ta luôn có điều này. Nếu hệ số tương quan giữa các biến nhỏ thì PTNT có thể không thích hợp. […] Ta có thể sử dụng Bartlett’s test of sphericity để kiểm tra giả thuyết H0 là các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể. […] Đại lượng này càng lớn thì ta càng có nhiều khả năng bác bỏ giả thuyết này. Nếu không thể bác bỏ giả thuyết thì PTNT có thể không thích hợp.

Bước 3: Tính số lượng nhân tố: Chúng ta có thể tính ra một số nhân tố nhiều

bằng số biến, nhưng như thế không có tác dụng gì cả! Để tóm tắt thông tin thì số nhân tố phải ít hơn số biến. Nhưng bao nhiêu nhân tố? Có 5 phương pháp xác định số nhân tố: xác định từ trước, dựa vào eigenvalue, biểu đồ dốc (scree plot), phần trăm biến thiên giải thích được (percentage of variance), chia đôi mẫu và kiểm nghiệm mức ý nghĩa.

Bước 4: Xoay các nhân tố: Sử dụng hai phương pháp gồm phương pháp

Orthogonal Rotation và Oblique rotation.

Bước 5: Đặt tên và giải thích các nhân tố: Việc đặt tên và giải thích các nhân

tố được thực hiện dựa trên các biến quan sát có hệ số tải (factor loading) lớn nằm trong cùng 1 nhân tố

Bước 6: Tính toán các nhân số: Có hai phương pháp để tính toán nhân số có

thể dùng trung bình cộng các biến quan sát để làm nhân số đại diện hoặc có thể dùng phương pháp chuẩn hoá để tính toán nhân số

Sau khi đi tìm hiểu sơ lược về các bước phân tích nhân số, chúng tả đi vào kỹ thuật chi tiết cho phân tích nhân số.

Một phần của tài liệu Bài giảng Các phương pháp nghiên cứu định lượng trong kinh tế (Trang 123 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)